Mâm Ngũ Quả Miền Nam: Ý Nghĩa, Cách Bày Và Kiêng Kỵ

Tết đến xuân về, mâm ngũ quả là hương vị không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Mâm ngũ quả miền Nam với sự đa dạng và ý nghĩa sâu sắc của mình luôn là tâm điểm chú ý.

Mâm Ngũ Quả Miền Nam

Mâm ngũ quả miền Nam gồm những gì? Ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày Tết Cổ truyền

Trước khi tìm hiểu mâm ngũ quả miền Nam gồm những gì thì bạn nên tìm hiểu ý nghĩa của mâm ngũ quả. Bày mâm ngũ quả luôn là truyền thống quan trọng trong dịp Tết Cổ truyền Việt Nam.

Mâm ngũ quả trong ngày Tết Cổ truyền mang nhiều ý nghĩa đặc biệt

Dù bận bịu đến mấy, mỗi gia đình đều sẽ cố gắng chuẩn bị một mâm quả đẹp mắt và đầy đặn lên bàn thờ gia tiên. Điều này thể hiện sự biết ơn và tưởng nhớ của con cháu đến với công ơn của tổ tiên, ông bà. Bên cạnh đó còn thể hiện niềm mong ước cho một năm mới bình an, may mắn và sung túc.

Theo tín ngưỡng dân gian

Đối với tín ngưỡng dân gian Việt Nam, số 5 (ngũ) mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho sự sống, sinh sôi và phát triển. Mỗi mâm ngũ quả đều có năm loại trái cây khác nhau tượng trưng cho ngũ hành là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Theo văn hóa Đông Phương

Theo văn hóa Đông Phương, năm loại quả này cũng đại diện cho năm mong ước cho năm mới gồm Phúc - Lộc - Thọ - An - Khang. Mỗi loại quả đại diện cho một giá trị tốt lành và ý nghĩa riêng, gồm:

  • Quả Phúc: Đại diện cho sự may mắn, thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Quả Phúc mang ý nghĩa tạo điều kiện thuận lợi và mang lại sự thịnh vượng.

  • Quả Lộc: Biểu trưng cho sự thịnh vượng, giàu có và may mắn. Quả Lộc mang ý nghĩa thu hút tài lộc và thành công trong công việc.

  • Quả Thọ: Đại diện cho sự trường thọ, khỏe mạnh và sức khỏe tốt. Quả Thọ được coi là biểu tượng cho cuộc sống trường thọ và hạnh phúc.

  • Quả An: Biểu tượng của sự yên bình, bình an và an lành. Quả An mang ý nghĩa tạo ra một môi trường sống hòa bình và an lành cho gia đình và xã hội.

  • Quả Khang: Đại diện cho sự mạnh mẽ, bền vững và kiên cường. Quả Khang mang ý nghĩa vượt qua khó khăn, đối mặt với thách thức và đạt được thành công.

Theo quan điểm Phật giáo

Đối với quan điểm của Phật giáo, năm màu quả trong mâm còn mang ý nghĩa tượng trưng cho ngũ căn bao gồm:

  • Tín căn: Lòng tin mạnh mẽ và vững chắc của sự lý trí và sáng suốt.

  • Tấn căn: Là ý chí dũng mãnh và kiên trì

  • Niệm căn: Ghi nhớ những điều tốt, nhớ làm việc thiện và tu hành.

  • Định căn: Là lắng tâm yên tịnh, tâm không loạn và chuyên chú vào chánh pháp.

  • Huệ căn: Là trí tuệ sáng suốt

Tùy vào điều kiện, phong tục và tín ngưỡng mà mỗi địa phương sẽ chọn những loại trái cây khác nhau để bày mâm ngũ quả. Nhìn chung, đây đều là những sản vật của vùng miền, thể hiện những gì tinh túy nhất trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Ngoài những loại trái cây truyền thống, thị trường trái cây bày mâm ngũ quả ngày nay đã có thêm nhiều loại trái mới như thanh long hoàng kim, nho, khóm đỏ...

Hơn nữa trái cây để trưng tết cũng xuất hiện thêm nhiều hình dạng như dưa hấu hình vuông, hình thỏi vàng, bưởi có in chữ, bưởi hồ lô, dưa hấu khắc chữ... giúp làm phong phú và tăng tính thẩm mỹ cho mâm ngũ quả.

Tìm hiểu mâm ngũ quả miền Nam gồm những gì

Miền Nam là một nơi nổi tiếng với các loại trái cây thơm ngon, phong phú và đa dạng. Vì vậy, việc mâm ngũ quả miền Nam gồm những gì được rất nhiều người quan tâm. Sau đây là một số loại trái cây thường được người miền Nam lựa chọn để bày mâm ngũ quả.

Quả mãng cầu gai

Ở miền Nam, người ta thường bày mãng cầu gai trên mâm ngũ quả với ý nghĩa cầu mong mọi điều như ý, sức khỏe và tài lộc đến với gia đình trong năm mới. Việc chọn những quả mãng cầu gai có màu sắc tươi sáng, gai to và khoảng cách giữa các gai lớn là một phong tục đã có từ rất lâu.

Người ta tin rằng những quả mãng cầu gai sẽ tượng trưng cho một năm mới sung túc, đầy đủ và mọi việc suôn sẽ. Điều này thể hiện sự mong muốn về một năm mới thịnh vượng và thành công.

Mâm ngũ quả miền Nam gồm những gì? Mãng cầu gai mang ý nghĩa cầu mong mọi điều như ý, suông sẻ

Vì mâm ngũ quả thường được trưng trong thời gian dài nên cần chọn những quả còn xanh tươi, cứng và ít gai nở. Không nên chọn những quả nứt nẻ hoặc có màu thâm đen.

Quả dừa

Khi tìm hiểu măm ngũ quả miền Nam gồm những gì thì không thể thiếu quả dừa. Bởi dừa trong mâm ngũ quả ở miền Nam có ý nghĩa là “vừa” đủ đầy, không khó khăn túng thiếu. Nguyên nhân là do ngôn ngữ địa phương nơi đây thường phát âm “vừa” thành “dừa”. Hơn nửa, quả dừa còn có thể được tạo hình đa dạng, phong phú, ít hư hỏng, trưng bày được lâu.

Quả đu đủ

Giống như tên gọi của mình, quả đu đủ thể hiện mong muốn đủ đầy về mọi mặt như sức khỏe, tình cảm, tiền tài, hạnh phúc... Điều này đã cho thấy được người miền Nam luôn mong muốn một năm mới có cuộc sống gia đình viên mãn, ấm áp, chứ không chỉ riêng những ước mong về tiền tài, vật chất.

Đu đủ bày mâm quả nên chọn quả còn xanh, cứng, da chưa chuyển sang màu vàng. Ngoài ra, nên chọn đu đủ có dáng thon dài vì đây là quả trồng tự nhiên.

Quả xoài

Tương tự như quả dừa, đây cũng là một trường hợp quả có tên gọi giống với tiếng địa phương. Người miền Nam thường sẽ phát âm “xoài” thành “xài”. Vì thế, họ bày xoài lên mâm ngũ quả với mong ước năm mới đạt được nhiều của cải, vật chất đầy đủ để tiêu xài, không thiếu thốn.

Xoài nên chọn quả còn tươi, da không có những đốm đen và bóng mịn. Xoài để bày mâm ngũ quả nên chọn loại còn cuống và lá, chỉ vừa chuyển từ màu xanh hơi ngả sang vàng. Ngoài ra, nên chọn quả cứng có mùi thơm nhẹ đặc trưng và không chọn quả mềm dù vẫn xanh vì đây là những quả hái non hoặc chứa chất bảo quản.

Quả sung

Để trả lời cho câu hỏi mâm ngũ quả miền Nam gồm những gì thì không nên bỏ qua một loại quả quan trọng đó chính là quả sung. Tên của loại quả này đã thể hiện ngay mong ước cuộc sống năm mới sung túc và thịnh vượng cho gia đình. Hơn nữa, những quả sung đẹp, khít chặt nhau còn thể hiện sự yêu thương, gắn kết của các thành viên, mang đến niềm hạnh phúc, ấm no cho gia đình. Sung thường được bày trên mâm theo dạng nguyên chùm để thể hiện đúng ý nghĩa của nó. Vì vậy, nên chọn những chùm đồng đều và có cùng kích cỡ, màu sắc cũng như độ chín.

Chùm quả sung thể hiện sự sung túc ấm no, gia đình yêu thương, gắn kết

Tuy nhiên, nếu phải chọn quả tách rời thì tránh mua những quả bị thâm nát hoặc các quả không đều. Nếu bạn có ý định ăn sau khi trưng thì có thể chọn loại sung nếp có quả tròn, núm lõm sẽ ngon hơn và không bị chát như sung tẻ.

Năm loại quả được nhắc đến ở trên kết hợp với nhau sẽ mang ý nghĩa “cầu vừa đủ xài sung”. Các loại quả này thể hiện mong ước năm mới đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần của gia chủ. Ngoài ra, câu trả lời cho câu hỏi “Mâm ngũ quả miền Nam gồm những gì” không chỉ có mỗi 5 loại quả trên mà còn có thể kết hợp với đa dạng các loại khác.

Quả dưa hấu

Quả dưa hấu mang hình dáng đầy đặn, căng tròn giàu sức sống hứa hẹn cho một năm mới may mắn, đủ đầy. Hơn nữa, người ta thường chọn những quả dưa hấu có ruột vàng hoặc đỏ au, mọng nước vì tin rằng đó là điềm tốt cho thấy gia đình năm mới sẽ phát tài.

Dưa trên bàn thờ ngày Tết nên chọn quả còn cuống xanh và đẹp. Bạn cũng nên chọn quả dưa có vỏ sáng bóng, sọc nổi rõ, ít trầy xước và quả căng tròn. Ngoài ra, bạn có thể dùng tay gõ vào quả dưa, nếu phát ra tiếng “bốp bốp” thì đây là dưa ngon và nên mua.

Quả bưởi

Vẻ ngoài tròn đầy của quả bưởi được tượng trưng cho sự đoàn tụ, sung túc và hạnh phúc trong gia đình. Ngoài ra, bưởi còn là loại trái cây có thể trưng bày lâu trong suốt dịp tết như một lời chúc phúc và mang lại may mắn.

Mâm ngũ quả miền Nam gồm những gì? Bưởi rất được ưa chuộng trong mâm ngũ quả khi mang lại sự may mắn, không khí đoàn tụ

Quả khóm

Quả khóm cũng là một câu trả lời phổ biến cho câu hỏi mâm ngũ quả miền Nam gồm những gì. Vì khóm có nhiều mắt, nên được tượng trưng cho việc con cháu trong gia đình đông đúc, đủ đầy và quây quần bên nhau đón năm mới.

Những loại trái cây bị nên kiêng kỵ trong mâm ngũ quả của người miền Nam

Khi đã biết mâm ngũ quả miền Nam gồm những gì, chúng ta cũng nên tìm hiểu các loại trái cây cần kiêng kỵ trưng bày trong những ngày Tết của người dân nơi đây. Nguyên nhân khiến những loại quả này được cho là không may mắn đều đến từ cách phát âm của chúng:

  • Chuối: Nhìn chung mâm ngũ quả ở miền Bắc và miền Trung, chuối là loại quả không thể thiếu nhưng miền Nam thì khác, mọi người không dùng loại quả này để trưng bày. Nguyên nhân là do từ “chuối” đồng âm với “chúi” trong “chúi nhủi”.

  • Lê: Quả lê cũng bị kiêng kỵ do đồng âm với “lê lết”, được cho là sẽ mang lại sự đổ vỡ, thất bại và gặp nhiều khó khăn, trắc trở.

  • Cam, quýt: Hai loại quả này thường không mang lại may mắn, bắt nguồn từ câu “quýt làm, cam chịu”. Vì thế, người miền Nam cho rằng dùng loại quả này sẽ thu hút vận xui và đem lại những điều oan ức cho gia đình.

Cách bày mâm ngũ quả của người miền Nam

Ngoài tìm hiểu mâm ngũ quả miền Nam gồm những gì thì bạn cũng nên tìm hiểu cách mà người miền Nam trưng bày các loại quả này, bởi việc bày mâm cũng phần nào thể hiện con người và văn hóa của họ. Phong cách bày trí mâm ngũ quả của người miền Nam đơn giản và chỉ yêu cầu sự cân đối, hài hòa.

Phần lớn mọi người sẽ bày những quả to như mãng cầu, dừa, đu đủ ở dưới làm phần trụ. Những loại quả nhỏ hơn như xoài, sung... sẽ được bày phía trên và xung quanh thành dạng tháp cân đối. Bạn nên lưu ý cần sắp xếp hợp lý để có thể thấy được tất cả các loại quả trong mâm và nhìn mâm ngũ quả hài hòa, bắt mắt.

Cách bày mâm ngũ quả miền Nam khá đơn giản

Đối với bưởi và dưa hấu, hai loại quả lớn này thường sẽ không được bày chung trên mâm ngũ quả. Mọi người thường sẽ trưng chúng thành cặp 2 quả ở hai bên mâm. Hơn nữa, bên trên 2 loại quả này còn có thể được dán hoặc treo những vật trang trí vừa mang lại không khí Tết, vừa đem lại may mắn cho gia đình.

Khi tìm hiểu về mâm ngũ quả miền Nam gồm những gì và ý nghĩa của từng loại quả. Có thể thấy rằng mâm ngũ quả đầy đủ bao gồm năm loại quả đặc trưng “ Cầu, dừa, đủ, xài, sung" với mong ước một năm mới đủ đầy, sung túc, ấm no. Ngoài ra, gia chủ cần lưu ý đến những loại quả kiêng kỵ để tránh gặp những điều không may. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp gia đình bạn có một mùa tết ấm no và một năm mới tràng đầy hạnh phúc.

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Ngọc Thành
Đến từ:
Sóc Trăng
Tuổi:
35
"Mâm ngũ quả là tinh hoa văn hóa Tết của dân tộc, gửi gắm ước vọng về sự thịnh vượng, may mắn và bình an."

Chía sẻ về bài viết

Với mong muốn giúp mọi người hiểu hơn về truyền thống Tết cổ truyền và thêm phần trọn vẹn khi bày trí mâm ngũ quả, chúng tôi xin chia sẻ những thông tin chi tiết về mâm ngũ quả miền Nam, ý nghĩa và những loại trái cây nên kiêng kỵ.

Thẻ Tag của bài viết

Mâm Ngũ Quả, Tết Cổ Truyền, Ý Nghĩa, Kiêng Kỵ.

Danh mục
null