Cây Lộc Vừng: Ý Nghĩa, Công Dụng, Trồng Và Chăm Sóc

Xin chào, hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn một loài cây rất đặc biệt, có tên là cây lộc vừng. Với màu xanh chủ đạo cùng những chùm hoa rực rỡ, loài cây này không chỉ mang đến không gian tươi mát mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa phong thủy cũng như tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Hãy cùng mình khám phá về loài cây này nhé!

Cây Lộc Vừng

Đặc điểm, nguồn gốc cây lộc vừng

Mỗi một loại thực vật đều có những đặc trưng và nguồn gốc xuất xứ, phân bổ khác nhau. Cùng tìm hiểu cây lộc vừng là thế nào mà được mọi người yêu thích đến vậy.

Cây lộc vừng là loài cây phổ biến trên khắp mọi miền đất nước

Về đặc điểm

Lộc vừng là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, kích thước cây tùy thuộc vào vào điều kiện chăm sóc và môi trường sống mà phát triển to hay nhỏ khác nhau. Thân cây sần sùi với nhiều cành, tán xòe rộng, trung bình chiều cao của cây khoảng 1-10 m. Lộc vừng thường có màu xanh khi còn non nhưng về già sẽ chuyển sang màu nâu xám.

Lá cây lộc vừng có hình bầu dục, thon dài ở cả hai đầu và cuống lá. Chiều dài khoảng 15 - 40cm và chiều rộng khoảng 15 - 25cm. Lá cây khi còn non mang màu đỏ tía, khi lớn lên chuyển sang sắc xanh đậm, sờ vào có cảm giác mềm mại, bóng loáng. Ở mép lá có răng cưa nhỏ, màu xanh mặt dưới lá nhạt hơn mặt trên, có đường gân nổi lên rõ ràng.

Hoa lộc vừng kết thành chuỗi dài gồm nhiều bông nhỏ li ti trông rực rỡ tỏa sáng cả một góc trời. Màu sắc chủ đạo của hoa là đỏ, mọc rủ xuống nhìn như những chùm pháo hoa, tráng lệ, tràn đầy sức sống. Hoa thường nở từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch và tỏa ra hương thơm thu hút nhiều loài ong, bướm. Trong phong thủy, đây được xem là hiện tượng mang nhiều điềm báo tốt lành.

Về nguồn gốc

Cây lộc vừng còn có tên gọi là cây mưng ở miền Trung và cây chiếc hay cây rau vừng ở miền Nam. Đây là một loài thuộc cây Lộc vừng ở vùng đất ven biển Bắc Úc hay Nam Á, từ nước Afghanistan đến vùng Queensland. Ở khu vực Đông Nam Á, loài cây này thường phân bố rộng khắp Lào, Campuchia, Thái Lan và đặc biệt là ở Việt Nam rất được yêu chuộng.

Là loài cây dễ trồng, có khả năng thích nghi với mọi khí hậu nên ở Việt Nam, nó phân bố phổ biến từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng, trung du đến các khu rừng núi, ven bờ ao, bờ hồ. Hiện nay, lộc vừng được nhiều người trồng trước cửa nhà hay khuôn viên khách sạn, bệnh viện, trường học bởi vẻ đẹp và sự may mắn do loài cây mang đến cho mọi người xung quanh.

Ý nghĩa phong thủy của cây lộc vừng

Cây lộc vừng đem đến những điều tốt đẹp, bình an cho gia đình

Nổi bật trong số các cây phong thủy mang lại may mắn cho gia chủ đó là lộc vừng. Từ “lộc” tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Trong khi từ “vừng” tuy chỉ sự bé nhỏ về mặt kích thước nhưng về số lượng lại vô cùng dư dôi. Ghép hai từ “lộc vừng” là đại biểu cho ý nghĩa tích tiểu thành đại, tài lộc dồi dào.

Là loài cây tượng trưng cho sự hưng thịnh, nhiều phước lành nên cây lộc vừng càng lâu năm càng đem đến nhiều may mắn, tiền tài. Các thành viên trong nhà dễ đạt thành công ở lĩnh vực công việc, học tập. Đồng thời số tuổi của cây còn mang ý nghĩa trường thọ, kết nối sự hòa hợp giữa các thành viên trong gia đình.

Bên cạnh đó, gốc cây lộc vừng to khỏe, vững chắc biểu trưng cho sự kiên định, không bao giờ lùi bước trước bất kỳ khó khăn, thử thách để vươn tới thành công của người sở hữu chúng. Không chỉ có vậy, những chùm hoa đỏ của cây lộc vừng mềm mại, kiêu sa đem đến sự vui vẻ, viên mãn với nhiều tài lộc, phúc khí cho gia đình.

Đối với những người làm kinh doanh, buôn bán nên kết hợp 2-3 cây lộc vừng sẽ giúp vận khí trong nhà được lưu thông, đường công danh thông suốt, sự nghiệp dễ dàng, thuận lợi. Đồng thời nên tận dụng thời điểm hoa lộc vừng nở để phát triển những dự định, kế hoạch đã vạch sẵn, có vậy mới dễ đạt được như ý nguyện.

Chọn cây phong thủy nào sẽ hỗ trợ cho công việc của bạn gặp nhiều may mắn? Xem giải đáp tại bài viết Cây phong thủy để bàn làm việc dành cho 12 con giáp giúp sự nghiệp hanh thông.

Màu đỏ của hoa lộc vừng tượng trưng cho chữ “hỷ”

Về con đường tình duyên, nếu bạn đã có đối tượng và đang định ngỏ ý với mong muốn kết duyên dài lâu thì đây là thời điểm thích hợp nhất. Màu đỏ của hoa lộc vừng như tượng trưng cho chữ “hỷ”, hứa hẹn sẽ tạo nên câu chuyện tình đẹp, bách niên giai lão, con đàn cháu đống.

Cây lộc vừng thường được trồng nhiều ở nhiều công ty, khách sạn, bệnh viện, trường học hay những hộ kinh doanh bởi loài cây giúp thu hút những vận may, phúc lành, tài lộc và ngăn chặn, xua đuổi điều tà ác, xui xẻo ảnh hưởng đến người sở hữu chúng.

Bên cạnh đó, cây lộc vừng cũng là những món quà chân thành, đầy ý nghĩa gửi đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp...với lời chúc tốt đẹp nhất, bình an thịnh vượng, sự nghiệp thành đạt trong các dịp lễ Tết, sinh nhật hay các buổi mừng thọ.

Cây lộc vừng hợp tuổi nào? Mệnh nào?

alt="Cây lộc vừng với màu xanh chủ đạo đem lại nhiều may mắn những người mệnh Hỏa" >

Nếu có ai hỏi người tuổi Tuất hợp với cây gì thì câu trả lời là lộc vừng. Loài cây này sẽ đem đến cho họ nhiều tài lộc, vận khí, giúp cân bằng, điều hòa các mối quan hệ dù trong công việc hay cuộc sống. Không những vậy, trong chuyện tình cảm, tiền bạc, gia đình sẽ gặp nhiều điều tốt lành mà hiếm khi rơi vào tình trạng phải tranh cãi, xung đột.

Loài cây này cũng cực kỳ thích hợp với những người thuộc tuổi Hợi. Đặc biệt trong chuyện hợp tác làm ăn rất thuận lợi, không lo bị trắc trở, khó khăn. Cuộc sống về sau của người này được an nhàn, sung sướng. Trong gia đình vật chất đầy đủ, con cái có nhiều thành tựu, triển vọng trong nghề nghiệp, được nhiều người kính trọng.

Người tuổi Sửu nếu sở hữu cây lộc vừng thì cả cuộc đời từ khi còn bé đến về sau luôn gặp may mắn, đường công danh phát triển mạnh mẽ. Càng có tuổi cuộc sống càng hạnh phúc, thịnh vượng đến đỉnh điểm khiến nhiều người phải ngưỡng mộ. Về sức khỏe cũng rất ổn định, hiếm khi gặp phải bệnh tật nghiêm trọng.

Việc trồng cây lộc vừng đem đến cho người tuổi Mùi cuộc sống tiền tài đủ dùng nhưng lại sớm gặp được ý trung nhân như ý, tạo nên chuyện tình đẹp. Họ sẽ cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc với con cái vô cùng ngoan ngoãn, hiếu thảo, có đủ cả nếp cả tẻ.

Cây lộc vừng với màu sắc đẹp quyến rũ và dáng vẻ kiêu sa sẽ đem lại nhiều vận may tốt đẹp cho những người thuộc mệnh Hỏa. Loài cây này luôn tạo nên một không gian trong lành, tràn đầy năng lượng giúp họ cảm thấy thoải mái, tự tin làm việc hiệu quả. Bởi vậy, công việc của mệnh Hỏa sẽ thăng tiến nhanh chóng, bạn bè yêu quý, đồng nghiệp tin tưởng, kính trọng.

Ngoài ra, những người thuộc mệnh Thổ được thiên phú cho khả năng ngoại giao tuyệt vời, nếu trồng cây lộc vừng sẽ gia tăng tài lộc, an khang thịnh vượng. Bên cạnh đó, họ cũng phù hợp với nhiều loại cây phong thủy khác. Bạn đọc quan tâm có thể xem thêm bài viết Khám phá 20 loại cây phong thủy mang lại nhiều may mắn và tiền lộc cho người mệnh Thổ

Tác dụng của cây lộc vừng đối với sức khỏe

alt="Lộc vừng là loài cây đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe" >

Cây lộc vừng với thân cao, cành lá xum xuê, rậm rạp có giá trị quan trọng trong việc tạo bóng mát, thanh lọc không khí đặc biệt trong những ngày thời tiết nóng rực, oi bức. Từ đó, góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm bầu không khí hiện nay.

Mỗi bộ phận của lộc vừng đều có giá trị làm thuốc chữa bệnh trong Đông y với những công dụng riêng. Quả lộc vừng khi còn xanh được ép lấy nước để bôi lên những vết chàm, ngoài ra dùng quả giã nát rồi ngâm rượu tầm 1 tháng có tác dụng trị ho, đau răng rất tốt.

Bên cạnh đó, rễ lộc vừng tuy có vị đắng nhưng có công dụng làm giảm nhiệt, kích thích tiêu hóa hiệu quả. Vỏ cây được cạo, thái phiến đem phơi khô, sắc với nước dùng để chữa sốt, đau bụng, tiêu chảy. Lá lộc vừng non thường được dùng để nấu canh hoặc rau sống rất ngon.

Cây lộc vừng có mấy loại?

có nguồn gốc từ thời chiến tranh, do người Pháp du nhập vào Việt Nam mang đến và được trồng phổ biến ở khu vực miền Bắc. Đặc điểm nổi bật của nó là những chùm hoa đỏ mọc rủ xuống tạo nên một vẻ đẹp kiêu sa, mềm mại. Điều đó dường như đã chiếm trọn trái tim của những người yêu thích vẻ đẹp tự nhiên.

Cây lộc vừng hoa đỏ luôn được mọi người yêu thích không chỉ bởi vẻ đẹp mà còn vì ý nghĩa tài lộc, phú quý do cây đem đến cho người sở hữu chúng. Những chùm hoa đỏ mang đến điềm tốt lành cho gia đình. Màu đỏ tượng trưng cho những điều tốt đẹp trong phong thủy. Cuộc sống đầy đủ, sức khỏe vững chắc, không phải lo lắng về bệnh tật là ý nghĩa nó gửi gắm.

hay còn gọi là Chiếc chùm với quả có hình cầu, hơi thuôn dài về phía đầu và những bông hoa màu trắng hoặc màu hồng, mọc thành chùm dài.

Với vẻ đẹp đầy quý phái này nên loài cây này thường được trồng trong khuôn viên các công trình, sân vườn để làm đẹp. Đồng thời đem đến cho gia chủ nhiều cơ hội trong công việc, việc làm ăn, buôn bán thuận lợi, tạo nên nguồn tài chính dồi dào.

có xuất xứ từ các vùng đất ngập mặn ven biển của Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, loài cây này phân bố chủ yếu ở miền Nam, đặc biệt là vùng ven biển và vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười.

Loài cây với thân gỗ thẳng với nhiều cành dài, tán rậm rạp có tác dụng thanh lọc không khí và tạo bóng mát rất lớn. Trồng cây lộc vừng sẽ đem lại nguồn năng lượng tích cực cho bản thân và gia đình, sự nghiệp vững chắc, danh vọng vang xa, tình duyên tốt đẹp.

Trồng cây lộc vừng trước nhà có tốt không?

Trồng cây lộc vừng trước nhà mang nhiều lợi ích

Từ xưa, người ta luôn quan niệm cửa nhà chính là nơi thu hút, hội tụ nhiều loại khí truyền vào trong nhà, trong đó có âm khí và dương khí, suy khí và vượng khí. Nó gây ảnh hưởng cả tốt cả xấu đến cho gia chủ và người thân. Vì vậy người ta thường đặt trước của nhà những đồ vật để bảo vệ hay cây cảnh, chậu hoa đem đến điềm lành, tài lộc, bình an cho gia đình.

Cây lộc vừng không chỉ mang giá trị thẩm mỹ tuyệt vời mà còn tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng, xua đuổi điềm xấu, mang lại điềm lành. Đã có rất nhiều gia đình lựa chọn trồng trước cửa hay hiên nhà. Vì vậy, nếu bạn muốn trồng một cây lộc vừng thì không có gì phải ngại ngần, lo lắng bởi nó mang ý nghĩa phong thủy cực kỳ tốt cho chủ nhân.

Ngoài ra, cây lộc vừng còn đem đến những lợi ích thực tế đáng kinh ngạc về mặt sức khỏe. Không chỉ giúp ngăn chặn luồng khí nóng bức, ruồi muỗi, côn trùng xấu mà cây lộc vừng còn có khả năng thanh lọc không khí, đem lại cảm giác yên bình, trong lành cho gia chủ.

Không riêng cây lộc vừng mà các loại cây phong thủy khác cũng có thể mang tới may mắn cho gia chủ khi trồng trước cửa nhà. Điều này được bật mí chi tiết ở bài viết Trồng 20 loài cây phong thủy này trước nhà, gia đạo yên vui tài lộc dồi dào.

Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng

Cần đảm bảo ánh sáng và dinh dưỡng cho cây lộc vừng

Đối với cây lộc vừng nên trồng trước cửa nhà hoặc ở gần nhà nơi có đầy đủ ánh sáng. Khi trồng cây cần chú ý lựa chọn loại đất xốp, dễ thoát nước. Nếu trồng trực tiếp xuống đất thì không cần tưới nước quá nhiều. Trường hợp trồng trong chậu thì nên chú ý tưới nước làm sao đảm bảo bề mặt đất luôn ẩm.

Cây lộc vừng thường được trồng bằng cách chiết cành hoặc gieo hạt, do đó cần chú ý lựa chọn những cành non hoặc những hạt đã chín mới giúp cây dễ dàng sinh trưởng. Thường xuyên cắt tỉa những cành rậm rạp giúp lộc vừng phát triển hơn. Nếu phát hiện cây không ra hoa hoặc bị héo lá cần kiểm tra, đảm bảo cây không bị úng nước hoặc bị sâu bệnh phá hoại.

Bài viết đã tiết lộ chi tiết về ý nghĩa phong thủy tuyệt vời giúp đem lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ của loài cây lộc vừng. Trân trọng cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Thu Trang
Đến từ:
Tuyên Quang
Tuổi:
34
"Cây lộc vừng, lộc lá sum suê, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ."

Chía sẻ về bài viết

Xin chào, hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn một loài cây rất đặc biệt, có tên là cây lộc vừng. Với màu xanh chủ đạo cùng những chùm hoa rực rỡ, loài cây này không chỉ mang đến không gian tươi mát mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa phong thủy cũng như tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Hãy cùng mình khám phá về loài cây này nhé!

Thẻ Tag của bài viết

Cây Lộc Vừng, Ý Nghĩa Phong Thủy, Tác Dụng Sức Khỏe, Cách Trồng, Chăm Sóc.

Danh mục
null