Tất Tần Tật Về Thờ Cúng Ông Táo, Không Phạm Kiêng Kỵ
Thờ cúng Ông Táo là một tục lệ có từ lâu đời của người Việt Nam. Đây không chỉ là một nghi lễ thiêng liêng mà còn là nét đẹp văn hóa mang đậm tính nhân văn. Để thực hiện đúng nghi lễ này, bạn cần lưu ý những điều quan trọng dưới đây.
Bàn thờ ông Táo là gì? Ý nghĩa của tục lệ thờ cúng ông Táo
Để biết được những kiêng kỵ khi đặt bàn thờ ông Táo, trước hết chúng ta cần phải biết bàn thờ ông Táo là gì và tại sao phải thờ cúng ông Táo. Theo quan niệm dân gian, Táo quân là vị thần đóng vai trò quan trọng trong mỗi gia đình. Táo quân cai quản, trông coi việc bếp núc, sinh hoạt và bảo vệ gia đình khỏi những xâm phạm, giữ sự bình yên, hòa thuận và mang lại tài lộc.
Nhằm bày tỏ lòng thành kính và biết ơn, các gia đình đều có tục lệ đặt bàn thờ và cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Đây được xem như hoạt động tiễn ông Táo chầu trời sau một năm che chở, phù hộ cho gia đình. Việc thờ cúng ông Công, ông Táo cũng thể hiện nguyện vọng, sở cầu của các thành viên về một năm mới hạnh phúc, thuận lợi và bình an. Bàn thờ ông Táo thờ cúng 3 vị thần, gồm một bà Táo và hai ông Táo:
Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân
Bản gia Ngũ phương Ngũ thế Phúc đức chính thần
Bản gia Thổ địa Long mạch tôn thần
Những kiêng kỵ khi đặt bàn thờ ông Táo nhất định không được phạm phải
Xét về khía cạnh tâm linh, việc thờ cúng, hương hỏa cần phải đặc biệt chú ý về mặt phong thủy, lễ lạy. Chính vì vậy, gia chủ không được phạm vào những kiêng kỵ khi đặt bàn thờ ông Táo dưới đây:
Không đặt bàn thờ gần hoặc đối diện nhà vệ sinh hoặc nhà tắm, vì những nơi này có khí ô uế, làm mất đi sự tôn nghiêm, linh thiêng của các vị thần
Không đặt bàn thờ ông Công, ông Táo trên nóc tủ
Không đặt bàn thờ hướng thẳng ra cửa chính hoặc lối đi chính trong nhà, vì dễ hao tài của, giảm may mắn và gia đạo bất an
Tránh đặt tủ bếp kết hợp với bàn thờ tại các vị trí bí bách, ẩm ướt, gần toilet hoặc cửa phòng ngủ
Không đặt bàn thờ ông Táo cạnh nguồn nước, vì Táo quân thuộc tính hỏa trong ngũ hành, đại kỵ với những nơi nhiều nước như bồn rửa bát, khiến vận khí của gia chủ giảm sút
Không nên đặt hướng của bàn thờ tại các hướng xấu như hướng Bắc, hướng Đông Nam, hướng Nam, hướng Đông
Không đặt bàn thờ ở vị trí thấp, vì dầu mỡ, bụi bẩn sẽ bám vào bàn thờ, đây là điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ ông Táo
Không nên dùng bàn thờ cũ hoặc gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ cúng ông Táo
Lễ cúng ông Táo không nên đặt ở dưới bếp vì ảnh hưởng đến sự kết nối tâm linh giữa ông Táo và các thành viên trong gia đình
Khi lập bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ 3 bài vị Táo quân
Khi phóng sinh cá chép, không được để cá bị chết trong quá trình thả mà nên nhẹ nhàng để cá bơi lội trong dòng nước
Theo quan niệm dân gian, gia chủ nên cúng ông Táo từ 9h - 11h30 sáng ngày 23 tháng Chạp
Tại sao phải đặt hướng bàn thờ ông Táo đúng phong thủy?
Trong những kiêng kỵ khi đặt bàn thờ ông Táo, việc đảm bảo yếu tố phong thủy là ưu tiên hàng đầu mà gia chủ cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng.
Gia đình hòa thuận, yên ấm
Ông Táo là vị thần đại diện cho sự bình an, hòa hợp trong gia đình. Chính vì vậy, gia chủ không được chủ quan trong vấn đề đặt bàn thờ đúng phong thủy. Điều này sẽ giúp không khí của gia đình luôn êm đềm, thuận hòa, không xảy ra cãi vã, mâu thuẫn.
Phúc - lộc - tài vẹn toàn
Không chỉ giữ hòa khí trong gia đình, lựa chọn hướng bàn thờ chính xác, tránh phạm vào những kiêng kỵ khi đặt bàn thờ ông Táo còn ảnh hưởng đến tài vận, phúc khí của gia chủ. Nếu chọn phải hướng xấu, các thành viên trong gia đình có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, xui xẻo, thậm chí ảnh hưởng tới đường con cái, số mạng.
Đặt bàn thờ ông Táo theo tuổi chủ nhà
Mỗi người lại có một niên mệnh khác nhau nên gia chủ cần soi chiếu Bát trạch để đặt hướng bàn thờ sao cho đúng. Theo phong thủy, có 4 hướng tốt và 4 hướng xấu:
Cung Sinh Khí: Thuận lợi trong mọi mặt từ công việc, sức khỏe, gia đình cho đến con cái
Cung Thiên Y: Sức khỏe của gia đình luôn tốt và có tuổi thọ cao
Cung Diên Niên: Gia đình hòa thuận, không xảy ra xích mích, vợ chồng - con cái gắn bó, thân thiết
Cung Phục Vị: Gặp nhiều may mắn, hanh thông trên con đường công danh, sự nghiệp hay thi cử
Cung Tuyệt Mệnh: Gia chủ dễ gặp xui rủi, không thuận lợi trong đường con cái, con dễ chết yểu hoặc nhà tuyệt tự
Cung Ngũ Quỷ: Các thành viên trong gia đình dễ hao tốn tiền của, bệnh tật liên miên
Cung Lục Sát: Hao tốn tiền của, công việc bị mất, gia đình bất hòa
Cung Họa Hại: Gia đình gặp nhiều điều không may về sức khỏe và thường xuyên lục đục
5 bước lập bàn thờ ông Táo
Dưới đây là 4 bước lập bàn thờ ông Táo chuẩn xác nhất bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Xác định hướng đặt bàn thờ tốt, thường là hướng Đông Bắc, hướng Tây, hướng Tây Nam, hướng Tây Bắc
Bước 2: Chọn kệ bàn thờ có độ bền và khả năng chịu lực tốt và chắc chắn
Bước 3: Thỉnh bát hương về nhà, mua tro, cốt của bát hương
Bước 4: Đặt đủ 3 bài vị của ông Công ông Táo
Bước 5: Sắm đầy đủ những đồ lễ cần thiết để đặt lên bàn thờ như bình hoa, đĩa đựng đồ cúng, 3 chén nước cùng bộ
Kinh nghiệm đặt bàn thờ ông Táo khi làm tủ bếp
Ngày nay, nhiều gia đình có xu hướng kết hợp bàn thờ ông Táo với tủ bếp để tối ưu không gian sống cũng như đảm bảo yếu tố tâm linh. Do đó, trong quá trình lắp đặt tủ bếp và lập bàn thờ ông Táo, bạn cần chú ý các điểm sau:
Vị trí
Đặt gần nơi có nhiều nước là một trong những kiêng kỵ khi đặt bàn thờ ông Táo. Vì vậy, bạn có thể tận dụng không gian ngay phía trên máy hút mùi của tủ bếp để thiết kế bàn thờ. Điều này vừa giúp tiết kiệm diện tích, vừa hạn chế tối đa tình trạng bụi bẩn, dầu mỡ.
Chất liệu và màu sắc
Bếp thuộc hành hỏa, do đó, gia chủ có thể lựa chọn các màu có tính hỏa hoặc mộc như xanh lá, vân gỗ, cam, đỏ để làm tủ bếp và bàn thờ ông Táo. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy để chọn được màu sắc, chất liệu ưng ý, hợp với cung mệnh của mình.
Kích thước tiêu chuẩn của bàn thờ ông Táo
Đối với bàn thờ, gia chủ cần dùng thước lỗ ban 38.8 - loại thước sử dụng cho âm trạch để xác định các cung tốt, xấu. Bạn có thể làm bàn thờ kết hợp cùng tủ bếp với các kích thước tiêu chuẩn dưới đây:
Chiều dài: 0.87m - 1.2m
Chiều rộng: 0.61m - 0.7m
Chiều cao: 0.61m - 0.7m
Đối với bàn thờ treo trên tường, bạn có thể tham khảo 3 kích thước (chiều sâu x chiều rộng):
Bàn thờ Tài lộc - Tài vượng: 410mm x 610mm
Bàn thờ Hỷ sự - Hưng vượng: 480mm x 680mm
Bàn thờ Hỷ sự - Tiến Bảo: 480mm x 880mm
Cách cúng ông Táo chuẩn phong thủy
Bên cạnh những kiêng kỵ về mặt phương hướng khi đặt bàn thờ ông Táo, gia chủ cũng nên chú ý về việc thờ cúng vào các ngày đặc biệt như chuyển vào nhà mới, 23 tháng 12 âm lịch hay các ngày rằm, mùng 1.
Ngày cúng
Gia chủ chỉ cần thắp nhang, cúng ông Táo vào các ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, những ngày còn lại chỉ cần lau sạch bàn thờ. Dịp quan trọng nhất trong năm mà gia chủ cần để ý chính là ngày 23 tháng chạp. Đây là ngày ông Táo về trời, bẩm báo công việc trong năm qua và chuyển giao sang năm mới, do đó, gia chủ cần sửa soạn mâm lễ, dâng nhang để tiễn ông Táo.
Lễ cúng
Vào ngày rằm, mùng 1, gia chủ cần chuẩn bị các vật phẩm cơ bản như bánh, hoa tươi, nước, trái cây và thắp nhang. Đối với ngày 23/12, chủ nhà cần sắm đầy đủ lễ vật gồm:
3 bộ áo mũ
Cá chép
Tiền vàng
2 đôi hài giấy và 1 chiếc áo
Mâm cỗ cúng gồm: 1 lọ hoa cúc, trái cây, trầu cau, rượu, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối trắng, 3 chén rượu, 1 con gà luộc, thịt lợn luộc, rau xào, canh
Ngoài ra, đối với các gia đình chuyển sang nhà mới, gia chủ cũng cần thực hiện nghi thức đón ông Táo. Chủ nhà có thể tham khảo các bước thực hiện dưới đây:
Làm một mâm cỗ mặn, chuẩn bị thêm nhang, hoa tươi, 3 bộ áo mũ, vàng mã, tiền giấy
Tiến hành rước ông Táo nhập trạch
Chuyển trước một số đồ đạc vào nhà mới như đệm, chổi,...
Soạn mâm cúng đầy đủ lễ vật đặt lên bàn thờ
Thắp nhang, khấn vái và xin phép nhập trạch
Đun nước sôi để dâng lên ông Táo và gia tiên trong ngày nhập trạch
Văn khấn
Bài văn khấn chính là sự kết nối giữa người trần mắt thịt và các vị thần linh hay tổ tiên, thể hiện lòng thành kính cũng như biểu đạt mong muốn, ước nguyện của bản thân. Chính vì vậy, khi thờ cúng ông Táo, gia chủ cần chuẩn bị bài văn khấn kỹ lưỡng.
Tham khảo bài khấn ông Táo đầy đủ tại đây
Những vật phẩm được đặt trên bàn thờ ông Táo
Để việc thờ cúng ông Táo chu toàn, bạn không chỉ cần tránh những kiêng kỵ khi đặt bàn thờ ông Táo mà còn cần sắm sửa vật phẩm đầy đủ để cúng dường và bày tỏ lòng thành kính với ông Táo. Một số vật phẩm thường được sử dụng gồm:
Tòa thành giấy
Hình tượng ông Táo
Trái cây
Nước
Nhang
Mâm ngũ quả
Bánh
Tài liệu giấy để viết danh sách, thư mời
Tìm hiểu kỹ về những kiêng kỵ khi đặt bàn thờ ông Táo, bạn sẽ có sự chuẩn bị, sắp xếp cẩn thận, chính xác đối với việc thờ cúng và các vấn đề tâm linh trong gia đình. Ông bà ta vẫn thường nói: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vậy nên, chỉ cần gia chủ có lòng và sự chuyên chú, bề trên chắc chắn sẽ chứng giám và phù hộ độ trì cho bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, bình an.
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Vì vậy, bài viết này ra đời với mong muốn giúp bạn hiểu rõ hơn về tục lệ thờ cúng Ông Táo, những kiêng kỵ cần tránh và cách thức thực hiện chuẩn phong thủy. Đừng bỏ lỡ nhé!
Thẻ Tag của bài viết
Thờ Cúng Ông Táo, Kiêng Kỵ Bàn Thờ, Hướng Bàn Thờ, Kích Thước Bàn Thờ, Cách Cúng Ông Táo.