Lễ Cúng Động Thổ: Ý Nghĩa, Lễ Vật, Cách Thực Hiện

Chào mừng bạn đến với bài viết hướng dẫn toàn diện về Lễ Cúng Động Thổ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng khám phá ý nghĩa, lễ vật cần sắm và hướng dẫn từng bước cách tổ chức lễ cúng này một cách trọn vẹn nhất.

nghĩa của lễ cúng động thổ

Có thể một số bạn đọc còn đang thắc mắc tại sao cần làm lễ động thổ, khi nào cần làm nghi lễ này. Dưới đây là những kiến thức thú vị về khái niệm, nguồn gốc, ý nghĩa để bạn đọc cùng hiểu rõ.

- Lễ động thổ là gì?

Nói một cách nôm na, động thổ là chính là việc động tới đất đai, đào xới, động chạm tới Thổ thần thổ địa. Theo đó, lễ động thổ là nghi lễ cúng thần linh, tổ tiên cai quản mảnh đất để xin phép trước khi khởi công xây dựng một công trình nào đó, đồng thời cầu mong phù hộ thi công một cách thuận lợi.

- Nguồn gốc của lễ cúng động thổ trong nông nghiệp và xây dựng

Dưới thời vua Vũ Hán Đế ở Trung Quốc, khoảng năm 113 Trước Công Nguyên, lễ cúng động thổ đã bắt đầu xuất hiện. Lúc đó, nhà vua thấy triều đình chỉ có tục lệ tế Trời nhưng lại không tế Đất, do vậy đã họp quần thần lại, bàn về tổ chức lễ tạ ơn thần Đất. Từ đó, lễ động thổ đã được thực hiện vào ngày mùng 3 Tết hàng năm.

Trước khi tiến hành lễ động thổ, người ta sẽ chuẩn bị mâm cỗ, làm nghi thức cúng thần linh để xin phép động tới đất đai. Sau đó mới bắt đầu xới đất xới cát để cầu mong cho năm mới với một mùa màng bội thu. Từ nguồn gốc của lễ động thổ lúc ban đầu, dân gian cũng hình thành lễ động thổ trong xây dựng trước khi khởi công bất cứ công trình nào.

- Ý nghĩa của của cúng động thổ

Vai trò của lễ động thổ vô cùng quan trọng, bên cạnh việc xin phép, báo cáo Thổ thần, gia tiên về việc muốn xây dựng trên mảnh đất ấy thì việc làm này còn mang nhiều ý nghĩa khác nữa. Nó là sợi dây vô hình để kết nối con người và tâm linh, giúp cho chúng ta an tâm khi xây dựng.

Với mong muốn người sinh sống, làm việc trong ngôi nhà mới được khỏe mạnh, làm ăn phát đạt thì lễ động thổ là điều tất yếu. Hơn nữa, theo phong tục tập quán của người Việt, đây còn là lễ để nhắc nhở con cháu ta nhớ tới công ơn bảo vệ mảnh đất của các vị thần.

lễ vật cần sắm để cúng động thổ

Từ xưa đến nay, mâm cúng động thổ đã được chuẩn bị theo một thông lệ. Nó được duy trì từ đời này sang đời khác, hiện tại chúng ta vẫn tuân theo những điều cơ bản nhất để có một buổi lễ trọn vẹn. Dù đơn giản hay cầu kỳ thì mâm cúng cũng cần có những lễ vật cần thiết như dưới đây.

Lễ vật cần thiết

-Lễ vật cúng động thổ bao gồm:

  • 1 bình hoa: 9 bông hoa tươi để cầu mong sự tươi mới, phát triển bền vững cho gia chủ. Thông thường ta sẽ sử dụng hoa hồng đỏ, hoa cúc, hoa thược dược hoặc lay ơn.
  • 1 đĩa trầu cau: 5 lá trầu, 5 quả cau hoặc 3 miếng trầu cau đã têm.
  • Trái cây: Sử dụng mâm ngũ quả dựa theo thuyết Ngũ hành, tượng trưng cho 5 hướng, đồng thời là Ngũ phúc lâm môn. Lưu ý nên lựa chọn quả hình tròn mang ngụ ý cho sự sung túc, đủ đầy, căng tràn sức sống.

- 5 loại quả phổ biến nhất trong mâm cúng động thổ là:

  • Chuối: Nải chuối xanh đại diện cho hành Mộc, biểu tượng của sự che chở, bình an, vững chắc.
  • Bưởi: Đại diện cho hành Kim với mong muốn mang lại phúc lộc, an khang.
  • Thanh long hoặc hồng đỏ, táo: Màu sắc biểu trưng của hành Hỏa mang may mắn, tài lộc cho gia chủ.
  • Mận tím, hồng xiêm hay mãng cầu: Các loại quả có màu sậm ứng với hành Thổ, tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển.
  • Lê trắng, xoài hoặc đu đủ: Đại diện cho hành Thủy, đồng thời cầu sự hanh thông, thuận lợi trong quá trình xây dựng và sinh sống trên mảnh đất.
  • Một con gà luộc (gà trống): Lễ mặn không thể thiếu trong mâm cúng.
  • Bộ tam sên: Gồm 1 miếng thịt lợn, 1 quả trứng gà hoặc vịt và 3 con tôm để cúng Thần Tài, Thổ địa, Thổ công.
  • Bộ xôi chè: Thường là 5 đĩa xôi, 5 bát chè tượng trưng cho sự phát triển sinh sôi hoặc tăng số lượng lên mỗi thứ là 9 biểu tượng của trường tồn, vĩnh cửu.
  • 5 bát cháo: Cầu mong cơm no áo ấm.
  • 3 hũ muối, gạo, nước
  • 1 đĩa muối gạo: Rải vào nơi động thổ sau khi nghi thức cúng kết thúc.
  • 3 chén rượu
  • 3 chén trà
  • 1 bao thuốc lá
  • 2 cây đèn cầy, 1 bó nhang: Đốt nhang và đèn với 2 mục đích chính là: Thỉnh mời các vị Thần linh phù hộ cho mọi sự thuận lợi và tiễn đưa các vong hồn.
  • 01 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng
  • 05 lễ tiền vàng
  • Bánh kẹo: Để cúng tiễn đưa các cô hồn, họ sẽ không quấy phá mảnh đất này.

Tùy thuộc vào điều kiện và mong muốn của gia chủ, bạn có thể chuẩn bị thêm một số lễ vật khác như: Heo sữa quay, số lượng gà luộc là 3 con hoặc những lễ vật khác nữa.

Mâm cúng động thổ đơn giản

Vì việc cúng lễ động thổ thường là tại mảnh đất trống hoặc những nơi ít có không gian nấu nướng, đa phần gia chủ sẽ chuẩn bị mâm cúng đơn giản. Sau đây là một vài mâm cúng động thổ để bạn đọc tham khảo:

dẫn cách tổ chức lễ cúng động thổ

Lễ cúng động thổ gồm 3 bước chính mà gia chủ nhất định phải biết, đó là: Lựa chọn ngày giờ phù hợp, chuẩn bị lễ vật và thực hiện nghi thức cúng. Sau đó, gia chủ mới sử dụng cuốc để cuốc nhát đầu tiên lên mảnh đất hoặc đặt viên gạch đầu cho công trình.

Bước 1: Chọn ngày giờ đẹp

Đây là công việc quan trọng bởi nó quyết định cho sự may mắn, bình an cho ngôi nhà sau này. Vì vậy cần phải tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn ngày tốt, giờ tốt hợp với mệnh, tuổi của gia chủ.

Đặc biệt lưu ý tránh các ngày xung khắc với tuổi của người trong gia đình, những ngày xấu như: Hắc đạo, Thổ Cấm, Sát chủ, Trung phục, ... Nên chọn những ngày Hoàng đạo, giờ Hoàng đạo, … để mang may mắn cho cơ ngơi mới.

Bước 2: Chuẩn bị lễ vật và các đồ cần thiết

Sau khi đã chọn được ngày giờ đẹp, bạn sẽ phải sắp xếp thời gian để chuẩn bị các lễ vật cho mâm cúng đầy đủ. Tiếp đến, bạn sắm những lễ này ra một chiếc mâm hoặc đặt trên một chiếc bàn giữa khu đất làm lễ cúng.

Để cho mọi việc thêm phần thuận lợi, gia chủ cũng có thể xem hướng đặt mâm hợp tuổi, hợp mệnh. Khi đã bày biện đầy đủ, gia chủ ăn mặc chỉnh tề rồi bắt đầu thực hiện nghi thức cúng.

Bước 3: Tiến hành nghi thức cúng lễ

Cúng động thổ được phân chia thành hai loại chính là: Cúng động thổ xây nhà và cúng động thổ cho những công trình xây dựng khác. Chi tiết nghi thức cúng của hai loại có chút khác biệt nhau, cụ thể như sau:

  • Cúng động thổ xây nhà

Chủ nhà sẽ là người đặt mâm lễ ở vị trí khu đất đẹp, chủ định để động thổ. Sau đó, bắt đầu thắp đèn cầy (nến) và thắp nhang. Đối với chủ nhà là nam, bạn cần thắp 7 cây nhang, còn chủ nhà là nữ thì thắp 9 cây nhang. Tiếp đến, gia chủ sẽ vái bốn phương tám hướng rồi đọc văn khấn lễ cúng động thổ.

Khi bài văn khấn kết thúc, chủ nhà cũng là người đầu tiên dùng cuốc bổ lên mảnh đất được lựa chọn từ trước. Sau này, thợ xây sẽ lấy đó làm căn cứ, điểm đầu để đào móng thi công.

Cuối cùng, khi nén hương gần tàn, vàng mã sẽ được hạ xuống đem đi hóa. Đĩa muối gạo cũng được gia chủ rắc trên mảnh đất vừa động thổ. Hoa cúng cũng được cắm tại đây chứ không mang về nhà.

  • Cúng động thổ cho những công trình xây dựng

Các nghi thức cũng được tiến hành tương đối giống với cúng để xây nhà. Tuy nhiên, chủ công trình hoặc người chủ trì hợp tuổi sẽ cần khấn thêm ông tổ nghề xây dựng Lỗ Ban.

Khác với xây nhà, người chủ trì buổi lễ cúng động thổ cho một công trình sẽ lựa chọn vị trí đẹp đặt viên gạch đầu tiên để khởi công. Và các người thợ khác sau này sẽ lấy đó làm mốc, xây từ viên gạch này trở đi.

cúng, văn khấn cúng động thổ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Quan Đương niên.

- Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con /à:……

Ngụ tại:………

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

lưu ý quan trọng khi cúng động thổ

Về lễ vật và quy trình cúng động thổ có thể nhiều bạn đọc đã nắm rõ để tự thực hiện cho gia đình mình. Tuy nhiên, có những vấn đề cần lưu ý quan trọng không phải ai cũng biết. Dưới đây là một vài lưu ý cho bạn:

  • Cũng như các buổi lễ cúng khác, sự trang nghiêm luôn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, những người tham gia nên mặc trang phục chỉnh tề. Tránh mặc váy ngắn, quần đùi, áo cộc tay hoặc đồ quá sặc sỡ, hở hang khi cúng lễ.

  • Trong quá trình khấn, gia chủ lưu ý phải thật thành tâm, đọc rõ ràng bài khấn và phải hướng mặt về mâm lễ.
  • Khi nghi thức cúng đã kết thúc, đĩa gạo muối được rắc lên mảnh đất, hoa cúng cắm tại công trình. Nhưng lưu ý riêng 3 hũ muối, gạo, nước thì gia chủ cất đi. Sau này khi nhập trạch thì đem về để ở bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.
  • Gia chủ khi dùng cuốc để động thổ nên lựa chọn cuốc làm 5 nhát, 9 nhát hay 10 nhát. Bởi đây là những số tượng trưng cho điều tốt đẹp trong phong thủy. Khi cuốc đất phải cuốc cho dứt khoát để đất lật lên.
  • Một lưu ý chung cho cả cúng động thổ xây nhà nhiều tầng, mỗi lần đổ mái để lên một tầng mới, gia chủ đều phải sắm lễ thành tâm cúng.

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về lễ nhập trạch tại bài viết khác của chúng tôi:Lễ cúng nhập trạch - Khởi đầu của một cuộc sống mới (Thủ tục, cách làm, lưu ý)

đáp một số thắc mắc về lễ cúng động thổ

Xung quanh các nghi thức tiến hành lễ động thổ, có khá nhiều câu hỏi thắc mắc của bạn đọc đã được gửi về cho chúng tôi. Hãy cùng theo dõi để giải đáp những câu hỏi phổ biến nhất.

Cúng động thổ có cần xem tuổi không?

Việc xây nhà là rất quan trọng, bởi vậy theo tín ngưỡng dân gian và theo phong thủy, phải xem tuổi gia chủ để lựa chọn ngày phù hợp. Có như vậy, việc thi công mới thuận lợi, sau này ngôi nhà mới có sinh khí tốt, mọi người trong gia đình có sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt.

Nếu năm đó mà gia chủ không được tuổi xây nhà thì nên có phương án khác. Bởi quan niệm dân gian cho rằng nếu xây nhà mà gia chủ khắc tuổi nhưng vẫn đứng ra làm chủ trì sẽ có thể gặp điều không hay, làm mọi việc không thuận.

Cúng động thổ mượn tuổi được không?

Trong thực tế, cúng động thổ mượn tuổi là việc khá phổ biến. Khi gia chủ không được tuổi xây nhà, có thể là phạm phải Hoang ốc, Kim lâu, đang trong Tam tai, … hoặc chủ công trình không thể thực hiện thì phương án thích hợp nhất chính là nhờ người khác đứng ra làm lễ động thổ.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý không chỉ xem tuổi của người kia mà phải xét cả mệnh của người đó, sao nào đang chiếu vào và một vài yếu tố khác rồi đối chiếu với Thiên can, địa chi của năm để biết có phù hợp hay không. Khi 3 yếu tố Thiên - Địa - Nhân có mối quan hệ tốt thì người đó có thể thay mặt gia chủ tiến hành lễ.

Trước khi thực hiện các bước tổ chức lễ động thổ, gia chủ cần làm giấy tờ tượng trưng là đã bán mảnh đất cho người mượn tuổi. Khi cúng động thổ, chủ đất vì không được tuổi nên tạm thời vắng mặt ở nơi thi công, lưu ý cách xa 50m trở lên.

Trên đây là những kiến thức hữu ích về lễ cúng động thổ mà chúng tôi muốn gửi gắm tới những bạn đang quan tâm tìm hiểu. Hy vọng rằng bạn đọc có thể áp dụng trong cuộc sống để an tâm hơn khi xây nhà và đem lại may mắn đúng như quan niệm “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” của người Việt.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Quỳnh Trang
Đến từ:
Gia Lai
Tuổi:
27
"Việc thực hiện đúng nghi thức cúng động thổ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn giúp cầu mong sự may mắn, bình an cho công trình và những người tham gia."

Chía sẻ về bài viết

Bài viết này được tạo ra để giúp bạn có đầy đủ thông tin và sự tự tin khi thực hiện lễ cúng động thổ cho công trình sắp tới của mình.

Thẻ Tag của bài viết

Lễ Cúng Động Thổ, Lễ Vật Động Thổ, Tổ Chức Động Thổ.

Danh mục
null