Giỗ 3 Năm - Hướng Dẫn Chi Tiết

Giỗ 3 năm là một sự kiện quan trọng trong văn hóa Việt Nam, đánh dấu một cột mốc đặc biệt sau sự ra đi của người thân. Để bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ, chúng ta cần chuẩn bị chu đáo cho nghi lễ và tổ chức lễ giỗ một cách trọn vẹn.

Giỗ 3 năm gọi là gì?

Giỗ 3 năm gọi là gì? Trong 3 năm đầu sau khi mất, ngày giỗ luôn được chú trọng. Trong thời gian 3 năm này, mỗi ngày giỗ sẽ có tên gọi riêng và cách tổ chức khác nhau. Đó cũng là lý do rất nhiều người thắc mắc giỗ 3 năm gọi là gì.

  • Trong ngày giỗ đầu con cháu vẫn mang tang phục, mũ rơm, chống gậy để cúng giỗ và đáp lễ khách tới. Ngày lễ này diễn ra khá long trọng và thường có tổ chức lễ tế vong.

  • Giỗ hết hay còn gọi là lễ đại tường, được tổ chức vào ngày giỗ thứ 2 hay 2 năm sau ngày mất. Ngày giỗ vẫn thuộc trong kỳ tang chế do đó vẫn cần tổ chức với đầy đủ nghi lễ và cần sự trang nghiêm. Sau khi để 27 tháng tang người mất, gia đình cần chọn ngày đẹp để làm lễ đoạn tang hay hết tang.

  • Đến năm thứ 3, gia đình vẫn tổ chức ngày giỗ cho người mất. Giỗ năm 3 được biết đến là giỗ thường vì đã tổ chức đoạn tang và còn được gọi là ngày cát kỵ. Trong ngày giỗ này, con cháu có thể mặc thường phục, không cần mặc tang phục.

Một số thông tin cần biết khi làm giỗ 3 năm

Giỗ là ngày để gia đình tưởng nhớ người đã mất và là một nét đẹp trong văn hóa người Việt. Dưới đây là một số thông tin quan trọng mà gia đình cần biết để ngày giỗ 3 năm được trọn vẹn.

Tổ chức lễ tiên thường và ngày chính kỵ

Trong một kỳ giỗ thường sẽ có 2 lễ là lễ tiên thường và ngày chính kỵ. Lễ tiên thường còn được biết đến là ngày cúng cáo giỗ, có nghĩa là ngày trước khi giỗ được tổ chức. Ngày lễ này được thực hiện mời người đã khuất về để hôm sau hưởng giỗ. Đồng thời xin phép thổ công cho vong hồn người quá cố cùng gia tiên vào nhà.

Trong ngày này, con cháu cũng sẽ tiến hành thăm viếng, sửa sang lại phần mộ. Trực tiếp mời vong linh người giỗ, cáo thỉnh thần linh, thổ địa cai quản nghĩa trang cho phép linh hồn về hưởng giỗ. Lưu ý rằng lễ tiên thường chỉ dành cho người hàng trên hoặc ngang hàng như cụ kỵ, ông bà, cha mẹ, chồng, vợ…

Ngày chính kỵ chính là ngày tổ chức giỗ cho người đã khuất. Tùy vào tục lệ của từng vùng miền, lễ nghi và điều kiện của gia đình mà ngày chính kỵ sẽ có quy mô to nhỏ khác nhau. Có thể mời dòng họ, bạn bè hay chỉ cần mâm cơm đơn giản để cúng.

Mâm cúng cho ngày giỗ 3 năm

Khi tìm hiểu giỗ 3 năm gọi là gì không thể bỏ qua việc tìm hiểu về việc chuẩn bị mâm cúng. Tuy rằng mâm cúng không có quá nhiều quy định nhưng gia chủ vẫn cần chuẩn bị cho đầy đủ, bao gồm:

  • Thịt lợn luộc hoặc gà luộc.

  • Canh măng, canh bí hoặc canh khoai.

  • Xôi: xôi trắng, xôi gấc, xôi đỗ… hoặc có thể thay bằng bánh chưng.

  • Miến xào với măng khô, mộc nhĩ, lòng gà.

  • Rau củ luộc: Cà rốt, su hào, súp lơ…

  • Đồ ngọt: Bánh kẹo hoặc mứt.

Theo quan niệm của ông bà, giỗ thường cần chuẩn bị đầy đủ 2 món mặn, 2 món nhạt, 1 bát canh và 1 đĩa xôi. Tùy vào điều kiện và sở thích của người đã khuất có thể thay đổi các món cho mâm cỗ thêm đa dạng.

Hướng dẫn cách tổ chức ngày giỗ 3 năm

Giỗ 3 năm là 1 trong những ngày giỗ quan trọng, bắt đầu cho những ngày giỗ thường sau này. Do đó gia chủ cần tổ chức cẩn thận, đúng lễ nghi như sau:

Bước 1: Tổ chức lễ tiên thường

Như đã chia sẻ ở trên, trước ngày giỗ chính thức, gia chủ cần làm lễ tiên thường. Không chỉ mời linh hồn người đã khuất về hưởng giỗ mà còn xin phép các bậc bề trên. Đồng thời dọn dẹp, trang hoàng lại phần mộ cho người đã khuất.

Bước 2: Tổ chức ngày giỗ

Vào ngày giỗ, sẽ có rất nhiều công việc cần làm. Mỗi gia đình sẽ tùy vào điều kiện mà có quy mô ngày giỗ khác nhau. Nhưng đều cần chuẩn bị và thực hiện các công việc sau:

  • Làm mâm cúng cho người đã khuất với đầy đủ các món.

  • Đặt mâm cúng bày biện trên bàn thờ, gia chủ khăn áo chỉnh tề tiến hành thắp hương và khấn bái. Khấn mời từ vong linh người được hưởng giỗ trước rồi mới mời gia tiên nội ngoại từ cao xuống thấp.

  • Khách đến giỗ sẽ đặt đồ lên bàn thờ, thắp hương, vấn bái 3 lần rồi đọc khấn và vấn bái thêm 4 lần nữa.

  • Khi hết 3 tuần hương, gia chủ đứng trước bàn thờ để lễ tạ, lấy đồ vàng mã đem đi hóa. Sau đó hạ lễ và mời khách khứa đến ăn giỗ.

Bài viết trên đã giải đáp giỗ 3 năm gọi là gì một cách rõ ràng. Đây là 1 trong những lễ giỗ quan trọng của người đã khuất mà gia chủ cần lưu ý để thực hiện cho đúng và đủ. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm những phong tục cổ truyền khác của dân tộc.

Xem thêm các ngày đặc biệt khác trong năm

14/1 là ngày gìmùng 3 tết là ngày gìmùng 4 tết là ngày gì

Tháng 1

Tháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5Tháng 6Tháng 7
ngày 22 tháng 2 là ngày gìngày 27/3 là ngày gìngày 18/4 là ngày gìngày 15/5 là ngày gì19/6 là ngày gì20/7 là ngày gì
ngày 5 tháng 2 là ngày gì26/3 là ngày gìngày 21/4 là ngày gì5/5 là ngày gì13/6 là ngày gì24 tháng 7 là ngày gì
ngày 28/2 là ngày gìmùng 3 tháng 3 là ngày gìngày 2/4 là ngày gì21 tháng 6 là ngày gì
14 tháng 3 là ngày gì29/4 là ngày gì14/6 là ngày gì
ngày 14 tháng 3 là ngày gì1 tháng 4 là ngày gì13/6 là ngày gì
8.3 là ngày gìngày 11/4 là ngày gìngày 28 tháng 6 là ngày gì
ngày 10/3 là ngày gì1 tháng 6 là ngày gì
31/3 là ngày gì
ngày 26/3 là ngày gì
Tháng 818/8 là ngày gì30/8 là ngày gì4/8 là ngày gì12/8 là ngày gì19/8 là ngày gì19/8 là ngày gì19/8 là ngày gì
Tháng 9Tháng 10Tháng 11Tháng 12Ngày đặc biệt
9/9 là ngày gì28/10 là ngày gìngày 7/11 là ngày gì14/12 là ngày gìngày thụ tử là ngày gìtết hàn thực là ngày gì
23/9 là ngày gì12/10 là ngày gì18/11 là ngày gì24 tháng 12 là ngày gìngày giỗ còn gọi là ngày gìngày vía là ngày gì
26/10 là ngày gì25 tháng 11 là ngày gì27/12 là ngày gìngày sát chủ là ngày gìngày tam nương là ngày gì
10/10 âm là ngày gì20 tháng 11 là ngày gì25/12 là ngày gìngày trực phá là ngày gìngày nguyệt kỵ là ngày gì
25/10 là ngày gì19 11 ngày gì16/12 là ngày gìngày hoàng đạo là ngày gìngày rằm là ngày gì
rằm tháng 10 là ngày gì10 tháng 11 là ngày gì23/12 là ngày gìđông chí là ngày gìngày tam nương là ngày gì
ngày 15 tháng 10 là ngày gìvesak là ngày gì ngày đông chí la ngày gì

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Thị Thùy
Đến từ:
Đắk Nông
Tuổi:
35
"Giỗ là ngày tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn những người đã khuất. Hãy tổ chức giỗ với tấm lòng thành kính và hoài niệm."

Chía sẻ về bài viết

Với mong muốn chia sẻ kiến thức về phong tục giỗ 3 năm, tôi đã tổng hợp hướng dẫn chi tiết này, giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa, nghi thức và cách tổ chức.

Thẻ Tag của bài viết

Giỗ 3 Năm, Ý Nghĩa Giỗ 3 Năm, Nghi Lễ Giỗ 3 Năm, Mâm Cúng Giỗ 3 Năm, Cách Tổ Chức Giỗ 3 Năm.

Danh mục
null