Cúng Thần Tài gồm những lễ vật gì?
Bạn đang chuẩn bị cúng Thần Tài nhưng chưa biết nên chuẩn bị những lễ vật nào? Đừng lo, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách chọn lễ vật, gợi ý mâm cúng và lưu ý quan trọng khi cúng Thần Tài để mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình.
cúng Thần Tài gồm những lễ vật gì?
Theo quan niệm dân gian, người ta cho rằng Thần Tài rất thích cua, trứng, biển. Đây là những món cho tới bây giờ vẫn được làm sính lễ dâng lên các vị thần linh, người ta hay thường gọi là bộ Tam Sên.
Chuẩn bị những thức ăn tươi ngon, không được dâng cúng thức ăn ôi thiu, đã qua sử dụng. Nên chuẩn bị các sính lễ có trong mâm cúng Thần Tài một cách kỹ càng, tâm huyết, để được thần linh chứng giám.
- Sau đây là những của lễ có trong mâm cúng Thần Tài:
- Nhang (hương): 1-2 bó
- Nến (đèn cầy): 1 cặp
- Một dĩa muối sạch, một dĩa gạo tẻ
- Một dĩa bánh kẹo
- 3 chum rượu, chum nước
- Tiền lẻ
- Thuốc lá
- Bộ trầu cau
- Xôi đậu xanh
- Bộ Tam Sên gồm: 3 quả trứng luộc, 3 con tôm luộc, chiên tùy thích, thịt heo luộc (ba chỉ, có gồm mỡ và nạc)
- Tiền vàng mã (6 con ngựa đa màu sắc, mũ kiếm, quần áo, giày dép. Mũ áo quan, tào quan, vàng lá, giấy tiền, vàng, nến mỗi thứ 5 tập)
- Mâm ngũ quả (gồm 5 loại quả: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. Nên chọn quả tươi ngon, mọng nước)
- Một lọ hoa tươi: Không nên chưng hoa quả giả lên bàn thờ, bởi khi cúng lễ lên các vị thần linh, chúng ta nên dành những sính lễ cao quý, đẹp mắt. Đó cũng thể hiện được lòng thành tâm của người dâng cúng.
- Sính lễ để cúng Thần Tài tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng ngôi gia, không ép buộc chuẩn xác. Gợi ý: Một con cá lóc nướng nguyên con không tróc vảy, bánh hỏi heo quay, gà cúng,..)
Sau khi chuẩn bị xong lễ vật, gia chủ cần biết cách sắp xếp các vật phẩm ấy sao cho hợp lý, hợp phong thủy. Xem thêm tại bài viết: Xem ngay cách bày trí bàn thờ Thần Tài chuẩn phong thủy nhất
ý một số mâm cúng lễ Thần Tài
Dưới đây là một số cách bày trí lễ vật, mâm cúng đơn giản trong ngày lễ Thần Tài mà bạn đọc có thể tham khảo:
Hướng bàn thờ Thần Tài rất quan trọng, ảnh hưởng tới phong thủy và yếu tố may mắn. Để biết bàn thờ Thần Tài của gia chủ đặt đúng hướng chưa, mời tham khảo bài viết: Bàn thờ Thần tài- Nên đặt ở đâu để đem lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ?
lưu ý khi cúng Thần Tài, Thổ Địa
- Trước ngày cúng lễ Thần Tài, gia chủ phải dọn dẹp bàn thờ, lau chùi bụi bẩn, rửa sạch các tượng thần bằng nước sạch, nước thơm hoặc dùng rượu trắng để tẩy bụi. Gia chủ nên chuẩn bị hoa tươi, bài trí gọn gàng, đẹp mắt để chưng lên bàn thờ trước khi giờ cúng diễn ra.
- Sau khi cúng xong, gạo và muối nên cất giữ trong nhà, giữ dùng cho có lộc may mắn. Không nên rải ra ngoài sẽ mất lộc.
- Tưới rượu, nước vào cửa nhà. Điều này mang ý nghĩa đón tài lộc vào nhà
- Sính lễ, thức ăn dâng cúng nên để người thân, các thành viên trong gia đình chia nhau ăn. Tránh đem cho người ngoài, điều này có thể mang lộc may mắn của mình cho người khác đấy
- Khi đốt bộ tiền vàng mã, nên đốt ở ngoài, không nên đốt trong nhà
- Sau khi cúng Thần Tài, nên giữ cho tâm được tịnh, tránh cãi vã, mâu thuẫn. Nên nói chuyện vui vẻ, tâm hồn thoải mái, thầm cảm ơn đến các vị thần linh.
Ngoài lễ vật, gia chủ cần chuẩn bị văn khấn Thần Tài. Xem thêm tại bài viết: Thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa cần những gì? Quy trình và những điều lưu ý để tránh đại kỵ
luận
Cúng Thần Tài đối với các thương gia, người làm ăn kinh doanh rất quan trọng. Họ mong muốn những lễ vật dâng lên các vị thần linh sẽ được dư đầy của cải, luôn gặp may mắn, thuận lợi trong công việc làm ăn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Sẽ có những chủ đề mới về phong thủy, tâm linh,.. rất thú vị sẽ được ra mắt trong những bài viết sau. Mời bạn cùng đón đọc!
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Khi mình bắt tay vào làm nội dung này, mình luôn nghĩ tới những người đang cần lắm chút may mắn về tiền bạc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có một lễ cúng Thần Tài trọn vẹn và được Ngài phù hộ.