Mâm Cúng Rằm Tháng 7: Ý Nghĩa Và Bí Mật

Chào mừng các bạn đến với bài viết hướng dẫn về mâm cúng Rằm tháng 7. Để chuẩn bị một mâm cúng hoàn hảo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa, bí mật và những lưu ý quan trọng liên quan đến nghi thức linh thiêng này.

Ý nghĩa của mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7

Mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 được biết đến như một nghi thức quan trọng, nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. Theo tín ngưỡng, đây là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, ông bà, những người đã khuất. Đồng thời đây cũng là dịp để mọi người trong dòng họ gắn kết với nhau hơn, tôn vinh nét đẹp truyền thống và giá trị nhân văn.

Mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 gồm những món ăn đã quá quen thuộc vào những dịp lễ tết của người Việt. Bạn có thể chọn món chay, món mặn theo sở thích của gia đình và các thành viên.

Bật mí mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 âm lịch

Là một trong những ngày lễ quan trọng, thể hiện nét đẹp truyền thống nên mâm cúng rằm tháng 7 được chăm chút trong từng món ăn. Không chỉ cúng gia tiên, vào ngày này các gia đình còn thường làm mâm cỗ cúng Phật, mâm cúng chúng sinh ngoài trời. Dưới đây là chi tiết những món ăn mà bạn cần chuẩn bị.

Mâm cúng lễ Phật

Nếu gia đình bạn là người theo đạo Phật thì chắc chắn trong ngày rằm tháng 7 không thể thiếu mâm cúng Phật. Đây là mâm cỗ được bày lên bàn thờ Phật, thông thường mâm cỗ sẽ gồm những món chay. Dưới đây là danh sách các món phổ biến được mọi gia đình chuẩn bị:

  • Xôi: Có thể chọn xôi trắng, xôi gấc, xôi vò hạt sen, xôi đô xanh…

  • Nem chay hoặc nem nấm.

  • Canh nấm hoặc canh rau củ.

  • Nộm rau củ hoặc gỏi hoa chuối ngó sen.

  • Giò, chả chay.

  • Đậu hũ non sốt lắm.

  • Các món ăn khác tùy theo sở thích và điều kiện của gia đình.

Nếu bạn không có điều kiện hay quá nhiều thời gian để chuẩn bị mâm cỗ chay thịnh soạn như trên có thể bày biện mâm cỗ hoa quả thể hiện tấm lòng. Danh sách những thứ cần chuẩn bị cho mâm hoa quả gồm:

  • Hoa tươi: Có thể chọn hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn, hoa huệ…

  • Hương.

  • Rượu trắng.

  • Nước.

  • Hoa quả.

Mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7

Trong ngày rằm tháng 7 không thể thiếu được mâm cúng gia tiên. Không có bất kỳ quy định nào về mâm cỗ, gia chủ có thể tùy ý điều chỉnh theo sở thích của gia đình, điều kinh tế và thời gian. Dưới đây là những món ăn cơ bản mà bạn có thể tham khảo.

  • Thịt gà.

  • Xôi hoặc chè.

  • Canh xương măng hoặc canh xương rau củ.

  • Rau luộc (Súp lơ, cà rốt, su hào, củ cải…)

  • Nem, giò, chả.

  • Thịt lợn luộc.

Ngoài ra, trên mâm cúng bạn cần chuẩn bị thêm: Hoa tươi, trái cây, nước, rượu trắng, hương, nến, vàng mã.

Mâm cúng chúng sinh hay cô hồn

Tháng 7 còn được biết đến là tháng cô hồn, là thời điểm mà mọi người quan niệm rằng ma quỷ sẽ đi lang thang khắp nơi để quấy phá. Do đó vào ngày rằm, các gia đình thường chuẩn bị thêm mâm cúng chúng sinh hay cúng cô hồn cho các linh hồn lang thang, không nơi lương tựa.

Thông thường lễ cúng này sẽ được đặt ngoài sân hoặc trước cửa nhà và thực hiện trước 12 giờ ngày rằm. Mâm cỗ chúng sinh gồm:

  • Muối gạo: Sau khi cúng sẽ dùng để rắc bốn phương tám hướng.

  • 12 bát cháo trắng loãng.

  • Mâm ngũ quả.

  • Quần áo chúng sinh.

  • Các loại bánh kẹo, bỏng ngô.

  • Tiền vàng.

  • Nước.

  • Hương và 2 ngọn nến nhỏ.

Lưu ý khi bày trí mâm lễ cúng rằm tháng 7

Chuẩn bị các món ăn là 1 phần, quan trọng bạn cần bày trí cho đúng và đẹp mắt. Dưới đây là những lưu ý gia chủ cần biết khi bày trí mâm cúng vào ngày này.

  • Mâm cúng Phật cần đặt cao nhất trên bàn thờ nếu như gia đình không có bàn thờ Phật riêng. Nếu như không chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ ở trên, gia chủ có thể chuẩn bị nước lọc, trái cây và hoa sen.

  • Mâm cúng gia tiên rằm tháng 7 nếu có các món như gà luộc, bánh tét, bánh chưng thì không cắt thành miếng mà cần để nguyên. Gà luộc nên tạo hình, thêm hoa tươi trang trí cho đẹp mắt.

  • Mâm chúng sinh không nên bày biện quá hoành tráng vì có thể khơi dậy sự sân si.

  • Thực hiện lễ cúng Phật trước, sau đó đến thần linh và gia tiên, cuối cùng mới làm lễ cúng chúng sinh.

  • Khi cúng quần áo, vàng mã cho gia tiên thì cần ghi rõ người nhận vì đây là thời điểm có rất nhiều linh hồn lai vãng.

  • Có thể cúng rằm tháng 7 từ ngày 13 tháng 7 âm lịch, nên thực hiện trước 12 giờ trưa ngày rằm tháng 7.

Rằm tháng 7 là ngày quan trọng, mọi gia đình đều chuẩn bị mâm lễ cúng gia tiên. Mâm cúng không chỉ thể hiện lòng hiếu thảo, gợi nhớ tới tổ tiên mà còn thể hiện tấm lòng nhân hậu với các linh hồn khác. Trên đây là hướng dẫn cách chuẩn bị và bày trí mâm cúng đúng chuẩn mà gia chủ cần thực hiện vào ngày này.

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Tường Vy
Đến từ:
Bà Rịa - Vũng Tàu
Tuổi:
33
"Mâm cúng Rằm tháng 7 là cầu nối giữa người trần và người âm, thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên và cầu mong sự bình an, may mắn cho cả gia đình."

Chía sẻ về bài viết

Tôi viết bài này vì mong muốn chia sẻ kiến thức và giúp các bạn hiểu rõ hơn về tục lệ cúng Rằm tháng 7, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Thẻ Tag của bài viết

Mâm Cúng Rằm Tháng 7, Mâm Cúng Gia Tiên, Ý Nghĩa Mâm Cúng, Bày Trí Mâm Cúng.

Danh mục
null