Đền ông Hoàng Bảy - Khám phá sự tích, lễ hội và nghi thức thờ cúng

Khám phá đền ông Hoàng Bảy và tìm hiểu những câu chuyện hấp dẫn xung quanh vị thánh được người dân sùng kính này (Giao lưu văn hóa và chia sẻ thông tin về tín ngưỡng thờ cúng dân gian).

Đền ông Hoàng Bảy - Khám phá sự tích, lễ hội và nghi thức thờ cúng

Hoàng Bảy là ai?

Ông Hoàng Bảy (ông Hoàng Bảy Bảo Hà) là vị Thánh Hoàng thuộc Nhạc phủ. Ông là con Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình. Theo lệnh Vua cha, ông đã giáng trần vào cuối thời Lê, trở thành con trai thứ Bảy trong dòng họ nhà Nguyễn, mang tên Nguyễn Hoàng Bảy và là vị quan triều đình trấn giữ vùng Lào Cai, Yên Bái dưới thời vua Lê.

Chân dung ông Hoàng Bảy Bảo Hà

Sự tích về ông Hoàng Bảy

Theo truyền thuyết, vào niên hiệu Cảnh Hưng trên vùng Lào Cai (ngày nay) bị giặc phương Bắc tràn sang cướp phá, giết hại dân lành. Trước cảnh đau thương tang tóc, lại có nguy cơ bị xâm lược, tướng Nguyễn Hoàng Bảy được triều đình giao trọng trách khởi binh dẹp loạn vùng biên ải. Tướng Nguyễn Hoàng Bảy chỉ huy binh lính tiến dọc sông Hồng ngược lên đánh đuổi giặc, giải phóng vùng Châu Bàn rộng lớn, đồng thời ông cho củng cố, xây dựng Bảo Hà thành khu căn cứ lớn, kiên cố.

Quân giặc phương Bắc do tên tướng Tả Tủ Vàng Pẹt đưa quân sang xâm lược bờ cõi, danh tướng Hoàng Bảy lại dẫn quân lên tham chiến. Song, do trận chiến không cân sức, ông đã anh dũng hy sinh. Quân giặc thả trôi thi thể ông theo dòng sông Hồng tới khu Bảo Hà thì dạt vào bờ. Nhân dân trong vùng đã an táng và lập đền thờ ông tại đây để ghi nhớ ơn đức của ông. Các vua triều Nguyễn như Minh Mệnh, Thiệu Trị đã tặng ông danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và đền thờ ông cũng được các vua triều Nguyễn cấp sắc phong là “Thần Vệ Quốc”.

ông Hoàng Bảy thờ ở đâu?

Đền ông Hoàng Bảy Bảo Hà được xây dựng trên sườn đồi Cấm, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đền thờ cách thành phố Lào Cai khoảng 60km về phía nam, cách ga xe lửa Bảo Hà khoảng 800m. Đền Bảo Hà lưng tựa vào núi, mặt hướng theo dòng nước sông Hồng và nơi đây còn có sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên với kiến trúc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam theo thuyết phong thủy.

Vào năm 1997, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã cấp bằng và xếp hạng Đền Bảo Hà là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.

Đền thờ ông Hoàng Bảy tại Lào Cai

(Ảnh: Đền thờ ông Hoàng Bảy tại Lào Cai)

lễ đền ông Hoàng Bảy bằng cách nào?

Với vị trí đền như vậy, quý du khách có thể di chuyển đến đến dễ dàng nhất bằng tàu hỏa.

Ngoài ra, du khách có thể di chuyển đến đề Ông Hoàng Bảy theo đường ô tô. Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đã hoàn thành, tuy nhiên cung đường vẫn còn ngoằn ngoèo, nhiều dốc khó đi. Nếu chọn di chuyển bằng cách này thì quý du khách phải vững tay lái và thông thạo đường đi.

ông Hoàng bảy cầu gì?

Du khách đi lễ đền ông Hoàng Bảy đa phần thường cầu may, cầu mát. Và nhiều năm trở lại đây, người ta truyền tai nhau về sự linh thiêng của ông khi xin lô, đề… cầu may về những con số. Không biết linh thiêng thực hư nhưng sau khi đến xin tài lộc, nhiều người đã quay lại đền để làm lễ tạ.

Thời gian đi đền ông Hoàng Bảy trong năm

Quý du khách có thể chọn lựa những ngày phù hợp để đi lễ đền ông Hoàng Bảy. Nơi đây là nơi diễn ra nhiều ngày lễ hội, trong đó những ngày lễ chính là: Lễ thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), lễ tiệc quan tuần tranh (25/5 âm lịch), lễ hội ngày giỗ ông Hoàng Bảy (17/7 âm lịch), lễ tết muộn (Tết tất niên).

Người ta lên lễ đền ông Hoàng Bảy đông nhất là khoảng đầu năm hoặc ngày giỗ ông(ngày 17 tháng 7 âm lịch hàng năm).

Trang phục khi đến đền ông Hoàng Bảy Bảo Hà

Khi đi lễ đền Bảo Hà các bạn cần lưu ý lựa chọn trang phục phù hợp với không khí trang nghiêm nơi đây. Nam giới không nên mặc trang phục ở nhà, quần quá ngắn… Nữ giới tránh các loại trang phục hở hang, hay quá diêm dúa, cầu kỳ không cần thiết. Các loại trang phục nhã nhặn, lịch sự quần dài áo có tay là phù hợp nhất khi đến với nơi đây.

Cách sắm lễ khi đến đền ông Hoàng Bảy

Khi đi lễ đền ông Hoàng Bảy, quý du khách có thể sắm một trong hai loại lễ đó là lễ mặn hoặc lễ chay:

  • Lễ mặn bao gồm: Xôi, gà trống bày nguyên con.
  • Lễ chay bao gồm: Rượu, bia, nước ngọt, nước khoáng, hoa quả tươi, bánh kẹo, trà, thuốc lá, vàng lá, hương, nến, tiền trần, trầu cau, 1000 vàng Bốn phủ, 1000 vàng tím… Nếu có điều kiện, quý du khách có thể sắm thêm: ngựa tím, quần áo, hoa, mũ…

Cách sắm lễ đến đền ông Hoàng Bảy

Với những thông tin cần thiết trên đây, chắc hẳn quý du khách đã có cho mình câu trả lời về Đền ông Hoàng Bảy cầu gì và những gì cần chuẩn bị khi đi lễ đền ông Hoàng Bảy vào những dịp lễ Tết. Hy vọng các thông tin đó sẽ thật hữu ích đối với mỗi bạn.

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Duy Đông
Đến từ:
Cao Bằng
Tuổi:
33
Ông Hoàng Bảy là vị thánh được thờ phụng rộng rãi trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, nổi tiếng với sự linh thiêng và khả năng ban phát tài lộc, may mắn.

Chía sẻ về bài viết

(Giao lưu văn hóa và chia sẻ thông tin về tín ngưỡng thờ cúng dân gian)

Thẻ Tag của bài viết

Đền Ông Hoàng Bảy, Sự Tích Ông Hoàng Bảy, Thờ Cúng Ông Hoàng Bảy, Lễ Hội Ông Hoàng Bảy.

Danh mục
null