Phong Thủy Âm Trạch
Khám phá thế giới của Phong thủy âm trạch, nơi giao thoa giữa cuộc sống và cái chết. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức quan trọng cần biết để áp dụng phong thủy vào nơi an nghỉ của người đã khuất, mang lại may mắn, sức khỏe và bình an cho gia đình.
Phong thủy âm trạch là gì?
Theo các chuyên gia phong thủy thì âm trạch là đất để chôn, táng ông bà, cha mẹ. Một vùng đất âm trạch tốt sẽ là nơi giúp vong linh người mất được yên ổn, con cháu thành đạt.
Theo cha ông ta thì âm trạch còn được coi là gốc và dương trạch được xem là nhánh gọn nên gốc có tốt thì tương lai, con cháu mới phát khấm khá được.
Phong thủy Âm Trạch cần biết
Việc tìm kiếm một nơi để chôn cất người chết một cách tốt nhất bạn cần để ý những điều quan trọng sau:
+ Hướng mồ mả hợp người mất
+ Chọn ngày tháng để xây mả sao cho phù hợp: Trong 49 ngày đầu tiên có thể lập mộ, còn sau đó phải xem ngày tháng năm như người sống) bằng Tứ Kim Lâu, Lục Hoang Ốc, ngày, tháng Hoàng Đạo v.v…
+ Thế đất tốt dùng cho âm trạch là nơi khô ráo
+ Chôn cạn thì hay bị cầy cáo bới ăn xác, chôn sâu chạm nước mạch, do vậy phải chôn trên gò cao, để tránh nạn cầy cáo và nạn đầm nước, xác mau thối rửa là không thích hợp.
+ Khi có tục chôn cất hình thành, người xưa thường chôn người chết quay mặt nhìn về hướng Nam hoặc chếch về hướng Tây.
+ Khi chôn phía dưới áo quan không có nước, phía trên không thông với mùi xú uế trên mặt đất.
+ Thuật phong thủy cho rằng, khi an táng đầu chếch về Tây hay Tây Nam, chôn sâu mà không đụng mạch nước ngầm là tốt.
+ Khi cải táng cho một huyệt mộ vì một lý do nào đó, ngoài việc đi tìm đất táng, thân nhân cần có chút hiểu biết khi thực hiện phần công việc cải táng này.
+ Thông thường muốn cải táng cho một ngôi mả, ít nhất cũng sau ba năm kể từ ngày chôn cất, bởi khi ấy mùi tử khí không còn ảnh hưởng đến môi trường, và cũng là đạo lý trong tập quán của người Việt chúng ta.
Lưu ý về phong thủy Âm Trạch
Về mặt chủ quan trong gia đình, khi đang cải táng gặp những điều sau đây thì không nên cải táng nữa:
- Một: Khi đào mả thấy trong huyệt có con rắn vàng đang sinh sống cho là điềm cát tường (Long xà khí vật).
- Hai: Khi mở nắp quan tài thấy có dây tơ hồng quấn quít thì cho rằng đất kết.
- Ba: Khi hơi đất chỗ quan tài ấm áp, không có nước, khô ráo hoặc có nước đọng như màu sữa là tốt. Khi gặp những điều trên đây phải đắp mả lại ngay.
Thủ tục trước khi cải táng:
+ Trước khi cải táng, gia đình tổ chức lễ cáo đường nơi thờ tự. Đến khi động đất cải táng, thêm một lễ xin thổ thần cho đem hài cốt người thân di dời nơi khác.
+ Khi thực hiện phần gom hài cốt, nhặt lấy xương xếp vào một tiểu sành rồi rẩy nước hoa vào, lúc hoàn tất phải hàn nắp cho kín không cho ánh sáng lọt vào.
+ Sử dụng tiểu sành là đi gửi chùa, hay đem về nhà thờ. Nếu hài cốt đưa đi cải táng chôn nơi khác, thì dùng áo quan nhỏ, gắn hài cốt như hình người và tẩm liệm thật kỹ như lúc mới chết.
+ Người mới chết đắp mộ theo chiều dài thân, người cải táng đắp mộ theo hình tròn.
+ Quan tài cũ không dùng phải bỏ, một số người ở nông thôn thường lấy về làm chuồng nuôi súc vật cho không bị sâu chân.
+ Số khác lấy những mảnh gỗ làm bàn cầu cơ bói toán, hoặc bị đau nhức lấy đốt lên để dưới gầm giường cho cơn đau thuyên giảm.
+ Những nơi đất cao ráo, độ ẩm thấp, còn làm cho thân xác người chết ít bị thối rửa hơn những nơi ẩm thấp.
Trên đây là những thông tin hữu ích về phong thủy âm trạch là gì? Những lưu ý đặc biệt phải biết hi vọng sẽ giúp ích được nhiều cho cuộc sống của bạn thêm phần suôn sẻ hơi. Bói chuẩn sẽ luôn đồng hành cùng bạn trong những khoảnh khắc quan trọng nhất của cuộc đời
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Bài viết này ra đời với mong muốn giúp bạn hiểu rõ hơn về Phong thủy âm trạch, áp dụng đúng cách để mang lại vận khí tốt cho gia đình.