Cây Thiết Mộc Lan: Ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc
Bạn có muốn tìm hiểu về cây Thiết Mộc Lan, một loại cây cảnh nổi tiếng với ý nghĩa phong thủy sâu sắc không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào thế giới của Thiết Mộc Lan, khám phá nguồn gốc, tác dụng và hướng dẫn cách chăm sóc để cây luôn tươi tốt. Hãy bắt đầu ngay thôi!
điểm, tác dụng của cây Thiết Mộc Lan
Cây Thiết Mộc Lan còn có tên gọi khác là phất dụ thơm hay phát tài khúc. Loài cây này có nguồn gốc từ Tây Phi nhưng bởi vì có nhiều công dụng tốt nên hiện nay được trồng làm cảnh phổ biến ở nhiều nơi. Thuộc loại cây thân gỗ, Thiết Mộc Lan còn có tên khoa học là Dracaena fragrans.
Thiết Mộc Lan gồm các lá mọc thành hình hoa thị, xanh bóng và sẫm màu. Phiến lá có sọc màu ngả vàng ở trung tâm và nhạt hơn ở phần ngoài. Cây có thể cao tới 6m và các lá cây có thể dài tới 1m, rộng 10cm nếu được trồng tự nhiên ngoài đất. Khi trồng trong chậu, kích thước cây bị hạn chế theo mong muốn của người trồng để phù hợp với ngoại cảnh, kiến trúc.
Được gọi là phất dụ thơm cũng bởi vì Thiết Mộc Lan có thể nở hoa. Hoa của cây Thiết Mộc Lan mang sắc trắng hoặc nâu tím với hương thơm khoan khoái, dễ chịu. Như các loài cây phong thủy khác, nó vừa giúp thanh lọc không khí, loại bỏ các chất độc hại mang đến không gian thơm ngát, trong lành, vừa làm đẹp cảnh quan kiến trúc cho căn phòng.
nghĩa cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy
Cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy mang ý nghĩa lớn nhất về công danh tài lộc. Xuất phát từ tên gọi “phát tài khúc” đã phần nào biết được về công dụng của nó. Loại cây này biểu thị sự mong ước có được thuận lợi trong công việc làm ăn - tiền vào như nước, tiền ra nhỏ giọt. Việc nắm giữ, quản lý được tiền bạc cũng trôi chảy mà không bị thất thoát.
Ngoài ra, số lượng cành của loại cây này cũng mang những ý nghĩa riêng, cụ thể:
- 1 gốc: Thể hiện cho sự vững chãi, mạnh mẽ, hiên ngang, làm điểm tựa cho mọi người trong gia đình. Trưng cây Thiết Mộc Lan 1 gốc giúp chủ phòng có được may mắn, bản lĩnh, có khả năng trở thành người lãnh đạo thành công trong công việc.
- 2 cành: Thể hiện sự may mắn trong tình duyên, hai người yêu nhau sẽ luôn san sẻ cảm xúc, thấu hiểu cho nhau mà ít cãi vã. Đối với những ai vẫn còn độc thân sẽ sớm tìm được định mệnh của đời mình.
- 3 cành: Mang đến ý nghĩa của sự lãng mạn, hạnh phúc. Tình cảm vợ chồng luôn bền chặt, gia đình hòa thuận, con cái học hành giỏi giang. Công việc làm ăn cũng từ đó cũng ngày một tốt lên.
- 5 cành: Đại diện cho sức khỏe của chủ sở hữu. Số 5 thể hiện cho sự sung túc đầy đủ tương ứng với số lượng cành cây Thiết Mộc Lan. Không chỉ giúp thanh lọc khí độc cho không gian trong lành mà nó còn mang lại nguồn năng lượng tích cực dồi dào cho gia đình gia chủ.
- 8 cành: Biểu thị ước mong về sự sung túc, công thành danh toại và mang đến sự phát tài, phát lộc trên mọi phương diện. Con số 8 phiên âm tiếng hán là “bát” trong tiếng Trung đọc giống chữ “phát” nên rất được ưa chuộng dùng trong phong thủy.
- 9 cành: Mang lại cho chủ nhân thời vận thịnh vượng, mọi chuyện đều gặp cơ hội tốt. Trồng Thiết Mộc Lan số lượng này rất thích hợp cho đầu tư phát triển trong việc kinh doanh. Đối với chuyện gia đình thì hạnh phúc viên mãn, bên nhau trọn đời.
Bên cạnh Thiết Mộc Lan, cũng có loại cây phong thủy đem đến nhiều điều tốt lành về tiền tài cho gia chủ. Loài cây đó là gì? Câu trả lời sẽ được bật mí tại bài viết Khám phá những điều thú vị về cây phú quý trong phong thủy.
Thiết Mộc Lan hợp mệnh gì?
Vấn đề cây Thiết Mộc Lan hợp mệnh gì, tuổi gì cũng được rất nhiều người quan tâm khi muốn có một cây phong thủy trấn trạch cho không gian của mình. Bởi nếu áp dụng đúng và phù hợp với tuổi và mệnh, cây sẽ mang đến sự tốt lành cho gia chủ.
Thiết Mộc Lan đại diện cho hành Mộc. Màu xanh mướt của cây rất thích hợp cho những người mệnh Mộc năng động, hướng ngoại.
Ngoài ra theo thuyết ngũ hành, Mộc sinh Hỏa, người mệnh Hỏa cũng rất thích hợp trồng Thiết Mộc Lan. Cây sẽ làm gia tăng đáng kể tài lộc, vượng khí cho công việc, cuộc sống của người mệnh Hỏa cũng như gia đình họ.
Thiết Mộc Lan hợp tuổi gì?
Vì rất hợp mệnh Mộc nên những người ở tuổi nào mà thuộc nguyên tố này đều hợp với cây Thiết Mộc Lan như: Nhâm Tý (1972); Kỷ Tỵ (1989); Nhâm Ngọ (1942; 2002); Kỷ Hợi (1959; 2019); Mậu Tuất (1958; 2018),... Các gia đình có con nhỏ hợp cây Thiết Mộc Lan nên đặt một chậu với ước vọng bé có một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ.
Những người mệnh Hỏa sinh năm Đinh Mão (1987); Mậu Tý (1948; 2008); Ất Tỵ (1965); Ất Hợi (1995)....trồng Thiết Mộc Lan giúp xua tan những vận rủi, mang đến nhiều cơ hội thăng tiến hơn để phát triển sự nghiệp.
Bạn có thể tìm hiểu thêm các loại cây hợp với tuổi của mình qua bài viết Chọn cây phong thủy theo tuổi - Tiết lộ bí kíp hút tài lộc dành cho 12 con giáp
trí đặt cây Thiết Mộc Lan may mắn, tài lộc
Đôi lúc, phong thủy không phức tạp như ta tưởng. Nghĩ đơn giản một chút, nó chỉ là việc sắp xếp các đồ vật, dụng cụ sao cho hợp lý để tiện bề sử dụng, làm đẹp không gian. Bên cạnh đó, điều này còn giúp chủ nhân sở hữu một nơi có thể thỏa mái dù làm việc hay thư giãn. Từ đó, tăng năng suất công việc, hiệu xuất nghỉ ngơi và mọi bộn bề lo toan đều được giải tỏa.
Theo các nhà nghiên cứu phong thủy, vị trí thích hợp để đặt cây phát tài Thiết Mộc Lan là hướng Đông hoặc Đông Nam. Đây là hướng có ánh sáng mặt trời chiếu lúc bình minh, ánh nắng sớm luôn được đánh giá là nguồn năng lượng tốt, tượng trưng cho sự phát đạt.
Thiết Mộc Lan là loại cây có hình dáng đẹp đẽ, gọn gàng và mang tính ứng dụng cao trong trang trí. Trồng cây này vừa để đẹp cảnh quan, vừa mang đến môi trường trong lành, sạch sẽ cho con người. Thiết Mộc Lan rất được ưa chuộng đặt trong các ngôi nhà hoặc các doanh nghiệp làm cây cảnh văn phòng.
Với những cây nhỏ phù hợp để trên bàn làm việc, trang trí nội thất. Tuy nhiên với sự phát triển to lớn ngoài tự nhiên, loại cây nhỏ này sẽ được sử dụng khoảng 2 - 3 tháng và thường được trồng thủy sinh. Thiết Mộc Lan để trên bàn làm việc giúp công việc được hanh thông, kéo về tài vận.
trồng và chăm sóc cây Thiết Mộc Lan
Là một trong 6 loại cây phát tài, cách trồng Thiết Mộc Lan vô cùng đơn giản. Có 3 kiểu trồng phổ biến nhất là trồng bằng gốc, trồng trong nước và trồng bằng thân.
Trồng bằng gốc là phương pháp dễ dàng và đơn giản. Bạn có thể cắt tỉa phần ngọn và thân cây có sẵn, trồng Thiết Mộc Lan vào đất ẩm nơi nhiều chất dinh dưỡng. Gốc cây sau khi trồng sẽ đâm chồi, nảy lộc, ra cành khỏe mạnh, có thời gian phát triển và sử dụng được lâu dài.
Trồng thủy sinh là phương pháp trồng Thiết Mộc Lan trong nước. Với cách này, cây sẽ nhỏ gọn xinh xắn hơn và thích hợp để trên bàn ăn, bàn làm việc. Tuy nhiên như đã nói ở trên, trồng trong nước cây sẽ thiếu chất dinh dưỡng hơn nên thời gian trưng bày cây cũng ngắn.
Trường hợp bạn muốn trồng thêm nhiều cây Thiết Mộc Lan để đặt ở nhiều vị trí, gieo bằng thân là phù hợp nhất. Cách này rất đơn giản, chỉ cần chặt một khúc cây và sau đó trồng xuống đất để nhân giống. Thiết Mộc Lan mới được trồng nên để ở chỗ thoáng đãng, có ánh nắng và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây.
Phương pháp chăm sóc Thiết Mộc Lan khá đơn giản, không cầu kỳ phức tạp. Loài cây này rất háo nước, bởi vậy mà cần phải cung cấp nước tưới đầy đủ và nên tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối lúc thời tiết mát mẻ. Luôn giữ đất trồng cây tơi xốp để rễ cây dễ dàng hấp thụ nước và dinh dưỡng. Nếu muốn cây phát triển nhanh, khỏe có thể kết hợp bón phân.
Như vậy, với những thông tin được chia sẻ qua bài viết này, mong rằng bạn đã biết thêm nhiều về ý nghĩa cũng như giá trị mà Thiết Mộc Lan đem lại. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.
Thiết Mộc Lan ra hoa là điềm gì?
Loài cây này có sức sống khỏe, chỉ cần một cành nhỏ cắm vào đất cũng có thể phát triển thành một cây lớn. Cắt ở đâu, cây sẽ đâm chồi nảy lộc ở vị trí đó. Điều đó tượng trưng cho sự sống mãnh liệt và khả năng đứng dậy sau những vấp ngã.
Khi thời tiết se lạnh, trời chớm xuân là thời điểm loài cây này ra những chùm hoa có mùi thơm dịu nhẹ, hoa Thiết Mộc Lan thơm nhất vào ban đêm. Hiện tượng Thiết Mộc Lan ra hoa là điềm báo cho mọi sự tốt lành sắp đến với người trồng.