Hướng Dẫn Cúng Đầu Năm Đầy Đủ Nhất

Tết đến xuân về, nhà nhà nô nức chuẩn bị bày biện mâm cỗ dâng lên ông bà tổ tiên. Vậy ý nghĩa thực sự của lễ cúng đầu năm là gì? Cần chuẩn bị những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Hướng Dẫn Cúng Đầu Năm Đầy Đủ Nhất

nghĩa của lễ cúng đầu năm?

Lễ cúng đầu năm chiếm một vị trí quan trọng trong phong tục tín ngưỡng Việt Nam

Những ngày chuyển giao giữa năm cũ và năm mới (theo lịch Âm) là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của đất trời theo quan niệm dân gian của người Việt. Vậy nên các gia đình thường làm mâm cúng bái tươm tất, đầy đủ trong đêm giao thừa này với ước nguyện tiễn trừ những điều không may của năm cũ để đón một năm mới bình an, tốt lành. Lễ được tiến hành vào đúng 12h đêm 30 tháng Chạp.

Một mâm cúng thịnh soạn, đủ đầy thể hiện giá trị truyền thống của người Việt, thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo tới công ơn của đấng sinh thành, ông bà tổ tiên và mời gọi những người thân đã khuất về sum họp với con cháu.

Lễ cúng đầu năm là ngày lễ ý nghĩa và quan trọng nhất trong tâm thức của nhiều người Việt. Đây là ngày chúng ta cầu mong sự phù hộ, độ trì của thánh thần hay tổ tiên cho một năm mới an khang thịnh vượng, gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp, công việc.

Nghi thức sắm lễ cúng đầu năm của người Việt còn để “trừ tịch” (trừ ma quỷ). Ý nghĩa của lễ này là xua đuổi ma quỷ quấy nhiễu gia đình, tiễn trừ những điều xấu, xui xẻo xẻo của năm cũ để đón chờ một năm mới với nhiều điều tốt đẹp.

Ngoài cúng đầu năm, lễ cúng ông công ông táo vào ngày 23 tháng Chạp trước đó cũng là một nét phong tục không thể thiếu với người Việt. Bạn có thể tham khảo cách cúng ông công ông táo tại: Lễ cúng Tất Niên của người Việt và những điều cần lưu ý.

cúng đầu năm cần chuẩn bị những gì?

Trong quan niệm của người Việt, lễ cúng đầu năm chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, không thể thiếu đối với bất cứ gia đình nào. Vì vậy việc sắm lễ phải làm sao cho đầy đủ, trang trọng và thể hiện lòng thành tâm nhất. Dưới đây là lễ vật và mâm cơm cúng đơn giản, dễ làm và chuẩn xác nhất để chuẩn bị cho lễ cúng đầu năm.

Mâm cơm cúng đầu năm

Mâm cơm cúng có thể là mâm cơm chay hoặc mâm cơm mặn, tùy vào người mà gia chủ muốn hướng đến. Nếu cúng gia tiên thì là mâm cúng mặn, còn cúng Phật thì phải là mâm chay. Hiện nay nhiều người đã gộp hai nghi lễ này vào một, điều này không sao cả. Tuy nhiên cúng riêng được thì càng tốt.

Đối với cúng gia tiên, gia chủ cần chuẩn bị một mâm ngũ quả và một mâm cơm mặn:

Mâm ngũ quả phải có đủ 5 loại hoa quả, có thể bao gồm các loại hay được sử dụng như chuối, bưởi, lê, táo, cam, quýt,...

Mâm cơm mặn tùy gia chủ chuẩn bị, nhưng về cơ bản cần có những món sau đây:

  • 1 con gà luộc cả con (thường là gà trống), được trang trí bằng bông hoa hồng kẹp ở mỏ. Ngoài ra bạn có thể thay thế gà luộc bằng chân giò luộc cũng được.
  • Bánh chưng: món ăn truyền thống bắt buộc phải có trên mâm cơm cúng đầu năm của người Việt
  • Ngoài ra gia chủ có thể chuẩn bị thêm các món như thịt luộc, giò lụa, các món xào và một bát canh
  • Nước, các loại mứt, bánh kẹo để dâng lên bàn thờ khi quá nửa tuần hương

Còn đối với mâm cơm chay cúng Phật bạn có thể tự lựa chọn các món ăn tùy điều kiện gia đình. Đó có thể là các lễ phẩm như xôi đỗ, bánh bao chay, oản hay mâm ngũ quả,...

Lễ vật cúng đầu năm

Bên cạnh mâm cúng, lễ cúng không thể thiếu các lễ vật. Để chuẩn bị nghi thức trọn vẹn, gia chủ cần sắm các món sau:

  • Hương (hương thẻ hoặc hương vòng)
  • Tiền vàng, quần áo, mũ, kính,... để kính dâng lên bàn thờ
  • Nến (hoặc đèn dầu)
  • Hoa (Tết đến xuân về gia chủ có thể sắm một cành đào hoặc cành mai tượng trưng cho dịp năm mới đến là tốt nhất, các loại hoa khác cũng có thể được sử dụng như hoa hồng, hoa lay-ơn,...)
  • Trầu cau
  • Chè
  • Rượu hoặc bia
  • Thuốc lá
  • Tiền thật
Một mâm lễ đầu năm đầy đủ với gà, xôi, hoa quả, hoa đào, rượu vang,...

Mâm lễ cúng đầu năm khác với mâm lễ cúng giao thừa. Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về cách chuẩn bị và bày mâm giao thừa tại: Cúng giao thừa là gì? Cách cúng lễ giao thừa ngày Tết.

Văn khấn lễ cúng đầu năm

“Nam mô A Di Đà Phật (3 lần 3 vái).

Con lạy chín phương trời mười phương Chư Phật, con lạy Chư Phật mười phương.

Con lạy ngài Đương niên Thiên quan Hành khiển năm mới ….

Con lạy quan Thần linh Thổ công, Thần long mạch… cai quản vùng chúng con ở.

Con lạy ông bà Tổ tiên dòng họ…

Nay đã là giờ giao thừa năm …. chuyển sang năm mới …, Tín chủ chúng con là… (họ tên chồng), phu thê… (họ tên vợ) cùng con cháu trong nhà có chút lễ mọn cùng mâm cơm rượu và tấm lòng thành kính dâng:

- Ngài Đương niên Thiên quan Hành khiển,

- Các vị Thần linh khu vực, Thần linh tại gia, Thần long mạch… cai quản vùng chúng con ở,

- Ông Bà tổ tiên dòng họ….

Cúi xin các vị giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho gia đình chúng con.

Chúng con có quần áo giày mũ kính dâng ngài Thiên quan đương niên hành khiển và các vị Tôn quan.

Cúi xin trong năm mới này ngài Đương niên Thiên quan Hành khiển, các vị Tôn thần, ông bà tổ tiên phù hộ cho chúng con một năm mới công việc thuận buồm suôi gió, sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn. (Muốn cầu gì cụ thể nữa thì kể ra).

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được chứng giám và phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần 3 vái).”

cúng lễ đầu năm

Sau khi chuẩn bị tất cả các lễ phẩm cần thiết, gia chủ đặt tất cả lên bàn thờ. Thời điểm tốt nhất để cúng là vào giờ Tý (23h - 1h) đêm giao thừa, nên cúng trong khoảng từ 23h - 0h. Sau khi cúng, ba ngày tết cần thắp hương và nến liên tục (bạn có thể sử dụng hương vòng để kéo dài tuần hương). Cứ mỗi sáng gia chủ lại thay nước một lần và thắp 1 nén hương mới cho bát hương. Sau ngày mùng 3 Tết thì hoá vàng, thụ lễ. Như vậy là kết thúc lễ cúng đầu năm mới.

Sau ngày mùng 3, ngày rằm 15 hay còn gọi là rằm tháng Giêng gia chủ cũng cần chuẩn bị một mâm cơm cúng để dâng lên Phật, thần linh, gia tiên. Để hiểu rõ hơn về nghi lễ này, bạn có thể xem thêm bài viết: Cúng rằm tháng Giêng cần chuẩn bị và lưu ý những gì để không phạm đại kỵ?.

Với lễ cúng đầu năm, ia chủ nên để đèn sáng và thắp hương liên tục trong 3 ngày Tết

lưu ý khi cúng đầu năm

  • Chuẩn bị mâm cúng tươm tất, tùy theo điều kiện kinh tế gia đình mà không nhất thiết phải đầy đủ vật phẩm cúng, chủ yếu là là thành tâm nhưng cũng không nên quá sơ sài.
  • Trước khi dọn dẹp bàn thờ thì nên thắp một nén nhang để báo hiệu cho thần linh lùi sang một bên để mình lau dọn.
  • Theo quan niệm dân gian thì khi thắp hương người dân nên thắp theo số lẻ (số lẻ biểu trưng cho phần âm). Làm lễ cúng thắp hương bàn thờ gia tiên trong nhà thì chỉ nên thắp 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.
  • Điều tối quan trọng khi thắp hương là ăn mặc quần áo gọn gàng, nghiêm túc, không mặc áo ngắn quần cộc, luộm thuộm…
  • Giữ không cho trẻ con hay chó mèo làm ồn trong thời gian làm lễ, làm mất đi sự tôn trọng, thái độ thành tâm với bề trên.
  • Làm đúng trình tự nghi thức, khấn vái thành tâm để thể hiện sự tôn kính với Đức Phật, các vị thần linh và tổ tiên của gia đình.

Trên đây là một vài thông tin và gợi ý về những lễ vật và một số món ăn bạn có thể tham khảo cho lễ cúng đầu năm mới. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích giúp bạn và gia đình có thể chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, trọn vẹn, thể hiện tấm lòng với các bậc thần linh, tổ tiên và mang lại nhiều may mắn trong năm mới.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Kim Na
Đến từ:
Bình Dương
Tuổi:
38
"Tết đến nhà nhà sum họp, cúng đầu năm tưởng nhớ ông bà." - Tục ngữ

Chía sẻ về bài viết

Bài viết này được mình tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, với mong muốn giúp các bạn có thể nắm rõ hơn về lễ cúng đầu năm, từ đó chuẩn bị được mâm cỗ tươm tất nhất để dâng lên ông bà tổ tiên trong những ngày đầu năm mới.

Thẻ Tag của bài viết

Lễ Cúng Đầu Năm, Cúng Đầu Năm Cần Chuẩn Bị Những Gì, Mâm Cơm Cúng Đầu Năm, Lễ Vật Cúng Đầu Năm, Văn Khấn Lễ Cúng Đầu Năm.

Danh mục
null