Hướng Dẫn Nghi Lễ Nhập Trạch: Ý Nghĩa, Cách Cúng & Những Điều Cần Biết

Nhập trạch là nghi lễ quan trọng đánh dấu bước chuyển quan trọng khi dọn đến nơi ở mới. Với mong muốn cầu may mắn, bình an và tài lộc, nghi lễ này đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt. Hãy cùng chúng tôi khám phá sâu hơn về lễ nhập trạch, ý nghĩa và cách thực hiện chi tiết nhất trong bài viết này. (Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ nhập trạch, chuẩn bị chu đáo và thực hiện nghi lễ trọn vẹn, mang lại sự bình an và may mắn cho ngôi nhà mới của bạn.)

Hướng Dẫn Nghi Lễ Nhập Trạch

nhập trạch là gì?

Lễ nhập trạch là gì?

Theo Hán Việt, “nhập” có nghĩa vào, “trạch” tức là nhà, nhập trạch chỉ hành động dọn vào nhà mới, áp dụng cho cả nhà mới xây, mới mua, nhà thuê và nhà cải tạo. Bên cạnh lễ động thổ, cất nóc, gia chủ nên thực hiện lễ nhập trạch để bày tỏ lòng thành với thần linh, thổ địa đang cai quản ngôi nhà.

Nghi lễ nhập trạch tương đương với việc “đăng ký hộ khẩu”, xin phép các thần được làm ăn, sinh sống tại mảnh đất này.

nghĩa lễ cúng nhập trạch của người Việt

Ý nghĩa lễ cúng nhập trạch của người Việt

Theo quan niệm của ông bà ta được lưu truyền từ ngàn đời qua, “Đất có thổ công, sông có hà bá”, tức là mỗi vùng đất đều có thần linh và thổ địa cai quản. Vì vậy, việc chuyển đi hay đến đều cần có nghi lễ trình báo.

Nếu muốn cuộc sống yên ổn, bình an, làm ăn phát đạt, công việc thuận lợi thì cần có sự đồng ý, cho phép, chấp nhận của các vị thần.

Hơn nữa, việc chuyển dọn nhà còn liên quan đến bàn thờ tổ tiên, thần tài, thổ địa đang được thờ phụng. Ngoài mục đích đăng ký với thần linh nhà mới, lễ nhập trạch cũng nhằm xin phép về việc di chuyển tổ tiên đến nơi ở khác. Việc này sẽ giúp gia đạo tiếp tục được phù hộ.

Nếu chuẩn bị, thực hiện nghi lễ một cách chu đáo, suôn sẻ thì gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong tương lai, luôn được quý nhân phù trợ, tai qua nạn khỏi, đồng thời công việc, cuộc sống của tất cả các thành viên đều sẽ “thuận buồm xuôi gió”.

lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì?

Nghi lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì?

Đối với bất kỳ một nghi lễ nào, giai đoạn chuẩn bị luôn là bước vô cùng quan trọng. Một thiếu sót, nhầm lẫn nhỏ cũng có thể khiến thần linh không hài lòng. Vì vậy, để tổ chức được một lễ cúng trọn vẹn nhất, gia chủ cần ghi nhớ những thông tin đáng chú ý dưới đây.

Hoàn thiện nơi ở

Trước khi chuyển vào nhà mới, gia chủ cần hoàn thiện tất cả mọi thứ bao gồm thiết kế nhà bếp, nhà vệ sinh, trang trí đầy đủ nội thất, chuẩn bị đồ ăn, thức uống, đặc biệt là gạo,...

Nếu sử dụng những vật dụng của nhà cũ thì gia chủ nên thận trọng, tốt nhất là tự tay di chuyển chúng. Điều này có thể tránh được những vía không tốt đi theo đồ đạc sang nơi ở mới.

Chọn ngày giờ tốt

Lễ nhập trạch nên được thực hiện vào ngày, giờ hoàng đạo

Ngày tốt để thực hiện lễ nhập trạch nên hội tụ đầy đủ các yếu tố “thiên thời địa lợi nhân hòa”, là ngày hoàng đạo, hợp với tuổi mệnh của gia chủ thì càng hoàn hảo. Bạn có thể tham khảo một số sách phong thủy hoặc tìm thầy phong thủy có kinh nghiệm để chọn được ngày lành tháng tốt.

Gia chủ nên thực hiện chuyển nhà cũng như làm lễ nhập trạch tốt nhất là vào buổi sáng, tránh buổi tối, lựa chọn một số ngày tốt như Nhâm Thìn, Nhâm Dần, Nhâm Tuất, Giáp Tý, Quý Sửu, Quý Tỵ, Quý Mão,... Ngoài ra, bạn cũng có thể xem xét về ngũ hành, hướng nhà,...

1. Xem ngày nhập trạch dựa ngũ hành

Thông thường, mọi người sẽ lựa chọn ngày hành Kim hoặc Thủy để làm lễ nhập trạch vì hai hành này đều có ý nghĩa về tài lộc, giúp thu hút và trấn giữ tiền bạc, của cải.

Ngoài ra, gia chủ cũng có thể căn cứ vào tuổi mệnh của bản thân, lựa chọn những ngày tương sinh, tương hợp. Ví dụ như người mệnh Mộc thì chọn ngày hành Thủy hoặc hành Mộc tốt.

Để tránh gặp rắc rối hoặc những điều không may mắn, gia chủ nên tránh ngày hành Hỏa. Ông bà ta có câu “Có thờ có thiêng có kiêng có lành”, theo quan niệm thì làm lễ ngày này sẽ khiến nhà mới có thể dễ xảy ra hỏa hoạn.

2. Xem ngày nhập trạch dựa vào hướng nhà

Gia chủ có thể xác định hướng nhà mới để cân nhắc về ngày tổ chức nghi lễ, cụ thể như sau:

  • Nhà hướng Đông nên tránh Tam hợp Kim (ngày Sửu, Tỵ, Dậu).
  • Nhà hướng Tây tương khắc với ngày Tam hợp Mộc (ngày Mão, Mùi, Hợi).
  • Nhà hướng Nam thì tránh Tam hợp Thủy (ngày Tý, Thìn, Thân).
  • Nhà hướng Bắc nên loại trừ Tam hợp Hỏa (ngày Dần, Ngọ, Tuất).

3. Tránh những ngày không tốt

Theo quan niệm truyền thống, tháng 3 và tháng 7 đều là khoảng thời gian liên quan đến người mất, kiêng kỵ tuyệt đối việc chuyển nhà cũng như thực hiện lễ nhập trạch. Tháng 3 có tết thanh minh, tháng 7 có tết vu lan. Gia chủ nên tránh 2 tháng này để không làm kinh động đến người đã mất.

Ngoài ra còn có một số ngày xấu như Dương Công Kỵ, Thọ Tử và Tam Nương, cụ thể là:

  • Ngày Dương Công Kỵ: 13 tháng giêng, 11 tháng 2, 9 tháng 3, 7 tháng 4, 5 tháng 5, 3 tháng 6, 8 và 29 tháng 7, 27 tháng 8, 25 tháng 9, 23 tháng 10, 21 tháng 11, 19 tháng chạp…
  • Ngày Thọ Tử: 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng.
  • Ngày Tam Nương: 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng.

Lễ vật, mâm lễ cúng

Chuẩn bị mâm cúng cho lễ nhập trạch

Chuẩn bị mâm lễ nên có đầy đủ ba phần gồm trái cây, hương hoa và cơm cúng. Mâm cúng có thể sang hoành hoặc gọn nhẹ tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình. Điều quan trọng nhất là tấm lòng thành của gia chủ cũng như các thành viên. Dưới đây là danh sách lễ vật để bạn đọc tham khảo:

1. Mâm lễ trái cây

Đĩa trái cây ít nhất cần 5 quả tươi ngon với màu sắc khác nhau. Một số gợi ý như: Chuối, bưởi, cam, đào, táo, dừa,... Gia chủ nên chọn những trái to, căng, bóng và đẹp mắt.

Trước khi bày lên mâm cúng cần rửa sạch sẽ và để ráo nước.

2. Mâm lễ hương hoa, nhang đèn

  • Hoa tươi: Nên chọn hoa hồng, hoa cúc hoặc hoa ly với số bông lẻ, không sử dụng hoa giả.
  • 3 cây nhang.
  • 1 cặp nến đặt hai bên.
  • Trầu cau đã têm sẵn.
  • Vàng mã.
  • Muối gạo.
  • 3 chén nước.

3. Mâm lễ cơm cúng

Gia chủ có thể sử dụng món chay hoặc mặn. Mâm cơm mặn bao gồm:

  • Bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc).
  • Gà luộc nguyên con hoặc heo quay.
  • 1 đĩa xôi hoặc cháo.
  • 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc lá.
  • Các món mặn khác tùy ý.

Mâm cơm chay nên chuẩn bị từ 4 - 5 món trở lên, có thể bao gồm: rau củ xào, canh rau củ, nem chay, canh nấm, chả giò chay, đậu hũ, xôi đậu, chè, bánh kẹo,...

Tham khảo thêm một số mâm cúng khác khi chuyển về nhà mới tại: Mâm cúng về nhà mới đầy đủ, tươm tất - May mắn dồi dào, lộc lá sinh sôi.

Một số vật phẩm khác

Gia chủ có thể chuẩn bị thêm một số vật phẩm khác để lễ cúng trọn vẹn nhất:

  • Bếp than để ở giữa cửa chính.
  • Mảnh chiếu hoặc đệm đang sử dụng.
  • Các thành viên tuyệt đối không đi tay không, nên cầm theo một vật phẩm may mắn như: Gạo, muối, vàng, tiền bạc, chổi mới, bếp than, bếp gas hoặc bếp dầu,...

khấn lễ nhập trạch

Bài cúng nhập trạch khấn tại mâm cúng Gia tiên

Nam mô a di Đà Phật (lặp lại 3 lần)

Kính lạy Tiên nội ngoại họ…………

Hôm nay là ngày… tháng.:……. năm……….

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là (địa chỉ nhà mới):…………..

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ cụ nội ngoại gia tiên.

Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới.

Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương Linh nội ngoại họ…. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con.

Lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khỏe.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Bài cúng nhập trạch, khấn tại mâm Thần linh

Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Chúng con là:……Hôm nay là ngày….. tháng…. năm….

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hóa

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia. Chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ. Phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.

Cầu xin chư vị Thần Minh cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:……… lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.

Chúng con xin phép chư vị Tôn Thần cho rước vong linh gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng.

Chúng con cầu xin chư vị Thần Minh gia ân tác phúc. Độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Chúng con lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật. Phù hộ cho chúng con sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Tham khảo văn khấn nhập trạch tại bài viết: Bài văn khấn Nhập Trạch theo Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam.

làm lễ nhập trạch theo từng bước chi tiết

Cách làm lễ nhập trạch theo từng bước chi tiết

1. Đốt lò than

Trước khi xe chuyển nhà tới, một thành viên trong gia đình nên đốt lò than và đặt ở ngay cửa ra vào. Theo quan niệm, lửa giúp loại bỏ những điều không may mắn, bước qua lò than cũng chính là khởi đầu của một cuộc sống mới.

Lưu ý là gia chủ nên đi trước, đồng thời cầm theo một bát hương cùng bài vị gia tiên rồi bước vào nhà. Các thành viên cũng cầm theo những vật phẩm may mắn.

2. Đánh thức ngôi nhà

Sau khi vào nhà, việc đầu tiên gia đình bạn cần làm là khởi động tất cả các thiết bị, bật mọi công tắc điện, mở hết các cánh cửa. Điều này giúp khai thông không khí, đánh thức ngôi nhà và chuẩn bị sẵn sàng để mời thần linh tới dự lễ.

3. Chuẩn bị, sắp xếp mâm cúng

  • Sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, thần tài, thổ địa.
  • Vệ sinh toàn bộ nơi thờ cúng, có thể dùng rượu gừng để lau chùi.
  • Bày mâm cúng ở giữa nhà, nên lựa chọn phương hướng phù hợp với tuổi mệnh của gia chủ.

4. Đọc văn khấn

Gia chủ nên đại diện thắp nhang và đọc văn khấn. Các thành viên còn lại cũng đứng trước mâm cúng chắp tay nghiêm trang.

5. Nấu trà

Trong thời gian chờ nhang tàn, gia chủ nên nấu trà kính mời gia tiên, thần linh, sau đó cùng mọi người thưởng thức. Việc này sẽ giúp ngôi nhà được khai hỏa, có sức sống.

6. Hóa vàng

Sau khi nhang tàn hẳn, gia chủ tiến hành đốt tiền vàng mã, cờ đến khi cháy hết thì lấy rượu tưới lên tàn tro.

7. Bàn thờ Táo Quân

Giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước đặt lên bàn thờ Táo Quân, như vậy gia đình sẽ luôn đủ đầy, ăn ngon mặc ấm.

8. Hoàn thành

Sau khi hoàn thành lễ nhập trạch, gia đình có thể sắp xếp đồ đạc như mong muốn.

ý khi làm lễ cúng nhập trạch

Để nghi lễ nhập trạch diễn ra suôn sẻ và có tác dụng, gia chủ nên ghi nhớ một số lưu ý sau đây:

  • Việc thực hiện cần tuân thủ đúng ngày, giờ đã định, tránh mời khách khứa, bạn bè tham gia nghi lễ.
  • Tổ chức lễ cúng trước khi chuyển đồ đạc vào nhà mới, chỉ nên chuyển bàn thờ gia tiên, thần tài, thổ địa, tốt nhất là nên ngủ lại một đêm sau lễ nhập trạch.
  • Không nên ngủ trưa tại nhà mới vào ngày chuyển nhà vì điều này tượng trưng cho sự lười biếng.
  • Người tuổi Dần, phụ nữ mang thai không nên tham gia vào quá trình chuyển đồ đạc và dọn dẹp.
  • Không để xảy ra cãi vã, bất hòa, không nên mắng nhiếc trẻ em hay có những hành động thể hiện sự bực tức.
  • Tránh làm rơi vỡ, đổ bể đồ đạc.
  • Đề phòng cháy nổ khi đốt lò than, vàng mã.
  • Nên chuẩn bị một túi nhỏ đầy gạo, mua chổi mới và cây lau nhà mới.
  • Tuy không bắt buộc nhưng nếu bạn muốn thực hiện nghi thức xông nhà thì nên đốt một ít thảo dược, trầm hương trong lư hương và xông khắp nhà.
  • Có thể chuẩn bị đá phong thủy hợp mệnh hoặc tiền xu để trấn nhà, cho vào các hũ nhỏ, bọc vải đỏ rồi chia ra 4 góc phòng.
  • Có thể treo chuông gió để xua tà khí, hút tài vận theo quan niệm dân gian.

về chung cư mới, văn phòng mới, thuê nhà có cần nhập trạch không?

Dọn về chung cư mới, văn phòng mới, thuê nhà có cần nhập trạch không?

Nghi lễ nhập trạch được áp dụng cả cho việc chuyển chung cư, văn phòng và nhà thuê mới.

Đối với lễ nhập trạch chung cư, bạn nên thực hiện theo đúng trình tự thông thường như ở nhà riêng. Tuy nhiên, một số giai đoạn có thể khó khăn do phải tuân thủ theo nguyên tắc chung, đặc biệt là việc đốt lò than hay hóa vàng. Bạn có thể bỏ qua khâu này nếu như không có được sự cho phép của chung cư.

Đối với nhà thuê, phòng thuê thì lễ cúng nhập trạch không bắt buộc, tùy vào niềm tin của mỗi người. Nhiều người thì cho rằng khu vực đó thuộc quyền sở hữu của chủ nhà nên việc “đăng ký hộ khẩu” là không cần thiết. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện nghi lễ với mong muốn được phù trợ trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

Nếu chủ doanh nghiệp muốn việc làm ăn, kinh doanh “thuận buồm xuôi gió” thì cũng nên thực hiện lễ cúng nhập trạch khi chuyển đến văn phòng mới. Việc này không chỉ trấn an tinh thần mà còn thể hiện lòng thành với thần linh, với hy vọng công việc sẽ luôn thuận lợi và gặp nhiều may mắn.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm một số phương thức cúng khi dọn về nhà mới tại: Lễ cúng chuyển vào nhà mới cần chuẩn bị gì và lưu ý gì để không phạm đại kỵ?.

Trên đây là những thông tin đầy đủ về lễ cúng nhập trạch mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bạn đọc sẽ tổ chức được một nghi lễ suôn sẻ, đồng thời có một cuộc sống mới tràn ngập niềm vui và hạnh phúc cùng gia đình của mình.

Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết!

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Khả Vinh
Đến từ:
Nam Định
Tuổi:
28
"Ngôi nhà không chỉ là nơi trú ngụ, mà còn là tổ ấm chứa đựng những kỷ niệm và mơ ước"

Chía sẻ về bài viết

(Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ nhập trạch, chuẩn bị chu đáo và thực hiện nghi lễ trọn vẹn, mang lại sự bình an và may mắn cho ngôi nhà mới của bạn.)

Thẻ Tag của bài viết

Lễ Nhập Trạch, Ý Nghĩa Nhập Trạch, Chuẩn Bị Nhập Trạch, Cách Cúng Nhập Trạch.

Danh mục
null