Cúng Rằm Tháng 7: Ý Nghĩa, Mâm Cỗ, và Lưu Ý
Tết Trung Nguyên hay còn gọi là Rằm tháng 7 là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam, mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ đến gia tiên, thần linh và những người đã khuất.
nghĩa cúng rằm tháng 7
Rằm tháng 7 hay còn gọi là lễ Vu Lan, ngày lễ báo hiếu với cha mẹ tổ tiên. Vào ngày này, các gia đình thường làm mâm cơm cúng vừa để bày tỏ công ơn với đấng sinh thành vừa là dịp để tụ họp đoàn viên ông bà con cháu. Các gia đình có thể cúng rằm tháng 7 từ mùng 10 đến 15 âm lịch.
Ngoài ra rằm tháng 7 cũng là ngày Xá tội vong nhân hay Tết Trung Nguyên theo quan niệm của các nước Á Đông. Trong văn hóa tín ngưỡng dân gian, tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn và ngày 15 là ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế. Vì thế người trần gian phải cúng mâm cơm, tiền vàng, quần áo,... để mong không bị quỷ đói quấy nhiễu.
Bạn có thể xem bài khấn văn cúng rằm tháng 7 tại: Văn cúng rằm tháng 7 theo Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam.
cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
Tuy diễn ra cùng một ngày nhưng Lễ Vu Lan và Tết Trung Nguyên lại mang ý nghĩa khác nhau nên việc chuẩn bị mâm cỗ cúng phải phù hợp với từng bối cảnh. Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 thường bao gồm mâm cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên và cúng chúng sinh. Đương nhiên cách sắm lễ cho mỗi mâm cơm sẽ khác nhau.
Mâm cúng Phật
Đối với bàn cúng Phật thông thường chỉ cần chuẩn bị một mâm cỗ chay, đơn giản. Bạn có thể làm một mâm cơm chay hoặc sắm một mâm ngũ quả để cúng Quan Thế Âm Bồ Tát. Cúng Phật phải cúng vào ban ngày, sau khi cúng gia đình có thể thụ lộc mâm cúng ngay tại nhà.
Mâm cúng thần linh, gia tiên
Cúng thần linh hay gia tiên là cúng trong nhà, bạn phải chuẩn bị một mâm cỗ mặn để tưởng nhớ người đã khuất. Đặc biệt nên chuẩn bị một mâm cơm đầy đặn, tươm tất, có nhiều món ăn ngon, đa dạng để bày tỏ tấm lòng biết ơn với tổ tiên.
Các món ăn tùy gia chủ nhưng thường sẽ bao gồm xôi, gà luộc, nem, giò chả, canh rau củ, các món nộm,... Ngoài ra mâm cúng cần chuẩn bị các món đi kèm như hoa, trái cây, rượu và những vật dụng dành cho người Âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép, xe, điện thoại,... để ở dưới đó họ cũng được hưởng cuộc sống đầy đủ như người trên Dương thế.
Các bạn có thể xem thêm cách bài trí bàn thờ gia tiên: Cách bài trí bàn thờ gia tiên để con cháu được may mắn, hưởng phúc đức từ ông bà.
Mâm cúng chúng sinh
Mâm cúng chúng sinh hay cúng cô hồn được đặt ở ngoài trời, thường làm vào chiều tối 14 hay giữa trưa 15 tháng 7 âm lịch. Lễ cúng thể hiện lòng từ bi với những linh hồn còn vương vấn trần gian, không nhà ở, không nơi nương tựa.
Những lễ vật cần sắm sửa cho mâm cúng chúng sinh thường là các đồ chay, bao gồm:
- Muối gạo (để rắc bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)
- Hoa quả (5 loại quả)
- Quần áo chúng sinh nhiều màu sắc khác nhau
- Các loại bỏng ngô, bánh kẹo
- Tiền vàng và tiền trần (tiền thật, thường là tiền lẻ)
- 3 chén nước
- 3 nén hương và 2 ngọn nến nhỏ
Khi bày mâm, tiền phải được rải đều trên khắp mặt mâm, các loại nhang, hương để ra mỗi hướng Nam, Bắc, Đông, Tây từ 3- 7 cây. Sau khi cúng xong, bạn sẽ vãi muối và gạo ra sân hoặc đường, và cuối cùng là đốt vàng mã. Các loại bánh kẹo, bỏng, tiền lẻ có thể để cho trẻ em tự giành nhau, bởi theo quan niệm dân gian càng có nhiều người giật thì sẽ càng có nhiều lộc.
ý một số món ngon cúng rằm tháng 7
Gà hấp lá chanh
Gà là món bắt buộc không thể thiếu trong mâm cơm cúng. Tuy nhiên ngoài món gà luộc truyền thống, bạn có thể đổi khẩu vị bằng cách hấp gà với lá chanh. Cách làm đơn giản mà lại mang lại hương vị mới lạ, món gà hấp lá chanh đảm bảo sẽ được gia đình bạn ưa thích.
Bò hầm khoai tây
Món ăn này có cách làm không quá khó song lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, bổ ích, tốt cho sức khỏe. Những miếng thịt bò ngọt nhừ hòa quyện với khoai tây và cà rốt trong nồi nước dùng được chế biến đậm đà không chỉ ngon miệng mà còn phù hợp với bữa ăn gia đình.
Tôm hấp nước dừa
Như bạn đã biết, tôm là một loại thực phẩm giàu canxi, tốt cho cơ thể. Dừa thì thanh mát, ngon miệng lại mang tính giải khát. Sự kết hợp của cả hai đảm bảo sẽ đem đến một món ăn hấp dẫn, độc đáo và không kém phần bổ dưỡng.
Mục sim chiên bơ tỏi
Mực sim hay còn gọi là mực trứng là thức hải sản ngon, đắt tiền và đầy dinh dưỡng. Để phù hợp với khẩu vị của nhiều thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ, thì các món chiên giòn là không thể thiếu. Trong đó mực sim chiên bơ tỏi là một gợi ý không hề tồi một chút nào.
Canh hoa thiên lý
Hoa thiên lý khá gần gũi với nhân dân ta, đặc biệt là miền Bắc. Hoa thiên lý có mùi thơm nhẹ, thường được các mẹ nấu canh để thanh mát cơ thể ngày hè. Để làm món canh đầy đủ cho mâm cỗ, bạn có thể nấu hoa thiên lý với thịt băm, thịt bò hay với cua hoặc ngao.
Nộm hoa chuối
Nộm hoa chuối hay nộm bắp chuối là món ăn truyền thống, quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó là món ăn quê dân dã mang đậm hương vị của cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Bạn có thể làm món nộm hoa chuối với tai heo cho mâm cúng mặn hoặc nộm hoa chuối với lạc dành cho mâm cúng chay.
Rau củ lúc lắc
Để mâm cúng chay được đa dạng hơn, bạn có thể làm món rau củ lúc lắc vừa đáp ứng được yêu cầu vừa ngon miệng. Trong món rau củ lúc lắc này sẽ có thịt bò chay cùng các loại rau củ khác như ớt ngọt, cà chua, hành tây được chế biến đậm đà, trình bày đẹp mắt.
Xôi cốm hạt sen
Xôi cốm hạt sen là sự kết hợp hoàn hảo của mùa thu. Nó có cái vị ngọt bở của sen, của hương cốm thơm dẻo và vị bùi bùi béo béo của dừa. Món ăn này không chỉ chứa đựng hương vị truyền thống mà còn hấp dẫn, ngon miệng, phù hợp với khẩu vị nhiều người.
lưu ý khi làm mâm cơm cúng rằm tháng 7
Đối với mâm cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên thì cúng trong nhà. Còn mâm cúng cô hồn, chúng sinh thì phải đặt ở ngoài trời, tránh các bậu cửa, hoặc trước cửa chính căn nhà, hoặc có thể thực hiện ở chùa.
Với những gia đình theo đạo Phật thì mâm cúng Phật phải được đặt ở vị trí cao nhât, sau đó là mâm cúng thần linh, và cuối cùng mới đến mâm cúng gia tiên.
Ngày rằm tháng 7 có rất nhiều vong linh, cô hồn vất vưởng nên những món cúng cho gia tiên như quần áo, vàng mã cần ghi rõ tên. Khi khấn cần đọc to rõ tên hương hồn người nhận.
Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn tại bài viết: Cúng Rằm tháng 7: Chuẩn bị lễ vật, quy trình thực hiện và những điều cần lưu ý.
ý một số mâm cơm cúng rằm tháng 7 đẹp và đầy đủ
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7
Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng 7
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa, cách chuẩn bị mâm cúng và những món ngon truyền thống trong ngày Rằm tháng 7 nhé!
Thẻ Tag của bài viết
Rằm Tháng 7, Cúng Rằm, Mâm Cỗ Rằm, Ý Nghĩa Rằm Tháng 7, Món Ngon Cúng Rằm.