8 Nguyên tắc thiết kế nhà bếp hợp phong thủy tài lộc

Có một không gian bếp hợp phong thủy, không những giúp bạn nấu ăn ngon, mà còn mang đến nhiều may mắn, tài lộc, sức khỏe và hạnh phúc cho gia đình.

8 Nguyên tắc thiết kế nhà bếp hợp phong thủy tài lộc

do nên xây nhà bếp hợp phong thủy

Tại sao nên xây nhà bếp hợp phong thủy?

Từ xưa tới nay, ông cha ta đã coi bếp là một trong những yếu tố quan trọng nhất của ngôi nhà. Nếu ví cả căn nhà là một cơ thể thì bếp sẽ giữ chức năng như một chiếc dạ dày. Trong dân gian, nhà bếp còn được coi trọng và được đại diện bởi vị thần Táo Quân.

Không chỉ là khu vực nấu nướng, theo phong thủy, bếp biểu trưng cho nguồn tài lộc, quyết định tài vận, thịnh vượng của mỗi nhà. Một căn bếp hợp phong thủy, đảm bảo về vị trí, ánh sáng, hướng tốt, phù hợp với gia chủ sẽ mang lại sự ấm no, hạnh phúc.

Ngược lại, nếu bài trí bếp phạm phải những điều tối kỵ, trái với nguyên tắc phong thủy sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, vận khí của gia đình. Chính vì vậy, khi xây nhà bếp, chúng ta nên tìm hiểu để có thể sắp xếp một cách thích hợp nhất.

thủy nhà bếp theo tuổi

Xoay quanh 12 con giáp, mỗi con đều ẩn chứa một bí ẩn khác nhau và phong thủy nhà bếp theo tuổi cũng vậy. Khi lựa chọn sắp xếp phong thủy nhà bếp theo tuổi cần phải chú ý tất cả các yếu tố sao cho mọi thứ đều hợp với tuổi của gia chủ. Vậy nên lựa chọn tuổi của vợ hay của chồng để xác định phong thủy nhà bếp?

Từ xưa, ông cha ta đã có câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây bếp”, có khá nhiều hiểu lầm rằng hàm ý của câu nói ấy là lấy tuổi phụ nữ để sắp xếp phong thủy nhà bếp. Trên thực tế, điều này chỉ mang ý nghĩa rằng những việc to lớn trong gia đình thì người đàn ông gánh vác, còn bếp núc nội trợ do phụ nữ đảm nhận.

Trong phong thủy, khi xây dựng hoặc xác định hướng, màu sơn, ... của một yếu tố nào trong nhà như bàn thờ, nhà, cửa hay bếp thì phải lấy tuổi của người trụ cột gia đình, thường là người đàn ông. Ngoại trừ việc người đàn ông quá tuổi già hoặc quá nhỏ thì mới xem người phụ nữ như trụ cột.

Đối với nhà bếp, để sắp xếp phong thủy theo tuổi, bạn cần xem xét đến nhiều yếu tố như: Hướng bếp, vị trí đặt bếp, kích thước, màu sắc, nền nhà bếp và không gian xung quanh. Để có thể tìm hiểu chi tiết hơn, chúng ta cùng theo dõi phần tiếp theo.

bố trí nhà bếp theo phong thủy

Để mang lại sự hài hòa trong mỹ quan, sức khỏe, sự may mắn và phúc lộc cho gia đình, mời quý bạn đọc theo dõi những cách bố trí nhà bếptheo phong thủy dưới đây.

Các yếu tố trong nhà bếp cần được xem xét và sắp xếp hợp lý

Hướng nhà bếp

Dân gian có câu “Cửa bếp là nơi đưa củi và đáy nồi để đốt, phải đặt nó quay về hướng lành như thế nhanh có phúc”. Như vậy, ta có thể hiểu hướng nhà bếp là hướng lưng của người nấu, khi lưng quay về hướng nào đó là hướng bếp.

Theo phong thủy, chúng ta có thể xác định hướng tốt dựa trên tuổi hoặc mệnh của gia chủ. Nếu xét theo mệnh thì những người thuộc Đông tứ mệnh nên chọn hướng Đông tứ trạch, còn người Tây tứ mệnh sẽ đặt hướng bếp Tây tứ trạch. Đặt ngược lại theo điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới gia đình.

Theo Bát trạchsẽ có 4 hướng tốt bao gồm: Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị và 4 hướng xấu bao gồm: Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục Sát, Họa, Hại. Việc xác định hướng bếp sẽ dựa trên quan điểm “Tọa hung hướng cát”, tức là có thể đặt bếp ở vị trí không tốt nhưng phải nhìn về một trong các hướng lành. Theo cách này, bạn cần phải sử dụng la bànkết hợp với tra cứu năm tuổi của mình để tìm được hướng phù hợp nhất.

Mời bạn đọc tham khảo chi tiết về xem hướng bếp tại bài viết: ''Xem hướng bếp theo các nguyên tắc sau gia đạo yên ấm tài lộc dồi dào''

Vị trí đặt bếp

Bên cạnh việc đặt bếp theo hướng “tọa hung hướng cát”, việc sắp xếp vị trí bếp sao cho thích hợp với không gian trong nhà cũng rất quan trọng. Yếu tố đầu tiên cần lưu ý đó là phải có sự tương ứng giữa bếp với cửa và chiều cao của chủ nhà.

Vị trí đặt bếp hợp phong thủy

Gia chủ nên đặt bếp sao cho không quá lộ liễu, tránh để bếp nhìn thẳng được ra cửa chính hoặc ngay sau bếp là cửa sổ. Vị trí được ưu tiên nhất là ở góc nhà nhưng lưu ý không nên đặt ở góc nhọn, đặt chéo góc. Những điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới hòa khí, tài vận của gia đình.

Bệ đặt bếp nên sắp xếp tựa vào tường cho vững chãi. Nên xây bệ đặt bếp cao ráo, có đầy đủ ánh sáng và thoáng khí và tầm nhìn cho người nội trợ. Ngoài ra, trong Ngũ hành, bếp đại diện cho hành Hỏa, vì vậy vị trí của bếp cũng nên tách các yếu tố thuộc hành Thủy như: Chậu rửa, vòi, ống nước, …

Kích thước nhà bếp

Để xác định kích thước nhà bếp hợp phong thủy, ta sẽ vận dụng thước Lỗ Ban và lựa chọn kích thước hợp với chiều cao của gia chủ nhất. Thông thường, có những kích thước đẹp được sử dụng phổ biến như sau:

  • Chiều rộng của mặt bếp là 60cm.
  • Chiều cao từ mặt sàn đến mặt bếp trong khoảng 81cm - 86cm.
  • Tổng chiều cao tính từ mặt sàn bếp lên đến nóc sàn nên ở khoảng 225cm.
  • Đối với tủ bếp, chiều cao và chiều sâu nên thiết kế với kích thước 80cm x 35 cm. Khoảng cách từ mặt bếp lên tới đáy của tủ bếp trong mức 60cm - 65cm là thích hợp nhất.
  • Lối đi trong nhà bếp cũng cần lưu ý chiều rộng tối thiểu là 75cm để có không gian đi lại, nấu nướng và thực hiện các hoạt động sinh hoạt khác.

Ngoài ra, để tìm hiểu về kích thước nhà bếp một cách chi tiết hơn, bạn đọc có thể tham khảo tại: ''Quy tắc vàng khi chọn kích thước bếp ai cũng phải biết để đón tài lộc''

Màu sơn nhà bếp

Màu sơn nhà bếp nên lựa chọn theo phong thủy Ngũ hành

Theo thuyết Ngũ hành, việc lựa chọn màu sơn nhà bếp sẽ dựa trên quan hệ tương sinh, tương hợp của các mệnh. Bạn cần xem tuổi của mình thuộc mệnh nào rồi đối chiếu với từng mệnh tương ứng dưới đây:

  • Mệnh Kim: Hợp với màu sơn bản mệnh là trắng, ánh kim hoặc màu ghi nhạt. Một số màu sắc tương sinh thuộc hành Thổ bạn có thể lựa chọn như: Vàng, cam đất, nâu, … để tăng vận khí cho gia đình.
  • Mệnh Thủy: Những người thuộc mệnh Thủy nên chọn màu sắc bản mệnh như xanh dương, xanh da trời hoặc màu tương sinh như trắng, ánh kim để sơn bếp. Những màu sắc này không chỉ mang vẻ đẹp hiện đại mà còn thu hút tài lộc vào nhà.
  • Mệnh Mộc: Các màu hợp với người mệnh Mộc là xanh lá cây, xanh non hoặc xanh nước biển. Căn bếp của gia đình bạn sẽ tạo một không gian mát mẻ, mang đến sự bình an, thư thái cho mọi người.
  • Mệnh Hỏa: Những màu sắc ấm nóng của mệnh Hỏa như hồng, cam, đỏ hay những màu xanh lá của mệnh Mộc (tương sinh) sẽ mang lại may mắn trong công việc, tài chính và sức khỏe cho gia đình bạn.
  • Mệnh Thổ: Nếu thuộc mệnh này bạn nên chọn tông màu bếp trầm như nâu, vàng đất, cam đất hoặc tươi sáng hơn một chút như màu hồng, tím để mang lại nhiều điều tốt lành hơn cho các thành viên trong gia đình.

Nền nhà bếp

Nền nhà bếp là một trong những vấn đề mà nhiều quý bạn đọc đang quan tâm, tìm hiểu. Theo phong thủy, nên có sự phân biệt giữa phòng khách, phòng ngủ và phòng bếp. Phòng khách và ngủ được coi là phòng chính nên sàn thường được thiết kế cao hơn bếp. Điều này sẽ mang lại tài lộc, may mắn, đặc biệt là sự phát triển trong công việc của gia chủ.

Không nên xây nền bếp quá cao vì nước bẩn từ bếp có thể tràn sang các phòng khác. Bên cạnh đó, điều này còn ảnh hưởng tới mối quan hệ vợ chồng, tài vận của gia đình. Như vậy, nền bếp nên xây thấp hơn một chút hoặc bằng phẳng so với cách phòng khác để mọi thứ được cân bằng, sinh khí trong nhà dễ dàng lưu thông.

Đối với vật liệu và màu sắc lát nền nhà bếp, gia chủ cũng nên cân nhắc trước khi thi công. Hãy chọn những loại có mối quan hệ tương sinh, tương hợp với mệnh của gia chủ để tạo không gian tốt nhất.

số điều cấm kỵ và nguyên tắc cần lưu ý trong phong thủy nhà bếp

Một vài nguyên tắc, điều cấm kỵ cần lưu ý trong phong thủy nhà bếp

Để sở hữu một căn bếp hoàn hảo cả về mặt thẩm mỹ và phong thủy, bạn cần lưu ý một vài nguyên tắc và kiêng kỵ như sau:

  • Phong thủy bếp và bàn thờ: Theo tín ngưỡng của người Việt, bếp là nơi có thể đặt bàn thờ Táo Quân - vị thần cai quản bếp núc, mang đến sự êm ấm, hòa thuận cho gia đình. Tuy nhiên, bàn thờ gia tiên thì tránh đặt gần bếp mà đặt ở nơi cao hơn, trang nghiêm trong nhà.
  • Phong thủy phòng ngủvà nhà bếp: Không nên đặt hai phòng cạnh nhau, đối diện nhau để tránh ảnh hưởng không tốt về sức khỏe và tinh thần của gia chủ.
  • Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh: Bếp thuộc hành Hỏa còn nhà vệ sinh thuộc hành Thủy, vì vậy cũng cần tránh bố trí hai phòng này dựa lưng hay đối diện với nhau. Cần có vách ngăn hoặc tường chắn để loại bỏ đi đối lập giữa hai dòng khí của mỗi phòng.
  • Phong thủy bếp và cầu thang: Không nên bố trí bếp ngay dưới gầm cầu thang để tránh những điều không tốt lành. Nếu không gian quá chật hẹp, bạn có thể làm trần giả, đặt bức bình phong giữa hai khu vực hoặc sử dụng một vài vật phẩm phong thủy để hóa giải.

Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc về chủ đề phong thủy nhà bếp. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc ứng dụng được trong cuộc sống, có thể bố trí một không gian vừa ấm cúng, vừa mang lại điều may cho gia đình!

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Phương Loan
Đến từ:
Vĩnh Phúc
Tuổi:
26
“Một nhà bếp không chỉ là nơi để nấu ăn mà còn là nơi tạo ra những kỷ niệm.” - Rachael Ray

Chía sẻ về bài viết

Note nhỏ: Bài viết này tổng hợp những kiến thức về phong thủy bếp để bạn tham khảo, chứ không phải mê tín nhé!

Thẻ Tag của bài viết

Phong Thủy Nhà Bếp, Hướng Bếp, Vị Trí Bếp, Kích Thước Bếp, Màu Bếp, Nền Bếp.

Danh mục
null