Cúng Rằm Tháng Giêng: Ý Nghĩa & Cách Chuẩn Bị
Rằm tháng Giêng, còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, là Tết đầu tiên trong năm. Đây là dịp để người Việt bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, trời đất và cầu nguyện cho một năm mới bình an, may mắn.
nghĩa cúng Rằm tháng Giêng
Chuẩn bị mâm lễ cúng Rằm Tháng Giêng từ lâu đã trở một phần quan trọng trong nét truyền thống của người Việt. Mọi người cúng Tết Nguyên Tiêu đầu tiên là thể hiện lòng thành, sự kính cẩn đối với bề trên như: Phật, thần linh, tổ tiên ông bà,...sau là mong muốn một năm đầy may mắn, thuận lợi, suôn sẻ trong mọi việc, gia đạo hòa thuận, êm ấm, hạnh phúc.
Câu chuyện truyền thuyết về lịch sử của ngày Tết Nguyên Tiêu cũng khá thú vị và rất ý nghĩa.
Tương truyền Tết Nguyên Tiêu, hay còn được gọi là Tết Thượng Nguyên hoặc Tết Trạng Nguyên. Hằng năm, cứ vào dịp đầu tháng của năm mới, vua thường mời các vị Trạng Nguyên đến dự đại tiệc ở vườn thượng uyển để cùng ngâm thơ, đối ẩm, xem hoa thưởng nguyệt.
Do vậy, người dân cũng tận dụng ngày này để gia đình ông bà, con cháu cùng quây quần ăn bánh trôi, tâm sự sẻ chia với nhau, hoặc vui vẻ cùng nhau xem múa lân sư rồng để mong một năm mới thêm hạnh phúc, an khang cho mọi người, mọi nhà.
tháng Giêng cúng gì? Cách chuẩn bị lễ cúng
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và tập tục từng vùng miền mà người ta sẽ có cách sắm và sắp xếp mâm lễ khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung là giữa mâm lễ cúng Phật và mâm lễ cúng gia tiên sẽ được gia chủ chuẩn bị không giống nhau.
Bởi Phật và thần thánh ở bậc cao hơn tổ tiên, ông bà, nên không thể cúng như nhau, dễ phạm tội bất kính.
Mâm lễ cúng Phật
Thông thường mâm lễ cúng Phật sẽ dâng cúng hoa quả hoặc các món chay như: Hoa quả, xôi chè, các món có đậu chủ yếu, hoặc các món chay đơn giản, không thêm quá nhiều hương liệu.
Đến nay, trên mâm cúng Phật, người dân còn thêm vào món chè trôi nước hoặc trôi nước ngũ sắc, tượng trưng cho ngũ hành, đại diện cho hy vọng mọi sự trong năm suôn sẻ, thuận lợi, không vướng bận, không sót lại những điều luyến tiếc.
Mâm lễ cúng gia tiên
Đối với những gia đình theo Đạo Phật, họ thường dâng mâm cúng gia tiên với những món mặn, 4 bát, 6 đĩa. 4 bát tương ứng với 4 loại khác nhau gồm: Bát bóng, bát mọc, bát ninh măng, bát miến. 6 đĩa sẽ chứa thức ăn có thịt gà hoặc thịt lợn, có thể cúng giò hoặc chả, cùng với nem, dưa muối và dĩa bánh chưng.
=>> Năm 2022 rằm tháng Giêng vào ngày bao nhiêu dương lịch? Mời quý bạn tra cứu tại:Đổi Ngày Âm Sang Dương - Dương Sang Âm - Lịch Âm Dương
ý những món ngon cúng Rằm tháng Giêng
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và tập tục từng vùng miền mà người ta sẽ có cách chuẩn bị và cúng đầu năm với mâm lễ cúng có nhiều món khác nhau.
- Những món mặn sang trọng, cầu kỳ một chút:
- Gà luộc
- Canh cải thảo cuộn với lườn gà
- Bánh bao nhiều màu sắc hoặc nhiều hình dáng, thông thường là hình chú lợn.
- Chè trôi nước ngũ sắc
- Bánh ít gấc nhân tôm thịt cùng với xôi lá cẩm
- Thêm một đĩa nem chua hoặc giò lụa,...
- Những món mặn đơn giản, dễ làm:
- Đậu phụ bao bố
- Súp lơ xào nấm hoặc nấm đậu kho tiêu
- Bạn có thể thêm 1 đĩa chả giò chay
- Xôi đậu xanh
- Canh thập cẩm chay…
- Hoặc bạn cũng có thể biến tấu một chút với nhiều món truyền thống là đã có một mâm cúng Rằm Tháng Giêng đơn giản, thịnh soạn mà vẫn đầy đủ ý nghĩa như:
- Gà hấp muối tiêu
- Giò hoa ngũ sắc
- Canh bóng thả
- Nem gà hoặc chả quế
- Tôm xào rau củ
- Hoặc xà lách trộn rau mầm
văn khấn cúng Rằm tháng Giêng
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.
Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ...............................................
Ngụ tại:........................................................................
Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm........ gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
điều cần lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng
Bất kì một ngày cúng nào liên quan đến đời sống tâm linh đều có những kiêng kỵ riêng. Vì vậy bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh mắc lỗi sai rước tai họa cho gia đình, phạm tội bất kính thánh thần:
- Tránh dùng hoa hoặc trái cây giả để bài trí bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật. Thay vào đó bạn nên chọn mua hoa quả tươi và còn mới là tốt nhất. Một số gợi ý về các loài hoa cho bạn để dâng cúng Rằm Tháng Giêng vừa thẩm mỹ vừa đúng lễ nghi như hoa cúc vàng, hoa huệ trắng, cúc vạn thọ.
- Bên cạnh đó, cách đặt trái cây và cắm hoa trên bàn thờ sao cho vừa thẩm mỹ, vừa trang nghiêm cũng là một điều gia chủ cần hết sức lưu ý.
- Bát đĩa và những món ăn dâng cúng phải là đồ mới hoàn toàn, riêng biệt, chỉ dùng cho những ngày lễ cúng chưa qua sử dụng hằng ngày, bởi chúng được xem là sạch sẽ, không mang ô uế.
- Không cần phải đốt quán nhiều vàng mã. Theo quan niệm của Đạo Phật, cúng Rằm Tháng Giêng chỉ cần cúng những món thanh tịnh, nếu có cũng chỉ đốt một ít vàng mã tượng trưng, cầu mong cho năm mới tốt lành, may mắn là đủ.
- Mâm lễ cúng Phật và mâm lễ cúng gia tiên tuyệt đối không được lẫn lộn. Vì cúng Phật nhất định phải cúng những món chay, đơn giản, tinh khiết, còn cúng ông bà thì bạn có thể cúng những món mặn khác.
- Bạn cũng nên lưu ý trong việc dọn dẹp, vệ sinh bàn thờ. Nên làm theo trình tự vệ sinh bàn thờ Phật trước rồi mới đến bàn thờ gia tiên. Dùng khăn sạch, riêng biệt để lau bàn thờ. Hạn chế di chuyển những lễ vật trên bàn thờ sai với vị trí cũ.
- Khi thắp hương lên bàn thờ gia tiên, chỉ nên thắp từ 1-3 cây là tốt nhất, bởi theo quan niệm, số lẻ tượng trưng cho phần âm.
- Trước khi dâng mâm lễ và dâng hương cúng Rằm Tháng Giêng, bạn nên ăn mặc kín đáo, lịch sự, đơn giản, khấn vái thành tâm, thể hiện sự tôn kính đối với Phật, thánh thần, ông bà tổ tiên. Không nên cầu xin những điều mang tính tham lam, mang nhiều tạp niệm.
đáp một số thắc mắc về cúng Rằm tháng Giêng
Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15
Một số gia đình thường cúng Rằm tháng Giêng sớm vào ngày 14. Thực tế, bạn có thể cúng Rằm vào ngày 14 hoặc ngày 15 đều được. Tuy nhiên, thời gian tốt nhất lập mâm cúng Tết Nguyên Tiêu là sáng ngày 15 âm lịch.
Cúng Rằm tháng Giêng vào giờ nào
Theo quan niệm từ xa xưa, vào giờ Ngọ, ngày chính Rằm là thời khắc Thần Phật giáng thế, bày mâm cúng vào khung giờ này thì những điều gia chủ cầu mong sẽ linh ứng vì được Thần Phật soi xét. Do đó, người ta cho rằng bày mâm cúng Rằm tháng Giêng tử 11 giờ trưa đến 13 giờ chiều là tốt nhất.
Ngoài ra, còn có một số khung giờ khác được xem là thích hợp để cúng Rằm:
Nếu bạn cúng vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch:
- Giờ Thìn, tức từ 7h-9h
- Giờ Tỵ, tức 9h-11h
- Giờ Thân, tức 15h-17h
- Giờ Dậu, tức 17h-19h
Nếu bạn cúng vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch:
- Giờ Thìn, tức từ 7h-9h
- Giờ Ngọ. tức 11h-13h
- Giờ Mùi, tức 13h-15h
Rằm tháng Giêng cúng chay hay mặn?
Trong ngày Rằm tháng Giêng, bạn có thể cúng mặn hoặc chay trên bàn thờ tổ tiên, ông bà. Còn đối với bàn thờ Phật thì bạn chỉ nên cúng những món chay thanh tịnh, đơn giản, như hoa quả, xôi, chè,...là đúng đắn nhất.
sao “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”?
Bởi vì theo quan niệm dân gian, ngày trăng tròn đầu tiên của năm là ngày để phàm nhân bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ đến Đức Phật, chư Tăng tụ họp đông đủ để nghe thuyết Pháp, phước báu vô lượng, là ngày hiếm có trong năm.
Vậy nên mọi người chọn cúng lễ Rằm Tháng Giêng của một năm mới linh thiêng và cầu mong những an lành, may mắn cho cả năm.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc thêm thông tin về cúng Rằm Tháng Giêng. Hy vọng rằng bạn sẽ biết cách sắm đồ cúng Lễ đúng chuẩn và tránh được những đại kỵ để gia đạo luôn được bình an, may mắn, công việc suôn sẻ, như ý cả năm.
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Bài viết này được viết để hướng dẫn bạn cách chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng một cách chu đáo và ý nghĩa nhất. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Thẻ Tag của bài viết
Cúng Rằm Tháng Giêng, Mâm Lễ Cúng Phật, Văn Khấn Cúng Rằm Tháng Giêng.