Cách tỉa chân nhang ngày 23 chuẩn nhất
Tỉa chân nhang là một trong những phong tục truyền thống quan trọng vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Việc tỉa chân nhang đúng cách sẽ giúp gia chủ:
Tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp có phải là tốt nhất?
Bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang là một trong những nghi thức truyền thống của mỗi gia đình dịp Tết Nguyên Đán. Từ ngàn đời này, ông bà ta vẫn răn dạy con cháu tốt nhất nên tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Bởi đó là ngày Ông Công - Ông Táo lên Thiên đình báo cáo với Ngọc Hoàng mọi chuyện trong năm của gia chủ.
Điều này không sai. Quả thực ngày 23 tháng Chạp (ÂL) luôn được đánh giá là ngày đẹp nhất để rút chân nhang. Tuy nhiên, gia chủ hoàn toàn có thể thực hiện việc này trước ngày 23. Thực tế, theo sự thay đổi mỗi năm, thời điểm tỉa chân nhang cũng có một số thay đổi. Nhưng dù thế nào, lời khuyên được đưa ra vẫn là không nên rút chân nhang quá ngày 27 âm lịch.
Cách tỉa chân nhang “chuẩn không cần chỉnh”
Với người Việt, bàn thờ là nơi vô cùng quan trọng, liên quan đến nhiều vấn đề tâm linh. Đặc biệt, việc xê dịch bát hương để rút tỉa chân hay lau dọn đòi hỏi phải hết sức cẩn thận. Vì thế mà cách tỉa chân nhang chuẩn cũng trở nên vô cùng quan trọng.
Ai là người rút chân nhang?
Tư tưởng trọng nam khinh nữ một thời chỉ cho phép nam giới được tỉa chân nhang. Vì chỉ người đàn ông mới có khả năng kết nối với thần linh và lo với thờ cúng. Nhưng thời đại thay đổi, quan niệm cũng dần tiến bộ hơn, nhiều chị em phụ nữ là người tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp ÂL.
Hơn nữa, theo đạo Phật, về mặt tu chứng bao gồm cả thờ cúng thì nam nữ hoàn toàn bình đẳng. Việc thực hiện các nghi lễ tâm linh nói chung và rút tỉa chân nhang nói riêng, phụ nữ làm là điều bình thường.
Cách tỉa chân nhang ngày 23 chuẩn nhất
Trước khi tỉa chân nhang, gia chủ đừng quên xin phép ban thần linh và gia tiên. Bạn thắp hương, khấn xin các Thần, các Quan, gia tiên chấp thuận để thực hiện nghi thức. Sau đó, đợi hết tuần hương mới bắt đầu tỉa chân nhang.
Cách tỉa chân nhang bao gồm 3 bước chính:
- Bước 1:
Đầu tiên, gia chủ sử dụng một tờ báo hoặc một tấm vải sạch trải sát bên bát nhang. Một tay giữ bát hương, tay kia bạn nhẹ nhàng rút chân hương khỏi bát. Tất cả chân hương được gói thật gọn gàng trong tờ báo hay tấm vải đã chuẩn bị.
Các gia chủ tuyệt đối không được rút hết chân nhang. Bạn cần để lại ít nhất 3 - 5 chân nhang. Trong tín ngưỡng của chúng ta, việc để lại 3 chân nhang là để tượng trưng cho Tam Bảo (Phật - Pháp - Tăng). Còn để lại 5 chân nhang nghĩa là ngũ phúc. Ngũ phúc ở đây có thể hiểu là năm điều tốt lành hoặc mang ý nghĩa đại diện cho năm đời huyết thống.
- Bước 2:
Chuẩn bị một chiếc khăn mới, giặt sạch để khô rồi thấm chút rượu gừng. Gia chủ có thể sử dụng một chút tinh dầu thảo mộc để tăng thêm linh khí. Bạn cẩn thận dùng khăn lau thật sạch tất cả bàn thờ cũng như bát nhang. Bạn có thể dịch bát nhang để lau khu vực phía dưới bát nhưng nhớ đặt lại đúng vị trí.
Trong cách tỉa chân nhang, không thể quên việc rửa sạch các đồ vật thường để trên bàn thờ ở bước này. Nếu bàn thờ có đặt đèn, bình hoa, ly rượu,... thì gia chủ cũng cần rửa sạch và lau khô trước khi đặt lại. Riêng với ly rượu hay cốc nước thì tốt nhất nên dùng nước sôi tráng lại.
- Bước 3:
Khâu cuối cùng để hoàn thiện việc tỉa chân nhang ngày 23 là dâng hương mời Chư vị Thần linh ngự lại ban thờ. Bạn nên chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo để thắp hương. Đồng thời, bạn có thể tham khảo bài khấn trong sách. Nếu không biết, bạn cũng có thể khấn nôm với sự thành tâm hướng đến Thần linh và gia tiên.
Những chú ý không thể bỏ qua khi tỉa chân nhang ngày 23
Để việc tỉa chân nhang ngày 23 được suôn sẻ, không lo phạm đại kỵ khiến hao tán tài sản, các gia chủ ghi nhớ một số lưu ý sau:
- Thứ tự tịnh sái ở bàn thờ cần đảm bảo bắt đầu từ bài vị đến bát hương, cuối cùng là những đồ thờ khác.
- Nếu gia đình có bàn thờ Phật thì nhất định phải rút chân nhang tại đó trước tiên. Sau khi xong mới thực hiện tiếp đến bàn thờ thần linh, gia tiên.
- Tất cả những đồ dùng để phục vụ việc tỉa chân nhang phải là đồ chuyên dụng. Nếu thấy đồ như khăn lau, chổi,... quá cũ thì cần đổi đồ mới.
- Trong quá trình tỉa chân nhang 23 tháng Chạp, đặc biệt chú ý không kẹp đồ cúng vào nách, háng, chân. Tay cũng không động chạm vào các đồ vật khác.
- Tuyệt đối không sử dụng các loại nước không tinh khiết phục vụ lau dọn bàn thờ. Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều quảng cáo nước thần dùng cho ngày tỉa chân nhang. Nhưng tốt nhất bạn không nên dùng. Thay vào đó, chỉ cần hỗn hợp rượu trắng với gừng vừa đơn giản vừa đảm bảo thanh sạch.
- Sau khi tỉa chân nhang ngày 23, không được vứt chân nhang đã rút tỉa ở nơi bẩn thỉu. Tốt nhất là bạn đem đốt lấy tro rắc vào gốc cây hoặc rải xuống sông.
- Đại kỵ lớn nhất chính là việc làm vỡ đồ thờ cúng. Bất cứ đồ vật nào bị sứt mẻ hay vỡ cũng mang đến những điều không may cho gia chủ. Vì thế, bạn cần thật sự tận tâm, tỉ mỉ khi tỉa chân nhang cũng như bao sái ban thờ.
Tỉa chân nhang ngày 23 mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Cách tỉa chân nhang đúng vừa thể hiện lòng thành với Thần Phật, ông bà tổ tiên vừa mang đến nhiều điều may cho chính bạn và gia đình. Chính vì vậy, đừng quên tham khảo những thông tin trên đây để nghi thức diễn ra suôn sẻ, tránh phạm đại kỵ, không hao tán tài sản.
Xem thêm:
- Tỉa chân nhang ngày nào đẹp năm 2023 để tránh phạm phong thuỷ?
- Mâm lễ và bài cúng cuối năm: Hướng dẫn làm đúng ngày, tránh gặp sai sót
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Tôi viết bài viết này để hướng dẫn các bạn cách tỉa chân nhang chuẩn nhất, giúp các bạn có một cái Tết ấm cúng, bình an và may mắn.
Thẻ Tag của bài viết
Tỉa Chân Nhang, Ngày 23 Tháng Chạp, Đuổi Tà Ma, Rước Tài Lộc.