Cây Mai Chiếu Thủy: Ý Nghĩa, Hợp Mệnh, Vị Trí Đặt

Xin chào các bạn yêu thích cây cảnh! Hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá về một loài cây vô cùng đặc biệt, đó chính là cây Mai Chiếu Thủy.

Cây Mai Chiếu Thủy

điểm cây mai chiếu thủy

Mai chiếu thủy thuộc họ mai, thân sần sùi, cứng cáp

Mai chiếu thủy hay còn có tên gọi khác là mai chấn thủy, là một loại cây thuộc họ mai, ra hoa màu trắng, thường được trồng để làm cảnh hoặc chơi bonsai. Có rất nhiều loại mai chiếu thủy khác nhau, mỗi loài mang một đặc trưng riêng dễ dàng nhận biết.

Mai chiếu thủy có những đặc điểm sau:

  • Về hình dạng: Mai chiếu thủy thuộc họ mai, nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng giống chiếu thủy này có liên quan đến trúc đào. Thân cây xù xì, thường xuyên xuất hiện các mấu nhưng vô cùng rắn chắc. Mai chiếu thủy thường không quá cao, chiều dài từ 70 – 90cm. Thích hợp trồng cảnh, trang trí và tạo hình.
  • Về cành, lá, hoa: Loại cây này có nhiều cành và lá, lá hình trái xoan, khá mỏng và có màu xanh phổ biến. Hoa mai chiếu thủy mọc thành từng chùm, có mùi thơm nhẹ nhàng, cánh màu trắng rất đẹp mắt.
  • Về đặc tính: Mai chiếu thủy ưa ẩm, sống tốt trong môi trường ẩm và ít ánh nắng. Dù mỗi loại mai có một đặc điểm khác biệt nhưng điểm chung là môi trường ẩm.

nghĩa của cây mai chiếu thủy trong phong thủy

Mai chiếu thủy có ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy

Trong phong thủy, mai chiếu thủy là cây phong thuỷ mang ý nghĩa đặc biệt, được coi là linh mộc của những loài cây trên cạn. Trong vài năm trở lại đây, xu hướng chơi mai chiếu thủy được nhà nhà ưa chuộng bởi vẻ đẹp và tính biểu tượng của nó.

Đầu tiên, mai chiếu thủy tuy xù xì nhưng lại cứng cáp, thể hiện sự bền gan, vững chí, đây là yếu tố cần thiết để người trụ cột gia đình luôn giữ vững tư thế, uy phong và lập trường của mình.

Mai chiếu thủy đem lại may mắn tài lộc, vượng đường công danh, tiền tài. Cho doanh nhân buôn may bán đắt, cho gia đình êm ấm thuận hòa. Cây còn tượng trưng cho cốt cách của người quân tử, lấy chữ nghĩa làm đầu, được người người ngưỡng vọng.

Bên cạnh đó, hoa của loài cây này có năm cánh đều nhau, không chĩa lên trên mà cúi xuống đất thể hiện sự trấn an long trạch, xua đuổi tà ma, cho mạch đất hưng vượng, kẻ tiểu nhân không dám quấy rối.

Ngoài cây mai chiếu thủy thì một trong những loài cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy khác phải nói đến cây ngọc bích, hãy tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau: Có nên trồng cây ngọc bích? Ý nghĩa phong thủy của loài cây này là gì?

mai chiếu thủy hợp mệnh gì? Tuổi gì?

Mai chiếu thủy đa số đều hợp với tất cả các mệnh, tuy nhiên, sẽ có sự hòa hợp tuyệt đối với các mệnh sau:

  • Mệnh thủy: Mai chiếu thủy ưa nước, ưa ẩm, nước là cội nguồn cho cây phát triển tốt tươi, cây luôn hướng tới nước để lọc nước thêm phần trong suốt. Mối quan hệ tương sinh này giúp gia chủ thêm tài lộc, bình an, gặp rủi hóa may, có quý nhân phù trợ.
  • Mệnh mộc: Bản chất của mai chiếu thủy là mộc, mộc với mộc hỗ trợ, phát triển lẫn nhau. Người mệnh mộc trồng mai chiếu thủy sẽ ngày càng hưng vượng, không lo ốm đau bệnh tật, phòng trừ tiểu nhân quấy rối.
  • Mệnh hỏa: Người mệnh Hỏa trồng mai chiếu thủy giúp đầu óc thêm minh mẫn, sáng suốt, đường đi nước bước chắc chắn, mọi sự đều đạt tới thành công.

Bên cạnh cung và mệnh, người tuổi Tuất, Mùi, Mão, Hợi trồng mai chiếu thủy sẽ được lộc công danh, người tuổi Tỵ, Thìn, Tí được lộc đường ăn uống. Riêng người tuổi Sửu, Dần trồng mai chiếu thủy sẽ tăng thêm khí khái, cốt cách.

>>Xem thêm:

  • Chọn cây phong thủy theo tuổi - Tiết lộ bí kíp hút tài lộc dành cho 12 con giáp

  • Điểm danh các loại cây phong thủy theo mệnh: Kim - Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ

trí đặt cây mai chiếu thủy mang lại may mắn, tài lộc

Mai chiếu thủy nên đặt ở vị trí trang trọng trong ngôi nhà

Trồng mai chiếu thủy là một chuyện nhưng việc lựa chọn vị trí sao cho hợp lý lại càng quan trọng hơn.

  • Với văn phòng làm việc: Nên đặt mai chiếu thủy trên bàn làm việc hoặc chiếc bàn nhỏ cạnh bàn làm việc. Lưu ý đặt hướng ra cửa phòng, chếch về tay trái. Công việc của bạn sẽ thăng tiến và thuận lợi.
  • Ở trong nhà: Đặt mai chiếu thủy cạnh bàn uống nước, trong phòng làm việc, nơi hướng về phía đông. Không nên để mai chiếu thủy trong phòng bếp.
  • Ở cửa hàng: Đặt mai chiếu thủy tại gần quầy thu ngân để sinh tài thu lộc. Không nên đặt thẳng mai chiếu thủy xuống đất phòng điềm xui.

Chọn cây cảnh liên quan đến mệnh của gia chủ vô cùng quan trọng, vậy mệnh kim nên chọn cây gì, hãy tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau: Top 20 loại cây hợp cực kì hợp phong thủy cho người mệnh Kim

loại cây mai chiếu thủy

Mai chiếu thủy gồm hai loại chính:

  • Mai chiếu thủy lá kim: Lá nhỏ, dẹt, phần thân đồ sộ hơn thường được dùng để uốn bonsai (uốn cành)
  • Mai chiếu thủy lá lớn: Lá to, bản dày, thân nhiều mấu, thường dùng làm mai thế (uốn thân)

Những cây mai có tuổi đời càng cao, thế uốn càng đẹp thì càng có giá trị kinh tế.

trồng và chăm sóc cây mai chiếu thủy

Mai chiếu thủy là loại cây đẹp, có ý nghĩa phong thủy cho chủ nhân vì vậy rất cần được trồng và chăm sóc đúng cách.

  • Về cách trồng: Mai chiếu thủy ưa ẩm, nên sử dụng các loại đất có khả năng hút ẩm tốt như bùn, mùn, tro, pha thêm cát để đất được thoáng khí nhất có thể. Khung nhiệt độ lý tưởng rơi vào 18 – 27 độ C, độ ẩm trên 60%. Để cây khu vực tránh ánh sáng.
  • Về cách chăm sóc: Trung bình tưới nước 2 lần/ ngày nếu mùa bình thường, 3 lần/ ngày nếu mùa nắng và 1 lần/ngày nếu mùa mưa. Có thể phòng trừ sâu bệnh cho cây bằng cách hòa dung dịch thuốc vào nước tưới.
  • Cắt tỉa cây trung bình 1 tháng/lần để cây đẹp và có sự phát triển tốt nhất.

Trên đây là những thông tin về cây mai chiếu thủy – một loại cây vừa đẹp, vừa mang lại may mắn cho mọi nhà. Hy vọng qua bài viết của chúng tôi, các bạn sẽ không gặp khó khăn khi trồng và chăm sóc loại cây này.

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Hồng Tươi
Đến từ:
Sóc Trăng
Tuổi:
28
"Một ngôi nhà không có cây xanh giống như một cuộc sống thiếu đi niềm vui."

Chía sẻ về bài viết

Tôi tạo ra bài viết này với mong muốn chia sẻ cho các bạn những thông tin hữu ích về loại cây này, từ ý nghĩa phong thủy, cách chọn tuổi và mệnh hợp đến những lưu ý khi trồng và chăm sóc.

Thẻ Tag của bài viết

Cây Mai Chiếu Thủy, Ý Nghĩa, Phong Thủy, Hợp Mệnh.

Danh mục
null