Cúng về nhà mới: Hướng dẫn chuẩn bị & văn khấn

Vừa dọn đến nhà mới, bạn đang băn khoăn không biết cần chuẩn bị gì cho lễ cúng nhập trạch? Đừng lo, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn mọi thứ, từ A đến Z.

Cúng về nhà mới

về nhà mới cần chuẩn bị những gì?

Mua nhà, xây nhà hay chuyển vào một căn nhà mới là một bước ngoặt trọng đại trong cuộc đời. Đó như là một nghi thức đăng ký hộ khẩu, nhằm thông báo và xác nhận với các vị thần cai quản rằng bạn chính thức là chủ nhân của căn nhà này. Bên cạnh đó, nó cũng là một lời cầu mong được chứng giám, phù hộ cho mọi điều may mắn trong tương lai.

Để lễ cúng về nhà mới được diễn ra một cách chỉnh chu và chuẩn xác, gia chủ cần chuẩn bị một số điều sau đây:

  • Hoàn thiện không gian sống: Lễ cúng nhập trạch chuyển vào nhà mới nên được tổ chức sau khi hoàn tất việc bố trí nhà cửa. Bên cạnh đó, gia chủ nên tự tay mang các vật dụng của mình đến nơi sống mới để tránh vía xấu đi theo đồ đạc và xâm nhập vào nhà mới.
  • Tìm ngày giờ tốt để làm lễ: Để biết được đâu là ngày tốt thì thường sẽ phải nhờ đến các thầy phong thủy hoặc các sách phong thủy.
  • Chuẩn bị một mâm lễ cúng: Một mâm cúng đầy đủ các lễ vật là một điều không thể thiếu trong các buổi lễ. Mời bạn cùng xem chi tiết những lễ vật không thể thiếu trong phần tiếp theo!

Lễ nhập trạch là gì? Xem ngay những điều quan trọng cần phải biết trước khi làm lễ nhập trạch tại: Lễ cúng nhập trạch - Khởi đầu của một cuộc sống mới (Thủ tục, cách làm, lưu ý)

vật cúng về nhà mới

(Một mâm lễ cúng đầy đủ, chỉn chu sẽ càng thể hiện rõ lòng thành của gia chủ đến với các vị thần linh)

Mâm lễ trong buổi cúng nhập trạch càng chỉn chu, thịnh soạn thì sẽ càng tỏ được lòng thành với các vị thần linh. Tuy vậy, tùy vào điều kiện mỗi gia đình mà sẽ có cách chuẩn bị khác nhau, nhưng hãy đảm bảo có đầy đủ những lễ vật sau:

  • Đĩa trái cây: Gồm năm loại trái khác nhau (ngũ quả), tươi mới, không bị dập nát hoặc hư úng.
  • Bình hoa: Hoa phải tươi, nở xòe các cánh hoa. Có thể chọn các loại hoa như hoa ly, hoa cát tường, hoặc chọn hoa lẻ cành.
  • Đèn cầy (nến), hương nhang và trầm thơm
  • Trầu cau: Quả cau tròn, lá to đẹp, không bị xước hoặc rách
  • Rượu nếp
  • Bộ tam sên: Thịt heo luộc, quả trứng luộc và tôm hoặc cua hấp
  • Địa thịt heo quay
  • 1 con gà luộc nguyên con
  • Đĩa lớn xôi đậu xanh hoặc xôi gấc
  • Bát gạo và muối hột
  • Giấy tờ vàng mã

Trong trường hợp gia đình muốn cúng chay thì có thể lựa chọn những món chay như xôi đậu xanh, canh nấm chay, đậu khuôn nhồi sốt cà,...

Ngoài ra, các bạn cần phải chuẩn bị một cái bếp than để thực hiện nghi thức bước qua bếp than, chính thức bước vào nhà.

Một mâm cúng chuẩn chỉnh theo phong thủy nhất sẽ có những lễ vật nào? Tìm hiểu ngay tại bài viết: Mâm cúng về nhà mới đầy đủ, tươm tất - May mắn dồi dào, lộc lá sinh sôi

trình cúng về nhà mới, nhập trạch nhà chuẩn

(Nghi thức buổi lễ cúng nhập trạch nên thực hiện đúng quy trình để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ và động đến thần linh)

Cúng kiếng là một trong những nghi lễ tâm linh quan trọng, vì thế cần phải thực hiện một cách tỉ mỉ và chuẩn xác.

- Đầu tiên là sắm sửa và chuẩn bị đầy đủ các lễ vật như đã liệt kê trong phần trước.

- Sau đó bày biện và bố trí mâm lễ một cách gọn gàng và đẹp mắt. Đặc biệt lưu ý đến nguyên tắc Đông Bình - Tây Quả, nghĩa là đặt bình hoa ở phía bên phải bàn cúng, còn đĩa trái cây ở phía bên trái.

- Tiếp đến là thắp nhang và xin phép bắt đầu cúng lễ nhập trạch. Gia chủ nên thể hiện lòng thành, cung kính thần linh và rước vong linh gia tiên vào nhà mới.

- Sau đó là đốt bếp than hồng và đặt ở chính giữa của cửa chính để từng người bước qua. Người đầu tiên sẽ là gia chủ, tay này bài vị gia tiên, còn tay cầm bát hương. Những người sau sẽ cầm những vật ý nghĩa khác gạo, muối, đồ trang sức,...

- Khi đã vào trong nhà, người chủ nhà sẽ tiến hành mở toàn bộ các cánh cửa, bật hết các đèn, mở vòi nước. Điều này giúp đánh thức nguồn sinh khí và năng lượng trong căn nhà. Còn những người khác thì sẽ lau dọn và sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ ông Công ông Táo, bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa.

- Bước tiếp đến là lúc gia chủ sẽ thắp nhang và đọc văn khấn. Giữ không gian trang trọng và yên tĩnh để buổi lễ diễn ra tốt đẹp.

- Sau khi văn khấn kết thúc, gia chủ sẽ bật bếp và nấu một nồi nước ấm châm trà, và dùng trà này dâng lên các vị thần và gia tiên.

- Bước cuối cùng là đốt giấy tiền vàng mã, tưới rượu lên tro. Gạo, muối và nước thì giữ lại đặt ở bàn thờ ông Táo.

khấn cúng về nhà mới

Văn khấn thần linh

Nam mô a di đà Phật! (3 lần, 3 vái)

Con xin kính lạy chín phương Trời, cùng Chư Phật mười phương. Kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, tất cả các vị thần linh cai quản xứ này.

Tín chủ con là:………………………, tuổi mệnh (ví dụ: Canh Ngọ 1990,...)

Hôm nay ngày ….. tháng…. năm…(Âm Lịch), chúng con sắm sửa lễ vật, hương quả trầu cau bày lên trước án, xin kính cẩn tâu trình đến chư vị thần linh:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực,

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh.

Nêu cao chính đạo

Gia đình chúng con xây (mua/thuê) được ngôi nhà tại địa chỉ này là… Tới nay, công trình thi công đã hoàn thiện, mọi công việc xong xuôi, chúng con chọn ngày lành tháng tốt để báo cáo lên chư vị Thần linh. Chúng con thành tâm chuẩn bị lễ vật, cúi mong chư vị Thần linh tề tựu thụ hưởng, cho phép chúng con được dọn về nhà mới, sau đó lập bát hương để thờ cúng thần linh.

Kính mong các vị thần anh minh cho phép chúng con được rước vong linh gia tiên, dòng họ về nhà mới tại địa chỉ … để thờ phụng. Xin các ngài chứng giám, gia ân tác phúc, phù hộ độ trì cho gia đình sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đại, cuộc sống an lành.

Tín chủ cũng thành tâm mời những hương linh phảng phất, những vong hồn không nơi nương tựa quanh đây tới hưởng thụ lễ vật. Mong các vong linh phù trì giúp tín chủ gia đạo thuận hòa, công việc suôn sẻ, tránh được điều xui rủi.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, xin cúi đầu kính lễ, cúi mong thần linh chứng giám lòng thành.

Cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần, 3 vái)

Văn khấn bàn thờ gia tiên

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần, 3 vái)

Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (họ của ông bà, tổ tiên) GIA TẠI THƯỢNG

Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH.

Con tên là ….. Hôm nay ngày……tháng.…. năm……(Âm lịch)

Gia đình chúng con dọn tới nơi ở mới tại địa chỉ…

Nhờ tổ tiên phù hộ độ trì, gia đình chúng con đã xây dựng được nơi ở mới. Hôm nay ngày lành tháng tốt, chúng con sắm sửa lễ vật, hương nhang, trầu cau, thành tâm thắp nén nhang dâng lên trước án thờ. Chúng con kính cẩn cầu xin tổ tiên, chư vị hương linh họ nội, họ ngoại chứng giám cho lòng thành, tề tựu về thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu bình an, gia đạo thuận hòa, công việc thuận lợi suôn sẻ, cuộc sống hưng thịnh.

Gia đình chúng con xin phép rước vong linh tổ tiên về địa chỉ mới là… để tiếp tục thờ phục, hương nhang, thực hiện trách nhiệm hiếu thảo của con cháu đời sau.

Chúng con lễ bạc tâm thành kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận, thọ cảm ân sâu.

Cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần, 3 vái)

lưu ý quan trọng khi cúng về nhà mới

(“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” để luôn nhận được may mắn, bình an)

Trong dân gian tương truyền rằng: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Chính vì thế, để tránh phạm phải đại kỵ trong tâm linh thì cần lưu tâm đến những điều này:

  • Buổi lễ cúng về nhà mới chỉ có duy nhất người trong nhà, không nên mời khách khứa tham gia vào lúc này.
  • Luôn nói lời hay ý đẹp trong ngày làm lễ, tránh nói lời tiêu cực hay cãi vã, tranh chấp vì nó tượng trưng cho sự bất hòa và bất hạnh của gia đình.
  • Không ngủ trưa trong nhà mới vào ngày này vì nó tượng trưng cho sự lười biếng.
  • Mua một cây chổi và cây lau nhà mới
  • Phụ nữ đang mang thai tránh tham gia vào lễ cúng nhập trạch
  • Ngày đầu tiên bước vào nhà mới thì nên nổi lửa nấu gì đó như đun nước pha trà
  • Dùng một cái túi nhỏ đổ đầy gạo, sau đó viết “ĐẦY ĐỦ” lên một tờ giấy đỏ và dán vào túi gạo. Tiếp đến, đặt túi dưới đáy thùng đựng gạo để mời gọi, ước mong sự may mắn, đầy đủ, ấm no đến với gia đình.
  • Lễ nhập trạch chuyển vào nhà chung cư hoặc nhà trọ là không bắt buộc, tùy vào niềm tin tâm linh của mỗi người.
  • Nghi thức xông nhà mới thường dùng để xua đuổi tà khí và lưu thông không khí trong nhà. Đây là một nghi thức không bắt buộc, nhưng bạn có thể thực hiện nó dễ dàng, thuận tiện chỉ với một ít thảo dược và trầm hương, đốt trong lư và xông khắp nhà.

đáp một số thắc mắc khi cúng về nhà mới

(Một số thắc mắc về lễ cúng vào nhà mới mà đa số mọi người đều mắc phải)

Một buổi lễ cúng nhập trạch sẽ có vô số điều phát sinh mà không phải ai cũng có thể lường trước được. Tuy vậy dưới đây là hai câu hỏi thường gặp phải nhất:

Cúng dọn về nhà mới có cần xem ngày không?

Làm lễ cúng vào ngày tốt giờ tốt sẽ giúp mọi chuyện hanh thông và suôn sẻ, may mắn tràn ngập. Vì thế, việc chọn ngày tốt để tiến hành lễ cúng dọn về nhà mới vô cùng cần thiết.

Theo phong thủy, việc lựa chọn ngày tốt sẽ phải thỏa mãn những yếu tố sau:

  • Chọn ngày hoàng đạo đẹp
  • Chọn ngày hợp mệnh với gia chủ
  • Chọn ngày may mắn dựa theo tuổi của gia chủ

Bên cạnh đó cũng cần lưu ý đến tháng đại kỵ cho việc chuyển nhà, là tháng 3 và tháng 7. Bởi vì tháng 3 có tết thanh minh, tháng 7 có tết vu lan, cả hai đều có liên quan đến người âm. Vì thế, việc chuyển nhà trong hai tháng này sẽ dễ động chạm đến người âm nên không tốt.

Dọn về nhà mới có cần đổi bàn thờ?

Việc thay mới hoàn toàn bộ bàn thờ sẽ không quá cần thiết nếu chúng vẫn còn mới và sử dụng tốt. Bởi hành động này sẽ dễ làm kinh động đến thần linh và vong linh của gia tiên. Nhưng nếu chúng đã quá cũ hoặc hỏng thì gia chủ có thể thay một bộ bàn thờ mới phù hợp hơn.

Để làm điều đó, bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng và thực hiện mọi thủ tục theo đúng phong thủy để tránh động đến các vị thần. Bên cạnh đó, khi lựa chọn các vật phẩm trong không gian thờ cúng thì nên chú ý đến hình dáng, hoa văn và chất lượng để tránh phạm phải đại kỵ.

Đâu là cách bày trí bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy nhất? Xem ngay ngay tại: Cách bài trí bàn thờ gia tiên để con cháu được may mắn, hưởng phúc đức từ ông bà

Nghi lễ cúng nhập trạch tuy khá đơn giản nhưng cần phải thực hiện đúng bài bản thì mới thể hiện lòng thành của gia chủ. Vì vậy, hy vọng những thông tin trên đã giúp ích cho bạn trong việc chuẩn bị lễ cúng chuyển về nhà mới.

Chúc bạn có một buổi lễ suôn sẻ, chúc gia đình luôn được hạnh phúc và hạnh thông trong ngôi nhà mới!

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Quỳnh Trang
Đến từ:
Gia Lai
Tuổi:
27
Cúng về nhà mới là nghi lễ quan trọng giúp gia chủ cầu bình an, may mắn và tài lộc cho ngôi nhà mới.

Chía sẻ về bài viết

Mình viết bài này vì mình biết cảm giác dọn nhà mới vừa vui vừa lo. Mình muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình để giúp bạn suôn sẻ hơn trong buổi cúng nhập trạch.

Thẻ Tag của bài viết

Cúng Về Nhà Mới, Nhập Trạch, Văn Khấn, Chuẩn Bị, Lưu Ý.

Danh mục
null