Lễ Cúng Cuối Năm - Ý Nghĩa và Thời Gian

Khi những ngày cuối năm đang dần gõ cửa, hẳn mỗi gia đình Việt đều náo nức chuẩn bị cho những nghi lễ cúng kính truyền thống để cầu mong một năm mới bình an, may mắn. Nếu bạn đang thắc mắc về thời gian diễn ra và ý nghĩa của các lễ cúng này, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Lễ Cúng Cuối Năm - Ý Nghĩa và Thời Gian

Các lễ cúng cuối năm diễn ra vào ngày nào?

Theo truyền thống từ xưa của người Việt, trước thời điểm bước sang năm mới có rất nhiều lễ cúng cuối năm. Mỗi lễ cúng đều sẽ mang những ý nghĩa riêng và diễn ra vào những khoảng thời gian khác nhau, cụ thể như sau.

Lễ cúng rằm tháng Chạp diễn ra vào 15 tháng 12 âm lịch

Mỗi năm có 3 lễ cúng rằm lớn là rằm tháng Giêng, rằm tháng bảy và rằm tháng Chạp. Lễ cúng rằm tháng Chạp thường được thực hiện vào đúng ngày 15 tháng 12 âm lịch.

Tuy nhiên, một số gia đình có thể cúng trước vào ngày 13, 14 hoặc muộn nhất là vào trưa ngày 15 tháng 12 âm lịch hàng năm. Các gia đình cũng có thể sửa soạn mâm cúng chay hoặc mặn để dâng lên thần linh và gia tiên.

Chuẩn bị cơm cúng và bài cúng cuối năm chu đáo

Lễ cúng tạ đất cuối năm vào thời điểm sau ngày rằm và trước ngày 23 tháng 12

Theo quan niệm từ xưa của người Việt thì các lễ cúng cuối năm không thể thiếu cúng tạ đất hay lễ tạ thần thổ địa. Lễ cúng này thường được diễn ra vào thời điểm sau ngày rằm và trước ngày cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp hàng năm.

Trong suy nghĩ và văn hóa của người Việt, thổ công là vị thần rất quan trọng, là người cai quản và bảo vệ một vùng đất nào đó. Vì thế nên trong nhiều nghi thức cúng bái, người Việt luôn dành sự biết ơn đối với vị thần này.

Lễ cúng tạ đất cuối năm là cách để mỗi gia đình bày tỏ sự biết ơn đối với thổ thần. Bên cạnh đó là xin phép để ông bà tổ tiên có thể về nhà đón tết cùng con cháu.

Lễ cúng tiễn ông Táo về trời vào 23 tháng Chạp

Một trong những lễ cúng cuối năm không thể thiếu - lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời vào 23 tháng 12 âm lịch. Đây là ngày lễ quen thuộc mỗi dịp Tết đến với nghi lễ đặc trưng là thả cá chép.

Theo quan niệm xưa, ông Táo sẽ là người lên thiên đình báo cáo về mọi việc của gia chủ trong một năm qua. Chính vì thế mà các gia đình cần thả cá để làm phương tiện cho ông Táo về chầu.

Lễ cúng ông Táo thường được tổ chức rất kỳ công với mâm cúng mặn hoặc chay. Đặc biệt, nếu không cúng cá chép sống thì gia chủ cũng cần chuẩn bị cá chép giấy và hóa vàng sau khi cúng để ông Táo có phương tiện về trời.

Cúng cuối năm ông Công ông Táo

Lễ cúng tất niên cuối năm diễn ra vào ngày cuối cùng của năm

Vào ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình thường sẽ tập trung lại ăn bữa cơm thân mật và thực hiện lễ cúng tất niên. Đây cũng là thời điểm kết thúc một năm cũ, bước sang một năm mới với nhiều hy vọng.

Trước đây, mâm cúng tất niên thường được bày biện khá cầu kỳ. Tuy nhiên những năm gần đây, tiêu chuẩn về mâm cúng tất niên được giản lược khá nhiều và tập trung vào không khí cả gia đình quây quần bên nhau là chính.

Lễ cúng tất niên hàng năm cũng là thời điểm con cháu bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Bên cạnh đó là sự cầu chúc, hy vọng về một năm mới nhiều bình an và hạnh phúc.

Dù có khá nhiều lễ cúng cuối năm nhưng hiện tại, trước bộn bề cuộc sống, nhiều gia đình đã đơn giản hóa các nghi thức cũng như tổ chức gộp một vài lễ cúng. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng, tất cả đều là những truyền thống tốt đẹp của cha ông cần được gìn giữ và phát huy.

Gia đình sum họp bên mâm cơm tất niên cuối năm

Ý nghĩa của mâm lễ, bài cúng cuối năm

Như đã nói, mỗi lễ cúng cuối năm gồm rất nhiều yếu tố. Và mỗi yếu tố như mâm cúng, bài cúng cuối năm đều mang những ý nghĩa riêng.

  • Ý nghĩa của mâm lễ cuối năm

Mâm cúng cuối năm ở mỗi vùng miền, mỗi gia đình có sự khác biệt không hề nhỏ. Tùy theo nếp sống, phong tục mà gia chủ có thể chọn cúng chay, cúng mặn và số lượng món ăn.

Số lượng các món có thể khác nhau nhưng các gia đình đều cố gắng để mâm cúng cuối năm tươm tất nhất. Đây cũng là cách để gia chủ bày tỏ sự biết ơn của mình đến với thần linh cũng như ông bà, tổ tiên của gia đình.

  • Ý nghĩa của bài cúng cuối năm

Ngoài mâm cúng thì bài cúng cuối năm cũng là yếu tố rất quan trọng. Và mỗi lễ cúng sẽ có một bài cúng riêng.

Các bài cúng (hay gọi là văn khấn) thường được truyền từ đời này qua đời khác và được xem như một nét văn hóa của người Việt. Đặc biệt, các bài văn khấn chuẩn của từng lễ cúng cuối năm đều được ghi chép lại trong các tài liệu về văn hóa.

Các lễ cúng cuối năm đối với người Việt rất quan trọng và mang nhiều ý nghĩa. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đọc có thể hiểu hơn về văn hoá trong các ngày lễ tết của Việt Nam, đồng thời duy trì, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc.

Xem thêm:

  • Phạm Thái Tuế Là Gì? Lưu Ý Khi Phạm Thái Tuế Để Tránh Vận Xui
  • Lục Sát Là Gì? Chỉ Cần Làm 3 Điều Này Giúp Hoá Giải Lục Sát Cực Hiệu Quả

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Phương Nhi
Đến từ:
Hải Dương
Tuổi:
28
Phong tục cúng lễ cuối năm là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, thể hiện lòng thành kính với đất trời, ông bà tổ tiên, cầu mong sự bình an, may mắn và hạnh phúc cho năm mới.

Chía sẻ về bài viết

Bài viết này được tạo ra để giúp bạn nắm rõ mọi thông tin cần thiết về các lễ cúng cuối năm trong văn hóa Việt Nam. Hy vọng rằng, những kiến thức này sẽ giúp bạn chuẩn bị chu đáo và thực hiện các nghi lễ một cách thành kính nhất.

Thẻ Tag của bài viết

Lễ Cúng Cuối Năm, Ngày Cúng Cuối Năm, Ý Nghĩa Cúng Cuối Năm.

Danh mục
null