Tết Nguyên Đán - Tết Cổ Truyền Của Người Việt
Tết Nguyên Đán, hay còn gọi là Tết Cổ truyền, là một trong những ngày lễ quan trọng nhất đối với người Việt Nam. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa, các hoạt động truyền thống và sự tương đồng, khác biệt của Tết Nguyên Đán so với các nước lân cận.
Tết Nguyên Đán là tết gì?
Trước khi trả lời cho câu hỏi nguồn gốc Tết Nguyên đán, ta cùng tìm hiểu Tết là gì? Tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất trong năm đối với người Việt Nam. Ngoài tên là Tết Nguyên Đán, người ta còn hay gọi là Tết Ta, Tết âm lịch, Tết cổ truyền hay chỉ đơn giản là Tết.
Đây là dịp lễ đầu xuân năm mới, đánh dấu sự luân chuyển của 4 mùa, bắt đầu thời khắc năm mới. Ngày tết Việt Nam này được tính theo lịch âm - lịch của người Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Vì tính theo lịch âm nên lễ tết của chúng ta sẽ muộn hơn Tết dương của các nước phương Tây khoảng hơn 1 tháng.
Theo đó, các tính trọn vẹn Tết cổ truyền bao gồm 14 ngày: 7 ngày cuối cùng của năm cũ và 7 ngày đầu tiên của năm mới (từ 23 tháng Chạp kéo dài đến mùng 7 tháng Giêng).
Trước giao thừa là thời gian để gia đình sum vầy, cùng nhau sắm sửa, thu dọn nhà cửa, mua quần áo mới,... để đón một năm mới đầy tài lộc và hi vọng vào nhà. Khoảnh khắc đón giao thừa và những ngày đầu năm là khi mọi người quây quần bên nhau, gửi đến người thân những lời chúc chân thành nhất.
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán từ đâu là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Có ý kiến cho rằng, nguồn gốc Tết Nguyên Đán xuất phát từ Trung Quốc. Do lịch sử nước ta từng chịu hơn 1000 năm đô hộ bởi người Trung Hoa. Do đó, dễ hiểu khi nhiều nét văn hóa của người Việt, trong đó có phong tục ăn Tết năm mới là sự kế thừa chuyển giao bởi người Hoa.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm còn lại lại cho rằng nguồn gốc Tết Nguyên Đán xuất phát từ “sự tích bánh Chưng bánh Giầy”, xuất hiện từ đời Hùng Vương thứ XVII (trước mốc 1000 Bắc thuộc). Dù ở góc nhìn nào cũng có thể thấy, Tết Nguyên Đán vốn đã xuất hiện từ xa xưa. Đây cũng là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt.
Tại sao Tết Nguyên Đán lại quan trọng với người Việt?
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán không chỉ có từ lâu đời, đây còn là lễ tiết đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Những nét đẹp văn hóa trong dịp lễ này đã tạo nên bản sắc dân tộc Việt. Dịp lễ là sự giao cảm trời - đất, con người - thần linh. Điều này được rút ra bởi nguyên lý vũ trụ vận hành thời tiết, chu chuyển 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Thời tiết lại là yếu tố tiên quyết quyết định cuộc sống của người dân khu vực sản xuất nông nghiệp là chính.
Hơn nữa, ngày Tết đầu xuân năm mới chính là ngày đoàn viên, mọi người có quan hệ ruột già máu mủ quy tụ về nơi đất tổ. Đây là thời gian để mọi người ngồi lại với nhau, kể xem năm qua đã làm được gì, năm mới ra sao.
Không chỉ là sự đoàn tụ của người dương, Tết còn là lúc để mọi người hướng về những người đã mất. Thắp hương, nấu mâm cỗ cúng,... là nghi thức không thể thiếu vào những ngày đầu năm. Người dân Việt Nam làm vậy để mong ông bà tổ tiên trở về với con cháu, cầu chúc bình an hạnh phúc, ông bà phù hộ độ trì, che chở trong năm mới.
Các mốc chính trong Tết Nguyên Đán
Bên cạnh nguồn gốc Tết Nguyên Đán, mọi người còn quan tâm đến chuỗi ngày lễ Tết của người dân Việt Nam. Mỗi giai đoạn đều đậm chất truyền thống và mang đến những trải nghiệm ý nghĩa mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt. Chi tiết các nghi lễ, mốc thời gian chính trong dịp lễ đón năm mới cổ truyền của người Việt như sau:
Rằm tháng Chạp
Cúng rằm tháng Chạp được coi là một bước khởi đầu mới cho dịp Tết Nguyên Đán. Do đó, mọi gia đình đều chuẩn bị kỹ lưỡng và tận tâm cho bàn cúng cũng như các nghi lễ. Nước ta từ xưa đã lưu truyền tục lễ cúng rằm tháng Chạp vào ngày 15/12 âm lịch. Tuy nhiên, một số gia đình bận rộn có thể tổ chức cúng trước đó một ngày vào ngày 14 âm lịch.
Nhiều người vẫn tin rằng, cúng tháng Chạp không nên diễn ra quá sớm mà chỉ nên cúng đúng ngày hoặc trước đó 1 ngày. Theo truyền thống lâu dài, ngày sóc vọng (mùng 1 đầu tháng) và ngày rằm giữa tháng đã tồn tại từ lâu. Lễ cúng diễn ra vào những ngày này với mong muốn nhận được sự bảo hộ của thần linh và ông bà tổ tiên cho gia đình trong tháng, làm cho cuộc sống khỏe mạnh và gặp nhiều may mắn.
Hơn nữa, lễ cúng rằm tháng Chạp từ lâu đã được coi là ngày để con cháu tưởng nhớ về nguồn cội, tổ tiên và là đúng theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn". Đó cũng chính là sợi dây kết nối để duy trì gia đạo và truyền thống qua các thế hệ gia đình. Sau khi tổ chức xong lễ cúng rằm tháng Chạp, mọi người bắt đầu bận rộn chuẩn bị cho mùa Tết Nguyên Đán, tạo nên bước chuyển mới đầy mong đợi.
Cúng ông Công ông Táo
Theo quan niệm người Việt xưa, đúng ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm là ngày ông Táo cưỡi cá chép bay về trời để tham dự buổi chầu bẩm báo mọi việc dưới hạ giới cho Ngọc Hoàng. Và tới đêm giao thừa, ông Táo sẽ quay trở lại hạ giới để tiếp tục công việc của mình.
Ông Táo được xem là thần linh cai quản mọi hoạt động, công việc trong gia đình. Thờ ông Công ông Táo là cách để gia chủ có thêm may mắn, tránh xa ma quỷ phá hoại, được bảo vệ, yên ấm.
Người Việt thực hiện lễ cúng Táo Quân trước Tết bằng cách cúng cá chép - biểu tượng cho việc cá chép hóa rồng đưa ông Táo về trời. Tuy nhiên 3 miền Bắc Trung Nam sẽ có sự khác nhau khi cúng đồ cho Táo. Nhưng dù như thế nào thì mọi người cũng sẽ làm lễ cúng này vào tối 22 tháng Chạp mỗi năm để ông Táo còn kịp chầu Trời vào đầu ngày 23 tháng Chạp.
Sau lễ cúng, người ta thả cá chép ra ao, hồ, sông để cá chở ông Táo lên chầu Trời. Việc thả cá chép mang ý nghĩa biểu tượng về sự thăng hoa, kiên trì, và bền bỉ khi đối mặt với khó khăn, hướng tới thành công.
Tất niên
Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và mở đầu của một năm mới. Tất niên cũng là một phần trong nghi thức Tết, diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch. Đây là ngày những bữa tiệc liên hoan cuối năm được tổ chức để chào đón năm mới.
Mọi người tổ chức cỗ cúng tất niên trước khi mời khách đến tham dự. Đây cũng là dịp quan trọng để gia đình quây quần bên nhau, thưởng thức những món thức ăn ngon và chào đón đêm trừ tịch, giao thừa.
Các hoạt động chính trong lễ Tết
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán đã có từ rất lâu, qua nhiều thế kỉ, phong tục này dần có thêm các hoạt động đặc biệt, ý nghĩa. Dưới đây là những hoạt động chính trong lễ Tết của người Việt:
Dọn dẹp và trang trí nhà cửa với những chiếc đèn lồng, cây đào, cây mai, cây quất,... tạo nên vẻ tươi mới và ấm cúng.
Mua sắm tại các phiên chợ ngày Tết là một hoạt động quan trọng. Người dân Việt Nam thường tới chợ để mua cây cỏ may mắn, hoa quả Tết, chọn đồ trang trí và lễ vật cho lễ cúng ngày Tết.
Chuẩn bị các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, thịt kho tàu, gỏi cuốn, xôi gấc, gà luộc và nhiều món ngon khác để làm lễ vật và chia sẻ trong gia đình.
Các gia đình thường thực hiện lễ cúng tổ tiên để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên và cầu mong nhận được sự phù hộ trong năm mới.
Mọi người tới thăm hỏi, chúc Tết gia đình, người thân và bạn bè, tạo sự gắn kết và chia sẻ niềm vui trong dịp lễ. Người lớn thường trao lì xì cho trẻ em cùng việc chia sẻ bánh mứt làm từ những nguyên liệu mang ý nghĩa tốt lành.
Những quốc gia ăn Tết Nguyên Đán giống Việt Nam
Ngoài Việt Nam thì ở Đông Á còn có một số quốc gia khác cũng đón Tết Nguyên đán. Dưới đây là những thông tin những về các nước đó, đồng thời chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt so với Việt Nam:
Sự tương đồng giữa văn hóa Tết Việt Nam và các nước lân cận
Dù mỗi nước có những phong tục tập quán riêng, nhưng nhìn chung vẫn có những điểm giống nhau trong cách đón Tết. Cụ thể:
Chuẩn bị đón Tết: Trước dịp Tết, mọi người đều tất bật dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ đạc, thực phẩm và trang phục mới. Đây là dịp để mọi người đón một năm mới tươi vui và hạnh phúc.
Cúng giao thừa: Đêm giao thừa là thời khắc thiêng liêng nhất dịp Tết. Mọi người cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ cúng tổ tiên, cầu mong một năm mới bình an và thịnh vượng.
Xông đất: Khi tìm hiểu về nguồn gốc Tết Nguyên Đán của người Việt. Người ta đặc biệt chú trọng đến tập xông đất đầu năm. Sáng mùng 1 Tết, mọi nhà sẽ mời người hợp tuổi xông đất để cầu mong may mắn và tài lộc cho gia đình trong năm mới.
Thăm hỏi, chúc Tết: Mùng 1 Tết, mọi người thường đi chúc Tết họ hàng. Đây là dịp để thể hiện tình cảm gắn bó và thân thiết.
Ăn Tết: Trong những ngày Tết, mọi người thường ăn những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, thịt gà,.... Đây là dịp để thưởng thức những món ăn truyền thống và quây quần bên gia đình, bạn bè.
Những nét tương đồng trong cách đón Tết Nguyên Đán của Việt Nam và các nước khác thể hiện sự gắn kết giữa các quốc gia Đông Á. Đồng thời, nó là minh chứng cho giá trị quan trọng của gia đình và cộng đồng trong văn hóa truyền thống của khu vực này.
Sự khác nhau trong cách đón Tết của người Việt với nước khác
Bên cạnh những nét tương đồng, cũng có một số điểm khác biệt về nguồn gốc của Tết Nguyên đán và cách cách đón Tết ở Việt Nam so với các nước khác.
Tên gọi: Tết Nguyên Đán ở Việt Nam còn được gọi là Tết Âm lịch, Tết Cả, Tết Ta,... Trong khi đó, ở các nước khác, Tết Nguyên Đán được gọi với những tên khác nhau như Seollal (Hàn Quốc), Tết Nguyên tiêu (Trung Quốc),...
Thời gian: Tết Nguyên Đán ở Việt Nam thường rơi vào khoảng tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch. Trong khi ở các nước khác, Tết Nguyên Đán có thể rơi vào các thời điểm khác nhau trong năm, tùy thuộc vào lịch âm của từng nước.
Phong tục tập quán: Không chỉ có nguồn gốc của Tết Nguyên đán khác nhau mà phong tục trong ngày tết giữa các quốc gia cũng có điểm khác biệt. Chẳng hạn, ở Việt Nam, trong ngày đầu năm mới, mọi người thường có tục lệ đi chùa cầu an,... Trong khi ở Hàn Quốc, năm mới lại là dịp người lớn tặng quà cho trẻ nhỏ.
3 nước đón Tết như Việt Nam
Danh sách những nước đón Tết như Việt Nam đó là:
Trung Quốc: Theo sử sách Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán của người Trung Hoa ra đời vào thời Tam Hoàng Ngũ Đế và có sự thay đổi qua mỗi thời kỳ sau đó. Trước đây Tết Nguyên Đán kéo dài trong nhiều tháng. Mãi đến khi nhà Hán đặt Tết vào tháng Giêng, từ đí ngày Tết mới được cố định và không còn thay đổi nữa.
Hàn Quốc: Seollal (đêm đầu tiên) là dịp để người dân Hàn Quốc sum vầy, tưởng nhớ tổ tiên và mong ước một năm mới bình an. Những phong tục độc đáo của Tết Hàn Quốc gồm: chuẩn bị cho đêm giao thừa, mặc Hanbok, lễ cúng tổ tiên, Sebae - nghi thức cúi lạy chào năm mới và chơi các trò chơi dân gian. Bên cạnh đó, người Hàn cũng có một số phong tục khác như: ăn bánh gạo, chơi trò đoán tuổi và làm bánh gạo hồng.
Indonesia: Nguồn gốc Tết Nguyên Đán của người dân Indonesia được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc. Do đó, ngày nay, người dân quốc gia này cũng tổ chức Tết cổ truyền theo lịch Hoa. Mọi người sẽ sửa sang, sơn lại cửa sổ, cửa ra vào của ngôi nhà và dán lên đó chữ Fu của Trung Quốc. Điều này mang ý nghĩa như dán sự may mắn lên ngôi nhà của mình. Người Indo cũng thường cắt tóc và sắm quần áo mới trong dịp trước Tết như một mong ước thay đổi trong năm mới, có thêm nhiều thành công mới, hạnh phúc mới.
Qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã biết được Nguồn gốc Tết Nguyên Đán và ý nghĩa của phong tục cổ truyền này. Mong rằng các thế hệ sau luôn giữ gìn được nét đẹp của ngày lễ này và chúc bạn có một cái Tết an lành, hạnh phúc bên gia đình, người thân yêu của mình.
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa, các hoạt động truyền thống và sự tương đồng, khác biệt của Tết Nguyên Đán so với các nước lân cận.