Hướng Dẫn Nghĩa Lễ Hóa Vàng Mùng 3 Tết
Kính chào các bạn, vào ngày mùng 3 Tết, người Việt Nam ta thường có truyền thống thực hiện nghi lễ hóa vàng để tưởng nhớ và gửi gắm lòng thành kính tới ông bà, tổ tiên. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa và cách thức thực hiện nghi lễ này, hôm nay tôi xin chia sẻ một số hướng dẫn chi tiết về nghĩa lễ hóa vàng mùng 3 Tết.
nghĩa lễ hóa vàng mùng 3 tết
Ở nước ta, mỗi miền đều có một cách tổ chức khác nhau, có nơi tổ chức vào mùng 2, mùng 4, nhưng hầu hết lễ hóa vàng đều được tổ chức vào mùng 3. Dù khác ngày nhưng đều hướng đến một ý nghĩa chung là sự kính trọng dành cho ông bà tổ tiên.
Trong ngày này, mỗi nhà đều bày một mâm cỗ để thể hiện sự tôn kính, bày tỏ lòng biết ơn đến các bậc cha ông đi trước. Con cháu thường tụ tập đông đủ để cầu nguyện những điều tốt lành đến với gia đình và làm lễ tiễn đưa ông bà.
Ý nghĩa đặc biệt của ngày lễ hóa vàng vào dịp Tết đầu năm đó chính là hóa hương vàng, vàng mã và áo quần để tiễn ông bà tổ tiên quay về với âm cảnh sau những ngày Tết quây quần bên gia đình.
Cúng mùng 5 tháng năm diễn ra như thế nào? Tìm hiểu ngay tại bài viết Cúng mùng 5 tháng tháng diễn ra như thế nào? Có những điều gì thú vị?
mùng 3 tết như thế nào?
Lễ hóa vàng diễn ra vào mùng 3 được người Việt rất chú trọng. Mỗi nơi, mỗi vùng miền đều có mỗi cách chuẩn bị khác nhau. Đây gọi là sự tạ ơn những vị thần, phật. Người xưa cho rằng, có lễ tạ ơn thì tấm lòng thành của gia chủ mới được chứng giám.
Khi bày biện lễ vật và mâm cúng, gia chủ cần đặt thêm một bát muối gạo và rải từ nhà ra ngõ để bố thí cho tảo sinh tảo lạc, xua đuổi tà ma, mang lại điềm lành cho chủ nhà. Gạo muối được xem là những yếu tố cần thiết để duy trì sự sống nên những linh hồn khi ghé vào nhà sẽ cảm thấy no đủ. Khi đốt hóa vàng, ta cần đốt giấy tiền, vàng ở bàn thờ Thổ công thần linh trước rồi mới đến vị trí bàn thờ gia tiên.
Sau khi hoàn tất phần hóa vàng, người ta cho rằng, muốn thiêng thì nên vẩy những giọt rượu trên bàn để các ông, các bà mới có thể nhận được tiền, vàng.
Cắm hoa trên bàn thờ như thế nào mới đúng cách? Tất cả sẽ được giải đáp tại bài viết Cách cắm hoa bàn thờ đơn giản, chuẩn phong thủy dành cho gia đình Việt
Lễ vật dâng ông bà gồm những gì?
Tùy vào mỗi gia đình, họ sẽ chuẩn bị những lễ vật khác nhau. Theo phong tục từ xưa đến nay, lễ vật bao gồm nhang đèn, bình hoa, mâm ngũ quả, rượu, nến, bánh kẹo và hai cây mía (đây được cho là dụng cụ để ông bà mang hành lý đi theo và xua đuổi quỷ dữ).
Đặc biệt, lễ vật không thể thiếu là vàng mã, tiền để ông bà có đủ lệ phí đi về trời.
Mâm cúng hóa vàng bày trí như thế nào?
Mâm cỗ trong ngày này phải được chuẩn bị kỹ càng, mỗi gia đình sẽ có điều kiện khác nhau.
Nếu chuẩn bị mâm cỗ chay thì cần đáp ứng những món cơ bản như: Món luộc, món xào, món mặn, canh, bánh tét đậu ( hoặc bánh chưng) và rượu, trà.
Những gia đình khi cúng mâm cỗ mặn vào mùng 3 tết không cần phải quá cầu kỳ, chúng ta chỉ cần những món ăn đơn giản vào ngày tết như: Thịt gà luộc, thịt kho, canh khổ qua, rượu và bánh tét, …
Tùy vào mỗi vùng miền mà họ sẽ bày biện các món ăn cổ truyền khác nhau. Điều cần chú ý, các món này phải được chế biến tinh khiết, trình bày đẹp mắt, trang nghiêm vì điều này thể hiện sự thành kính của gia chủ dành cho những người đã khuất.
Quy trình cúng đất đầu năm gồm những gì? Khám phá ngay tại bài viết Cúng đất đầu năm là gì? Làm lễ cúng đất đầu năm như thế nào?
khấn cúng mùng 3 tết
Nam mô A-di-đà Phật
Nam mô A-di-đà Phật
Nam mô A-di-đà Phật
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
- Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm ….
Chúng con là: ... tuổi …
Hiện cư ngụ tại …
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật
Nam mô A-di-đà Phật
Nam mô A-di-đà Phật
luận
Tết là dịp lễ lớn, quan trọng nhất của người Việt Nam. Đây được coi là thời điểm giao thoa của trời đất, mọi người trong gia đình sum họp, hòa thuận cùng hướng về cội nguồn và thể hiện sự biết ơn. Vì thế các nghi thức cúng tạ ngày tết, cúng mùng 3, lễ hóa vàng tiễn tổ tiên rất được coi trọng.
Cảm ơn quý đọc giả đã dành thời gian quý báu của mình để tìm hiểu bài viết này. Những chủ đề mới, hấp dẫn sẽ được chúng tôi cập nhật thường xuyên. Mời các bạn tìm hiểu.
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa và cách thức thực hiện nghi lễ này, hôm nay tôi xin chia sẻ một số hướng dẫn chi tiết về nghĩa lễ hóa vàng mùng 3 Tết.
Thẻ Tag của bài viết
Hóa Vàng Mùng 3 Tết, Mùng 3 Tết, Lễ Vật Dâng Ông Bà, Bày Trí Mâm Cúng, Khấn Cúng Mùng 3 Tết.