Tết Nguyên Tiêu: Nguồn gốc, ý nghĩa, cách cúng

Chào mừng các bạn đến với bài viết khám phá về Tết Nguyên Tiêu - một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa người Việt. Tôi viết bài viết này với mục đích cung cấp cho các bạn thông tin hữu ích về nguồn gốc, ý nghĩa và cách cúng rằm tháng Giêng đúng chuẩn, giúp các bạn hiểu rõ hơn về phong tục tập quán của dân tộc mình.

Tết Nguyên Tiêu

Rằm tháng Giêng là Tết gì?

Trước tiên ta hãy cùng giải đáp thắc mắc rằm tháng Giêng là tết gì? Rằm tháng Giêng hay còn được biết tới với tên gọi khác là tết Nguyên Tiêu. Đây là một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc thường kéo dài từ ngày 14 - 15 tháng Giêng âm lịch.

Một số thông tin giải đáp rằm tháng giêng là tết gì

Theo tiến sĩ Đinh Đức Tiến, khoa lịch sử, Đại Học Xã Hội và Nhân Văn: “Tết Nguyên Tiêu đều bắt nguồn từ các sự tích của Trung Quốc và được biến thể theo nhiều câu chuyện với ý nghĩa khác nhau”.

Sự tích Tết Nguyên Tiêu

Sau khi đã biết được đáp án cho câu hỏi rằm tháng Giêng là tết gì thì chúng ta cần phải biết về sự tích của dịp lễ đặc biệt quan trọng này. Về nguồn gốc của Rằm tháng Giêng thì dân gian lưu truyền rất nhiều câu chuyện khác nhau. Có truyền thuyết cho rằng tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian.

Sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, các công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ được bắt đầu. Lúc này bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho các công việc đồng áng. Trước khi xuống đồng thì họ sẽ làm lễ để bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên, cầu cho năm mới có mùa màng bội thu.

Tuy nhiên theo một số tài liệu khác cho rằng Rằm tháng Giêng có nguồn gốc từ Phật Giáo. Vào ngày này, chư tăng sẽ tập trung lại với nhau để nghe Phật truyền Pháp. Chính vì thế mà những người theo đạo Phật vào những ngày này thường tưởng nhớ về đức Phật,..

Nhiều người còn tin rằng đây là đêm mà đức Phật giáng thế nên rằm tháng Giêng thường sẽ là thời điểm họ đi chùa cầu bình an, cầu may hoặc cúng giải hạn,..

Sự tích và nguồn gốc về tết Nguyên Tiêu dành cho những ai chưa biết

Cũng có nhiều tài liệu nhắc đến tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ thời Tây Hán, Trung Quốc với lễ hội rước đèn. Câu chuyện bắt nguồn từ việc các cung nữ mỗi lần xuân tới đều nhớ nhà nhưng cung vua lại canh gác nghiêm ngặt và không thể ra.

Lúc này Đông Phương Sóc - Viên sủng thần của Hán Vũ Đế đã cảm thông và giúp đỡ các cô. Ông tung ra tin đồn thành Trường An sẽ bị Hỏa Thần thiêu rụi khiến người dân lo sợ sau đó hiến kế cho nhà vua rằng vào ngày rằm tháng giêng này vua cùng người nhà nên lánh nạn ở ngoài cung và cho người treo đèn lồng đầy sân làm giả cảnh lửa cháy để Hỏa thần nguôi giận.

Hán Vũ Đế đồng ý với kế sách này của ông và từ đó trở đi cứ vào ngày rằm tháng giêng hàng năm cả nước đều treo đèn lồng và các cung nữ đều có thể trở về thăm nhà. Ngày lễ này cũng từ đó được lan truyền rộng rãi qua nhiều thế kỷ và ảnh hưởng tới cả Việt Nam, tuy nhiên đã có sự biến tấu khác biệt so với Trung Quốc.

Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Tiêu

Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu mang ý nghĩa là đêm rằm đầu tiên của một năm mới. Trong đó “Nguyên” là thứ nhất còn “Tiêu” nghĩa là đêm. Bên cạnh đó tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên để tránh nhầm lẫn với Tết Trung Nguyên và Tết Hạ Nguyên.

Tết Nguyên Tiêu là một ngày vô cùng quan trọng với Phật Giáo hàng năm. Vào khoảng thời gian này thì nhiều gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ cúng nhằm thể hiện sự biết ơn của bản thân đối với ông bà, tổ tiên. Cầu mong một năm mới an lành và nhiều tài lộc.

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình, từng vùng miền mà một mâm cỗ cúng sẽ có nhiều cách thể hiện khác nhau. Nhưng tất cả đều chung mục đích là thể hiện lòng thành kính của mình với tổ tiên và Phật.

Cách cúng rằm tháng Giêng để mang lại may mắn tài lộc

Sau khi tìm hiểu được về lời giải đáp rằm tháng Giêng là tết gì thì dưới đây là những cách để chuẩn bị một mâm cỗ cúng Phật, cúng gia tiên đầy đủ và ý nghĩa. Lưu ý lớn nhất dành cho gia chủ đó là để cúng tết Nguyên Tiêu, bạn cần dọn dẹp bàn thờ cẩn thận, không làm đổ vỡ.

Mâm cỗ cúng Phật

Mâm cỗ cúng Phật thường bao gồm: hoa quả, chè, các món đậu, món xào và món canh. Vào các ngày này, người dân có thể bổ sung thêm món chè trôi nước với mong ước cả năm làm việc thuận buồm xuôi gió. Đặc biệt mâm cỗ cúng Phật phải có đầy đủ các loại màu sắc tượng trưng cho Ngũ Hành.

Cúng rằm tháng Giêng để cầu vận may và thể hiện lòng thành

Mâm cỗ cúng gia Tiên

Bên cạnh mâm cỗ cúng Phật thì các gia đình còn có thể chuẩn bị thêm mâm cỗ cúng gia tiên. Những mâm cỗ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng Giêng thường sẽ có đủ 4 bát và 6 đĩa đồ mặn. Trong đó:

  • 4 bát là: Ninh măng, bát bóng, bát miến và bát mọc.

  • 6 đĩa là: thịt lợn hoặc thịt gà, giò hoặc chả, nem thính tùy gia đình có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc đĩa bánh chưng cùng bát nước chấm.

Mâm cỗ cúng gia tiên đầy đủ

Bên cạnh đó, theo phong tục tập quán của người dân Việt thường chọn giờ cúng rằm tháng Giêng vào buổi trưa, từ 10h đổ đi. Tuy nhiên nhiều gia đình do bận công việc nên sẽ dời thời gian cúng vào buổi tối. Thực tế, dù bạn cúng vào thời điểm nào, mâm cúng ít hay nhiều, tấm lòng thành vẫn là yếu tố quan trọng nhất.

Việc tìm hiểu rằm tháng Giêng là tết gì sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa, sự tích cũng như cách cúng ngày lễ đặc biệt này. Đây được coi là một trong những phong tục lâu đời của người Việt. Chuẩn bị một mâm cơm thịnh soạn, tươm tất là cách bày tỏ lòng thành kính với gia tiên đồng thời cũng giúp cho gia chủ thu hút may mắn, tài lộc đầy nhà.

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Anh Khoa
Đến từ:
Quảng Ninh
Tuổi:
32
Tết Nguyên Tiêu là ngày lễ của đoàn viên, sum họp gia đình, cầu mong bình an, hạnh phúc và phú quý.

Chía sẻ về bài viết

Tôi viết bài viết này với mục đích cung cấp cho các bạn thông tin hữu ích về nguồn gốc, ý nghĩa và cách cúng rằm tháng Giêng đúng chuẩn, giúp các bạn hiểu rõ hơn về phong tục tập quán của dân tộc mình.

Thẻ Tag của bài viết

Tết Nguyên Tiêu, Rằm Tháng Giêng, Ý Nghĩa Tết Nguyên Tiêu, Cúng Rằm Tháng Giêng.

Danh mục
null