Cúng Ông Công Ông Táo Đúng Cách Chiêu Tài Lộc Về Nhà
Xin chào các bạn, hẳn là ai trong chúng ta cũng đã quá quen thuộc với ngày Tết ông Công ông Táo rồi phải không? Từ xưa đến nay, đây được coi là một ngày lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Người ta quan niệm rằng, ông Táo là vị thần cai quản bếp, trông coi việc bếp núc trong gia đình.
Nguồn gốc, ý nghĩa của phong tục cúng ông Công ông Táo
Đối với người dân Việt Nam, việc thờ cúng ông Công, ông Táo trong nhà là một nét văn hóa đặc trưng của đời sống tâm linh. Nguồn gốc của tục thờ cúng này bắt nguồn từ việc tôn thờ 3 vị thần cai quản bếp núc, đất đai trong mỗi gia đình, gồm thần Thổ Công (ông Công), thần Thổ Bếp (ông Táo), Thần Kỳ.
Vì vai trò của các vị thần vô cùng quan trọng nên người dân cũng chuẩn bị rất chu đáo, cẩn thận trong quá trình thờ cúng. Người ta còn chuẩn bị những bài văn khấn cúng ông Táo để đọc cho những dịp đặc biệt khác nhau với lòng cầu mong một năm nhận được nhiều điều may mắn, gia đạo hòa thuận, gặp những điều tốt lành. Một ý nghĩa khác của nghi thức cúng ông Công, ông Táo là bày tỏ lòng biết ơn sự che chở và phù hộ của các vị Thần cho gia đình luôn được ấm no, thuận lợi trong công việc.
Văn khấn ông Công ông Táo là một nghi thức trong các bước cúng ông Công ông Táo truyền thống của người Việt Nam. Nghi thức này có ý nghĩa quan trọng trong tâm linh và văn hóa dân gian Việt Nam, thể hiện lòng thành kính, biết ơn và tôn trọng đối với các vị thần, tổ tiên, cha mẹ đã khuất.
Theo truyền thống, bài văn khấn ông Công ông Táo thường được đọc vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Nội dung bài văn khấn bao gồm những lời cầu nguyện, cảm tạ và kính mời các vị thần, bố mẹ đã về chầu trời, báo cáo việc làm tốt hoặc xấu trong năm vừa qua, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đối với các vị thần, tổ tiên, cha mẹ đã khuất.
Chi tiết cách cúng ông Táo hàng ngày
Bên cạnh ngày 23 tháng Chạp hàng năm, nhiều gia đình còn có thói quen cúng ông Táo hàng ngày. Tuy nhiên, cách cúng sẽ đỡ phức tạp hơn rất nhiều. Những lễ vật mà gia chủ cần phải chuẩn bị để dâng cúng là trái cây, chè ngọt cùng một vài món ăn chay hoặc mặn đều được.
Kế đó, bạn hãy chuẩn bị thêm 3 chén rượu, 3 chén nước đặt trên bàn thờ ông Công, ông Táo. Các chén rượu này cần được thay mới mỗi ngày để tránh bị bụi bẩn rơi vào. Khi thay rượu và nước vào buổi sáng sớm, bạn cũng cần lau dọn lại vị trí thờ cúng cho sạch sẽ, gọn gàng và bàn thờ được đảm bảo sự trang nghiêm vốn có.
Văn khấn ông Công ông Táo chữ Nôm truyền thống
Bài văn khấn chữ Nôm được chia sẻ theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam đến từ nhà xuất bản Văn hóa Thông tin:
Văn khấn ông Táo hàng ngày
Bên cạnh bài văn khấn ông Công ông Táo chữ Nôm cổ truyền, bạn có thể ứng dụng bài văn khấn cho việc cúng ông Táo hàng ngày dưới đây:
Văn khấn ông Táo ngày rằm, mùng 1
Bài văn khấn ông Công ông Táo vào ngày rằm hoặc mùng 1 không quá khác biệt so với văn khấn ông Công ông Táo hàng ngày. Bạn có thể sử dụng bài văn khấn hàng ngày hoặc khấn theo bài cúng sau:
Văn khấn ông Công ông Táo 23 tháng Chạp
Sau khi chuẩn bị mâm cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp, bạn hãy đọc bài khấn sau:
Văn khấn rước ông Táo ngày 30 Tết
Nếu như ngày 23 tháng Chạp là ngày cúng đưa ông Táo về trời thì ngày 30 Tết sẽ là ngày rước ông Táo. Vào ngày 30 Tết âm lịch hàng năm, người dân sẽ bày biện mâm cúng và đọc bài khấn sau:
Gia chủ cần lưu ý gì khi cúng ông Công ông Táo?
Bên cạnh bài văn khấn ông Công ông Táo 2023 thì bạn cũng cần lưu ý những điều dưới đây để nghi lễ được thực hiện chỉn chu:
Chuẩn bị lễ vật cúng ông Công ông Táo
Bạn cần chuẩn bị các lễ vật sau để cúng:
3 chiếc mũ ông Công, mũ dành cho Táo ông có 2 cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn.
Cá chép giấy hoặc cá chép thật.
3 chiếc áo giấy.
3 đôi hia giấy.
Tiền vàng.
Các món ăn truyền thống đơn giản.
Bạn không nên mua sắm nhiều vàng mã để đốt trong nghi lễ cúng. Nhiều gia đình quan niệm rằng, đốt càng nhiều vàng mã khi đọc văn khấn ông Công ông Táo sẽ càng nhận được nhiều phước lộc. Đây là điều sai lầm, gây tổn kém và ảnh hưởng đến môi trường. Gia chủ có thể dùng tiền làm điều thiện để tích phước lành.
Trình tự các bước cúng ông Công ông Táo
Bàn thờ ông Công ông Táo nên được đặt trong nhà bếp vì đây là những vị thần cai quản việc bếp núc. Thứ tự các bước chuẩn bị nghi lễ cúng ông Công ông Táo như sau:
Chuẩn bị mâm lễ vật và mâm cỗ cúng.
Thắp nhang, đọc văn khấn ông Công ông Táo để tiễn các vị thần về trời. Khi thực hiện nghi lễ cúng cần ăn mặc trang nghiêm, kín đáo để tỏ lòng tôn kính đối với các vị thần.Đọc văn khấn ông Công ông Táo cần thể hiện sự trang nghiêm, thành kính, giọng đọc to, rõ ràng, mạch lạc.
Cắm nhang, đợi nhang tàn thì thắp thêm một tuần nhang nữa, sau đó làm lễ tạ, hóa vàng mã, mang cá chép thật ra sông suối, ao hồ phóng sinh.
Thời gian cúng ông Công, ông Táo
Gia chủ không nên cúng ông Táo quá sớm, thời gian cúng ông Công ông Táo vào dịp cuối năm sớm nhất mà gia đình có thể thực hiện là ngày 20 tháng Chạp và trễ nhất là 23 tháng Chạp. Quan niệm truyền thống tin rằng, gia chủ cần tiến hành nghi lễ trước khi ông Táo bay về trời, tức là trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.
Khung giờ Hoàng đạo mà các gia đình nên chọn là giờ Tý (23h-1h), giờ Sửu (1h-3h), giờ Thìn (7h-9h), giờ Tỵ (9h-11h). Sau khi cúng, bạn hãy mang cá chép ra ao, hồ để thả hoặc hóa vàng nếu cúng cá chép giấy.
Có nhiều cách viết và cách đọc bài văn khấn ông Công ông Táo tùy thuộc vào vùng miền và từng gia đình. Dù là chọn bài đọc nào thì tục cúng ông Công ông Táo vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam, thể hiện sự tôn trọng, biết ơn và tôn vinh bề trên phù hộ cho gia đạo được ấm no, hạnh phúc
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Vì vậy, việc cúng ông Công ông Táo vào mỗi dịp cuối năm được xem như một cách để gia chủ bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với các ngài.