Bốc Bát Hương Gia Tiên Thổ Địa Tài Thần Đúng Cách

Bát hương là vật thờ cúng linh thiêng trong mỗi gia đình Việt, mang ý nghĩa kết nối giữa thế giới âm và dương. Để bát hương phát huy tối đa công dụng, việc bốc bát hương phải được thực hiện đúng cách. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từ A đến Z cách bốc bát hương gia tiên, thổ địa, thần tài chuẩn nhất.

Bốc Bát Hương Gia Tiên Thổ Địa Tài Thần Đúng Cách

bát hương là gì?

Bốc bát hương là một nghi lễ tâm linh không thể thiếu trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Bốc bát hương hay thay bát hương thường được thực hiện vào dịp cuối năm, khi bát hương đã cũ hỏng hoặc khi gia chủ chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà, chuyển sang nhà mới. Nghi thức này có ý nghĩa thể hiện lòng thành kính của người thờ cúng với tổ tiên, thần linh, thần tài, thổ địa,...

bát hương gia tiên, thổ địa, thần tài gồm những gì?

  • Tờ giấy dị hiệu: Là tờ giấy màu vàng có chữ tượng hình màu đỏ. Tờ giấy này dùng để viết tên người được thờ.
  • Ngũ vị hương, tro nếp, rượu trắng
  • Gạo vàng Thần tài: Dùng để để bao sái, làm chân tự cho bát hương. Gạo vàng Thần tài được chế tác từ cát vàng và đá tự nhiên, được xem như là một vật đem lại may mắn.
  • Cốt Thất bảo: Cốt thất bảo bao gồm 7 bảo vật của dân gian:Vàng, Bạc, Phỉ Thúy, Mã Não, Ngọc Trai, San Hô Đỏ, Hổ Phách chuyên để nạp cốt tượng, cốt bát hương
Một số món đồ lễ: giấy dị hiệu, Gạo vàng Thần tài, Cốt Thất bảo

Ngoài ra bốc bát hương gia tiên và bốc bát hương thổ địa thần tài cũng cần sắm lễ và chuẩn bị bài văn khấn riêng. Đồ lễ là tùy thuộc vào gia chủ. Dưới đây là mâm cúng, đồ lễ tham khảo cùng văn khấn cho nghi lễ bốc bát hương của hai bàn thờ.

Bốc bát hương gia tiên

- Những đồ lễ cần sắm riêng cho mâm cúng bốc bát hương gia tiên bao gồm:

  • Gà luộc
  • 1 đĩa xôi, 2 bát chè ngọt
  • 1 mâm cơm canh cúng gia tiên (có thể thay thế bằng mâm cỗ chay)
  • Hoa tươi (hoa có 5 màu hoặc hoa cúc vàng)
  • Trầu (3 lá), cau (3 quả cành dài đẹp)
  • 1 chén rượu, 1 chén trà (khô), 1 chén nước, 1 chén gạo, 1 chén muối
  • 1 bao thuốc lá, 1 lạng trà khô
  • Một số loại bánh kẹo

- Các loại vàng mã:

  • 1 bộ quần áo mũ thần linh đỏ, 2 ngựa thần linh đỏ
  • 1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng)
  • 1 cây vàng ngũ phương (1000 vàng)
  • 5 Đinh tiền lễ (1 đinh 10 lễ)
  • Quần áo bà cô Tổ, ông mãnh, quần áo ông bà gia tiên (mỗi bộ quần áo đặt vào 5 hoặc 10 lễ tiền vàng)
  • Quần áo ông bà tiền chủ

- Văn khấn bốc bát hương gia tiên

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày ......................... tháng .............................. Năm ............................

Tên con là .............................. (Tín chủ của ....................... địa chỉ ..........................)

Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu........., cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.

Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu.......................................

Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.

Bốc bát hương thổ địa, thần tài

- Những đồ lễ cần sắm riêng cho mâm cúng bốc bát hương thổ địa, thần tài bao gồm:

  • Gà luộc, Thịt lợn rán
  • Hoa quả (5 loại quả 5 màu)
  • 1 đĩa xôi, 2 bát chè ngọt, 5 bánh bao
  • Hoa tươi (hoa có 5 màu hoặc hoa cúc vàng)
  • Trầu (3 lá), cau (3 quả cành dài đẹp)
  • 1 chén rượu, 1 chén trà (khô), 1 chén nước, 1 chén gạo, 1 chén muối
  • Một số loại bánh kẹo (bóc ra)

- Các loại vàng mã:

  • 1 bộ quần áo mũ ngựa thần linh đỏ
  • 1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng)
  • 1 cây vàng ngũ phương (1000 vàng)
  • 3 đến 5 đinh tiền lễ (1 đinh 10 lễ)
Mâm cúng bốc bát hương

- Văn khấn bốc bát hương thổ địa, thần tài

"Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái).

Tín chủ con tên là: ………………Tuổi:…………………..

Ngụ tại địa chỉ: ………………………………………………..

Hôm nay, là ngày … ... tháng ……. Năm ……………… (theo âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài, Thổ Địa thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con: an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái)"

trình bốc bát hương gia tiên, thổ địa, thần tài

Trước khi bốc

Trước hết gia chủ cần chọn ngày và giờ đẹp để tiến hành nghi lễ. Việc này có thể nhờ thầy cúng hoặc thầy sư để có thể có lựa chọn tốt nhất. Sau đó cần xác định người bốc bát hương. Người này phải là gia chủ hoặc là người có vị trí lớn nhất trong nhà, sau đó giảm dần theo các bậc.

Trước khi tiến hành, gia chủ nên làm một mâm cơm chay hoặc mâm ngũ quả để xin phép tổ tiên, thần linh được phép bốc bát hương. Sau khi cúng xong, gia chủ cần rút chân nhang, đưa bát hương cũ xuống.

Bát hương sau khi lấy xuống nếu vẫn dùng được thì tiến hành bao sái, tẩy uế. Nếu không dùng được thì bỏ xuống ao, gốc cây đa hoặc trên chùa, tránh vứt lung tung, những chỗ ô uế. Với cốt bát hương gia chủ cũng làm tương tự như thế. Bạn có thể tham khảo kĩ hơn tại: Bật mí những điều cần biết để bỏ bát hương cũ trước khi thay bát hương mới.

Tiến hành bốc bát hương mới

Bát hương

Đầu tiên bạn lấy bột ngũ vị hương trộn với rượu (1 gói ngũ vị hương thì pha với 2 lít rượu), sau đó để lắng và chỉ lấy phần rượu trong. Bạn lấy phần rượu trong này để lau bát hương (bao sái bát hương), chú ý phải lấy khăn mới sạch để lau.

Với phần tro để cho vào trong bát hương, cần sàng lọc kỹ để bỏ những tạp chất trong tro. Rồi bạn lấy phần tro này trải ra 1 tờ giấy hoặc khay sạch, đem trộn đều với 1 gói ngũ vị hương và 1 chút gạo vàng Thần tài.

Bước tiếp theo bạn tiến hành viết tờ dị hiệu. Gia chủ thờ ai thì viết vào phần ô trống ở giữa và viết theo chiều dọc. Nếu 1 bát hương mà gia chủ thờ nhiều người thì có thể ghi thêm 1 tờ hiệu khác hoặc ghi chung vào 1 tờ hiệu cũng được.

Tiếp đến gia chủ gói bộ Cốt thất bảo (toàn bộ 7 món) vào tờ dị hiệu.

Bước đến là bốc bát hương mới. Ở dưới cùng bạn cho 1 ít gạo vàng Thần tài vào trong, sau đó cho bộ cốt thất bảo bọc trong tờ dị hiệu vào giữa bát hương. Tiếp theo cho hỗn hợp đã trộn gồm tro, ngũ vị hương, gạo vàng Thần tài lên trên mặt tro ở trong bát hương. Sau khi cho tất cả vào hãy lau sạch mặt bên ngoài bát hương.

Tiếp theo gia chủ đốt trầm viên vào giữa bát hương. Sau khi trầm hết thì thắp hương và tiến hành đặt nghi lễ lên bàn thờ. Đặc biệt trong quá trình bốc bát hương, gia chủ nhớ đọc lẩm bẩm cầu xin thần linh, tổ tiên được phép bốc bát hương.

Sau khi bốc bát hương

Sau khi đã an vị xong bát hương, gia chủ cần tiến hành lễ tạ. Bạn sử dụng đồ lễ và bài văn khấn ở trên để tiến hành nghi lễ. Trong 100 ngày sau khi lập bát hương mới gia chủ cần thắp nhang liên tục, nếu có thể hãy để đèn luôn sáng. Bởi những ánh đèn sáng sẽ có tác dụng dẫn lối cho thần linh xuống bảo hộ ngôi nhà.

Quy trình bốc bát hương

Lễ tạ 100 ngày bốc bát hương

Sau ngày bốc bát hương, đặt bát hương mới lên bàn thờ 100 ngày gia chủ cần tiến hành làm lễ tạ thì bát hương mới thực sự linh được. Lễ tạ cũng là dịp để cầu mong cho ngôi nhà có một khởi đầu mới bình an và suôn sẻ.

Lễ tạ này không cần làm quá lớn, gia chủ chỉ cần bày tỏ lòng thành tâm bằng mâm cơm cúng và sắm sửa một vài đồ lễ. Mâm cơm cúng là tùy gia chủ song cần chuẩn bị một bát cơm úp, một đĩa muối, một đĩa trứng và có rượu kèm theo. Đây là những thứ không thể thiếu trong mâm cơm cúng ngày lễ.

lưu ý quan trọng trong quá trình bốc bát hương

  • Trước khi làm lễ cần tắm rửa sạch sẽ, rửa tay bằng rượu trắng.
  • Khi làm lễ cần ăn mặc gọn gàng.
  • Khi thắp hương không được nói tục.
  • Số hương mỗi lần sử dụng phải là số lẻ.
  • Nên dùng đèn dầu hoặc nến, không nên dùng đèn điện ảnh hưởng việc thờ cúng.
  • Thay nước thường xuyên sau mỗi lần thắp hương.
  • Không để bàn thờ bụi bẩn.
  • Khi cần sắp xếp lại ban thờ phải xin phép. Không tùy tiện di chuyển vị trí của bát hương, chỉ được di chuyển chén nước, bình hoa.

đáp một số thắc mắc về bốc bát hương

Bốc bát hương vào mùa nào, tháng nào trong năm?

Theo quan niệm của ông cha ta thì mùa xuân và mùa thu là thời điểm thích hợp nhất để bốc bát hương, Bởi đây là hai thời có sự giao hòa trời đất, vạn vật sinh sôi nảy nở. Ngoài ra dịp cuối năm cũng được người dân lựa chọn để bốc bát hương. Ngày 23 tháng Chạp được xem là ngày đẹp, hoặc các ngày 24, 26, 27 Âm lịch, tùy theo tuổi, mệnh của gia chủ.

Tự bốc bát hương có được không?

Bốc bát hương là một nghi lễ quan trọng nên nhiều người thường nhờ tới nhà chùa hoặc các sư thầy, thầy cúng,... Tuy nhiên theo Phật giáo bạn hoàn toàn có thể tự bốc bát nhang tại nhà. Chỉ cần thật sự thành tâm thì tấm lòng sẽ đến được các vị thần linh, gia tiên, thổ công.

Tại sao bát hương bốc cháy?

Bát hương có thể bốc cháy nếu như khi cắm hương bạn cắm các chân hương chồng lên nhau. Theo quan niệm dân gian, đây có thể báo hiệu điềm gì đó. Khi đó cần để hóa hết nhưng cần đề phòng hỏa hoạn, tránh dùng nước để dập lửa.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Thành Huy
Đến từ:
Hải Phòng
Tuổi:
30
"Bát hương là cầu nối giữa lòng thành con cháu và ông bà tổ tiên."

Chía sẻ về bài viết

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từ A đến Z cách bốc bát hương gia tiên, thổ địa, thần tài chuẩn nhất.

Thẻ Tag của bài viết

Bát Hương, Bốc Bát Hương, Bốc Bát Hương Gia Tiên, Bốc Bát Hương Thổ Địa.

Danh mục
null