Tạ Mộ Là Gì? Các Loại Lễ Tạ Mộ Ở Việt Nam

Tạ mộ là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam, nhằm thể hiện lòng hiếu thảo và tưởng nhớ về những người đã khuất.

Tạ Mộ Là Gì? Các Loại Lễ Tạ Mộ Ở Việt Nam

tạ mộ là gì? Các loại lễ tạ mộ ở Việt Nam

(Lễ tạ mộ là gì? - Nguồn: Internet)

(Lễ tạ mộ là gì? - Nguồn: Internet)

Lễ tạ mộ là một trong những phong tục truyền thống tốt đẹp của Việt Nam thể hiện lòng thành kính, "uống nước nhớ nguồn" của con cháu đối với ông bà tổ tiên và người đã khuất. Đồng thời, cầu mong họ phù hộ cho con cháu trong nhà.

Ngoài ra, lễ tạ mộ còn để cảm tạ các chư vị thần linh, thổ địa khu vực đã cho gia tiên nương nhờ mảnh đất đó và mong muốn họ sẽ mang đến bình an, thịnh vượng, bảo hộ gia đình khỏi ma quỷ, vận xui,...

Các loại lễ tạ mộ trong phong tục của người Việt bao gồm:

  • Lễ tạ mộ cuối năm
  • Lễ tạ mộ đầu năm (lễ tạ mộ thanh minh)
  • Lễ tạ mộ khánh thành mộ mới xây xong:
  • Lễ tạ mộ kết phát: Người ta thường làm lễ cúng tạ mộ kết phát theo phong thủy tâm linh dành cho những ngôi mộ có đặc trưng.
  • Lễ tạ mộ kết mối (mối đùn): Đây là loại mộ có một lớp keo kiên cố như xi măng giúp bảo vệ hài cốt.
  • Lễ tạ mộ phát kết thủy (thủy tụ): Người trong gia đình sẽ bảo vệ thi hài của người mất bởi lớp nước và không được cải táng.
  • Lễ tạ mộ tam đại: Lễ cúng tổ tiên 3 đời của gia chủ.
  • Lễ, văn khấn tạ mộ 3 ngày, lễ tạ mộ ngày giỗ
  • Lễ tạ mộ cúng rằm tháng 7
  • Lễ tạ mộ của dòng họ, dòng tộc

ngày tạ mộ

Chọn ngày nào để tạ mộ có lẽ là nhiều câu hỏi của nhiều người. Thông thường sẽ có những ngày tạ mộ cố định và những ngày tạ mộ phải chọn ngày tốt để tiến hành làm lễ.

Chọn ngày tạ mộ đầu năm

Ngày tạ mộ đầu năm sẽ được tổ chức vào ngày lễ Thanh Minh (3/3 âm lịch) hàng năm để tưởng nhớ ông bà tổ tiên và người đã khuất trong gia đình. Do đó, các gia đình cần sửa soạn lễ vật, văn khấn trước ngày này.

Chọn ngày tạ mộ cuối năm

(Lễ tạ mộ cuối năm - Nguồn: Internet)

(Lễ tạ mộ cuối năm - Nguồn: Internet)

Ngày làm lễ tạ mộ cuối năm thường diễn ra từ ngày 23/12 âm lịch (ngày tiễn ông Táo về trời) và kết thúc vào ngày 30 Tết Nguyên Đán (ngày cuối cùng của năm cũ).

Người Việt làm lễ tạ mộ cuối năm để mời ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết với con cháu đồng thời cũng là để cảm tạ thần linh đã cho gia tiên nương nhờ mảnh đất này trong năm qua.

Chọn ngày tạ mộ mới xây xong

Gia chủ có thể tiến hành lễ tạ mộ vào ngày hoàn thành xong việc xây dựng mộ phần hoặc chọn ngày hợp tuổi, hợp hoàng đạo sau ngày xây mộ xong.

Đây là nghi thức quan trọng nhằm cầu mong người chết an nghỉ và cảm tạ thần linh đã ban đất cho gia tiên.

Ngoài ra, đối với các loại lễ tạ mộ khác, ngày tổ chức sẽ diễn ra vào ngày giỗ hoặc ngày lành.

chuẩn bị gì cho lễ tạ mộ?

Khi làm lễ tạ mộ, các gia đình không cần quá phô trương nhưng vẫn phải đầy đủ và chu đáo. Dưới đây là cách sắm sửa, chuẩn bị cho lễ tạ mộ đối với ba ngày lễ quan trọng nhất.

Chuẩn bị cho lễ tạ mộ đầu năm

Công việc chính của lễ tạ mộ Thanh Minh là dọn dẹp, sửa sang phần mộ. Do đó, các gia đình thường mang theo cuốc, xẻng để đắp thêm đất lên mộ; nhổ sạch cỏ dại; loại bỏ tổ mối, tổ rắn,...

Lễ tạ mộ Thanh Minh đầu năm cần chuẩn bị: Hương đèn, tiền vàng, trầu cau, rượu thịt (chân giò, gà luộc hoặc vài lạng khoanh giò), hoa quả. Khi đến mộ phần của gia đình mình thì gia chủ đặt lễ vào chỗ thờ chung và thắp đèn, nhang, rồi khấn vái ba vái vị Linh thần Thổ địa.

Ngoài ra, đầu năm người ta cũng thường hay làm lễ cúng đất. Tìm hiểu thêm về nghi thức này tại bài viết: Cúng đất đầu năm là gì? Làm lễ cúng đất đầu năm như thế nào?

Chuẩn bị cho lễ tạ mộ cuối năm

Trước khi bày biện lễ vật lên mộ, các gia đình cần phải tiến hành dọn dẹp sạch sẽ như: Phát quang bụi rậm, cỏ dại, lau chùi bia mộ, tu sửa những vị trí bị hỏng hóc,...

Tiếp đến, phần sắm lễ tạ mộ cần chuẩn bị hai phần lễ cho tổ tiên và thần linh.

  • Đối với phần lễ của các vị thần linh: Gia chủ nên dâng mâm lễ tạ có xôi gà hoặc xôi giò. Bạn có thể mang lễ ra miếu thần linh trong nghĩa trang để bày và dâng sớ tạ mộ, khấn tạ. Hoặc bạn cũng có thể đặt lễ cạnh mộ và khấn, vái lạy đất trời trong trường hợp nghĩa trang không có miếu thờ.
  • Đối với phần lễ của ông bà tổ tiên: Cần chuẩn bị những lễ vật như: Hương, rượu trắng, chè thuốc, nến cốc, trái cây, hoa tươi, trầu cau, sớ lễ tạ mộ, vàng mã.

Chuẩn bị cho lễ tạ mới xây

Lễ tạ mộ mới khánh thành cũng cần chuẩn bị hai phần lễ:

Phần lễ cúng thần linh: Mâm lễ gồm có: Xôi, thịt luộc, tiền vàng, tiền xu được đặt ở trong miếu thờ thần linh hoặc ngay cạnh lễ gia tiên.

Phần lễ cúng gia tiên:

  • Phần lễ vật:
  • Chuẩn bị khoảng mười bông hoa tươi (hoa hồng đỏ, bách hợp trắng, cúc trắng hoặc hoa mà người khuất thích)
  • Trầu cau: Ba lá, ba quả/cành
  • Xôi trắng
  • Gà luộc (gà trống thiến) nguyên con hoặc giò nạc.
  • Một mâm (ngũ quả)
  • Một số lễ vật khác: 0,5 lít rượu trắng, năm cái chén, mười lon bia, hai bao thuốc lá, hai gói chè (một lạng/gói), hai nến cốc màu đỏ.

- Phần mã:

(Đồ cúng lễ tạ mộ mới xây - Nguồn: Internet)

(Đồ cúng lễ tạ mộ mới xây - Nguồn: Internet)

  • Một cây vàng mã hoa đỏ
  • Năm con ngựa năm màu (đỏ, xanh, vàng, trắng, chàm, tím) cùng năm bộ mũ, áo, hia loại to cùng với đồ kèm theo cờ lệnh, kiếm, roi. Trên lưng mỗi con ngựa có mười lễ vàng tiền. Mỗi lễ bao gồm: Tiền xu, vàng lá, tiền âm phủ các loại.
  • Bốn đĩa để tiền vàng riêng: Một đĩa để ba đinh vàng lá, một đinh xu tiền. Một đĩa có một đinh vàng lá, bảy đinh xu tiền. Một đĩa có chín đinh vàng lá, một đinh xu tiền. Một đĩa có một đinh xu tiền.
  • Quần áo cho người trong mộ phần tùy chọn theo nam/nữ, người già, người trẻ tương ứng.

số lưu ý về lễ tạ mộ

(Những điều cần chú ý khi làm lễ tạ mộ - Nguồn: Internet)

(Những điều cần chú ý khi làm lễ tạ mộ - Nguồn: Internet)

Bên cạnh việc chuẩn bị, sắm sửa đầy đủ thì người đến dự lễ, làm lễ phải lưu ý những vấn đề sau để tránh thất lễ, rước vận rủi về nhà.

  • Những người nên đi tạ mộ: Các cụ già là những người thích hợp khấn cúng tổ tiên, thần linh.
  • Những người không nên đi tạ mộ: Phụ nữ có thai, người ốm yếu, bệnh tật, trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, phụ nữ đang thời kỳ “đèn đỏ” bởi đây là chốn linh thiêng, có nhiều hơi lạnh, ma quỷ.
  • Không nên đi tạ mộ quá sớm bởi sương gió không tốt cho sức khỏe. Cũng không nên đi quá muộn vì âm khí về chiều thường nặng hơn ban ngày.
  • Dịp này trưởng bối trong nhà nên cho người trẻ đi theo tạ mộ để biết dần vị trí phần mộ và giáo dục lòng kính trọng, hiếu lễ tổ tiên.
  • Không nô đùa ở nghĩa trang, tránh làm quấy nhiễu sự an nghỉ của người đã khuất.
  • Khi đi tạ mộ ngoài đồng về nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để xua hơi lạnh và âm khí.
  • Tránh làm lễ quá linh đình, phô trương.
  • Không nên ăn đồ cúng ngay tại nghĩa trang bởi chúng không đảm bảo vệ sinh, dễ lạnh bụng

Đối với người mất, lễ cúng 49 ngày cũng là một trong những nghi thức quan trọng. Bạn có thể tìm hiểu thêm về nó trong bài viết: Cúng 49 ngày là gi? Những điều cần biết khi làm lễ cúng 49 ngày

Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết! Hy vọng sau bài viết này bạn đã hiểu thêm về ngày lễ tạ mộ - một trong những phong tục giàu bản sắc dân tộc và có ý nghĩa tốt đẹp của người Việt.

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Thanh Vinh
Đến từ:
Quảng Ngãi
Tuổi:
27
"Tảo mộ đầu năm, phúc lộc đầy nhà!"

Chía sẻ về bài viết

Mình tạo bài viết này để giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ tạ mộ, từ đó có thể thực hiện nghi lễ này một cách chu đáo và ý nghĩa.

Thẻ Tag của bài viết

Tạ Mộ, Lễ Tạ Mộ, Ngày Tạ Mộ, Chuẩn Bị Lễ Tạ Mộ.

Danh mục
null