Tết Trung thu ngày Rằm tháng 8: Ý nghĩa, hoạt động truyền thống

Chào mừng bạn đến với bài viết về Tết Trung thu ngày Rằm tháng 8. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những thông tin thú vị xoay quanh ngày lễ truyền thống đặc biệt này.

Tết Trung thu ngày Rằm tháng 8

Tết Trung thu ngày Rằm tháng 8 là ngày gì?

Tết Trung thu thường diễn ra vào ngày Rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Ngày Rằm tháng 8 âm lịch là ngày 15 tháng 8, là một trong những ngày quan trọng trong chuỗi ngày của lịch truyền thống Việt Nam. Tết Trung thu thường rơi vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10 của lịch dương, tùy thuộc vào mỗi năm.

Ngày Rằm tháng 8 hay còn gọi là tết Trung thu, tết thiếu nhi, tết đoàn viên... Đây được xem là thời điểm trăng tròn sáng nhất trong năm. Người Việt thường tụ họp cùng gia đình và bạn bè để thưởng thức vẻ đẹp của trăng, cùng ăn bánh trung thu và tham gia các hoạt động thường niên diễn ra vào ngày này. Tết Trung thu là dịp để tạo niềm vui, sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đất nước.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Rằm tháng 8?

Ngày Rằm tháng 8 là một trong những ngày quen thuộc nhất của người dân Việt Nam. Không chỉ đơn thuần là một ngày lễ, Trung Thu còn là khoảnh khắc gắn liền với nhiều câu chuyện sâu sắc và có ý nghĩa lịch sử.

Điển tích về nhà vua dạo chơi cung trăng của người Trung Quốc

Ở Trung Quốc, người ta lưu truyền câu chuyện về hành trình đi lên cung trăng của nhà vua Đường Minh Hoàng trên cung trăng. Vào ngày này, nhà vua nhìn thấy trăng tròn sáng và say mê đi dạo trong vườn Ngự Uyển để ngắm trăng.

Tại đây, ông gặp một vị tiên giáng thế trong hóa thân của một đạo sĩ. Vị tiên này đã đưa nhà vua lên cung trăng và ông đã bị cuốn hút bởi khung cảnh tuyệt đẹp cùng những tiếng hát, điệu múa ở nơi đây. Khi trở về, ông luôn luyến tiếc cảnh vừa rồi, nên đã ra lệnh cho dân chúng tổ chức rước đèn và ăn mừng vào Rằm tháng 8 hằng năm.

Nguồn gốc ngày Rằm tháng 8 ở Việt Nam

Qua các hình ảnh được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, các nhà khảo cổ học cho rằng ngày Rằm tháng 8 cũng đã phổ biến ở Việt Nam từ thời xa xưa. Từ thời nhà Lý, ngày hội này đã được tổ chức với các hoạt động như đua thuyền, múa rối nước và rước đèn tại kinh thành Thăng Long.

Truyền thuyết về chị Hằng và chú Cuội được lưu truyền trong tết Trung thu ngày rằm tháng 8 ở Việt Nam

Ngày Rằm tháng 8 ở Việt Nam còn được gắn liền với truyền thuyết về chị Hằng Nga và chú Cuội. Theo đó, tết Trung thu sẽ là dịp để Hằng Nga và Cuội có thể trở về trần gian đoàn viên với gia đình. Ngoài ra, nguồn gốc của ngày này còn gắn liền với bánh Trung thu – một món bánh truyền thống không thể thiếu vào ngày Rằm tháng 8.

Ý nghĩa của ngày Rằm tháng 8

Ngày Rằm tháng 8 là một ngày lễ được hưởng ứng trên khắp mọi miền đất nước, mang trong mình những ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các hoạt động trong ngày này phản ánh những giá trị văn hóa, tín ngưỡng của người dân Việt Nam.

Ý nghĩa lớn nhất của ngày Rằm tháng 8 là sự sum họp, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Vào ngày này, những người thân yêu sẽ gặp nhau trò chuyện, ăn bánh trung thu, chơi đèn lồng… tạo nên một bầu không khí đoàn viên ấm áp. Đây còn là dịp để con cháu có thể bày tỏ lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ. Ngoài ra, mọi người còn có thể gặp gỡ, thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm lẫn nhau sau những ngày bận rộn xa cách.

Trung thu ngày rằm tháng 8 là ngay trăng tròn và đẹp nhất trong năm

Rằm tháng 8 còn là dịp để người Việt Nam có thể tôn vinh và giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc như lòng biết ơn với gia đình, kính trọng tổ tiên và thể hiện tình yêu thiên nhiên. Những câu chuyện cổ tích của nhân loại như truyện Chú Cuội, Chị Hằng cũng được lưu giữ và phổ biến rộng rãi trong dịp lễ hội này.

Tết Trung thu thường rơi vào mùa thu, khi trăng tròn, tiết trời mát mẻ và không khí trong lành. Ban đầu, đây đơn thuần là dịp để mọi người quây quần bên nhau, thưởng thức trà, bánh ngọt và ngắm mùa thu. Theo thời gian, ngày Rằm tháng 8 được gọi là tết Thiếu nhi vì các hoạt động truyền thống như thắp đèn, phá cỗ, múa lân... được rất nhiều các bạn nhỏ yêu thích và hưởng ứng tham gia.

Các hoạt động truyền thống trong ngày Rằm tháng 8

Rước lồng đèn tết Trung thu ngày Rằm tháng 8

Vào dịp này, mọi người sẽ chuẩn bị những chiếc lồng đèn với nhiều màu sắc rực rỡ, sau đó trang trí các hình ảnh hoa, lá, mặt trăng hay các nhân vật yêu thích. Khi đêm trăng về, đường phố trở nên rực rỡ với sự lấp lánh của những chiếc đèn, cùng với tiếng hát vui tươi của trẻ em, tạo nên một bức tranh trung thu tuyệt vời và đáng nhớ.

Trẻ em thường rước đèn vào ngày rằm tháng 8

Cúng Rằm Trung Thu

Vào ngày Rằm tháng 8 âm lịch, mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ với đầy đủ bánh và trái cây trái cây để bày tỏ lòng tôn kính với tổ tiên, thắp hương cầu bình an, sức khỏe, tài lộc cho gia đình. Cúng Rằm Trung Thu không chỉ là dịp để gia đình sum họp mà còn là cách giữ gìn giá trị truyền thống, kính trọng ông bà, cha mẹ, đồng thời thể hiện lòng biết ơn đối với những điều may mắn và thành công.

Mâm cổ ngày rằm tháng 8 cầu bình an, sức khoẻ

Múa lân tết Trung thu ngày Rằm tháng 8

Lân được xem như biểu tượng của điềm lành, sự may mắn và thịnh vượng. Vì vậy, vào tết Trung thu, mọi người sẽ tổ chức múa lân qua các con phố và tin rằng điều này sẽ mang lại sự may mắn, tiêu trừ đi những điều xui xẻo.

Ăn bánh trung thu

Bánh trung thu là món ăn đặc trưng không thể thiếu vào ngày Rằm tháng 8. Vào dịp này, mọi người sẽ quay quần bên nhau, thưởng thức những chiếc bánh trung thu tượng trưng cho đất trời và sự tròn đầy, viên mãn. Điều này tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên

Trông trăng

Vào đêm Trung thu, mọi người thường ra ngoài bày mâm cỗ và trang trí những chiếc lồng đèn đầy màu sắc, cùng nhau ngắm trăng. Trăng Rằm tháng 8 tròn và sáng nhất trong năm, mang ý nghĩa của sự trọn vẹn và đủ đầy. Trong không gian tĩnh lặng, cả gia đình cùng nhau thưởng thức mâm cỗ Trung thu và chia sẻ những niềm vui trong cuộc sống.

Phá cỗ Trung thu

Vào dịp Trung thu, mỗi gia đình đều làm mâm cỗ nhằm thể hiện lòng biết ơn và thành kính đến tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Mâm cỗ được bày trí theo cách riêng của từng vùng miền và mang trong mình những nét đặc trưng của từng vùng. Trong mâm cỗ thường có bánh Trung Thu, kẹo, bưởi, dưa hấu, mía... được bày trí theo nguyên tắc của ngũ hành. Khi ánh trăng lên cao, cả gia đình sẽ sum họp để phá cỗ và cùng nhau thưởng thức hương vị tết Trung thu.

Tết Trung thu ngày Rằm tháng 8 người lao động có được nghỉ làm không?

Ngày Rằm tháng 8 không được xem là ngày nghỉ lễ của người lao động như ngày Quốc Khánh, ngày Quốc tế Lao Động... Vì vậy, người lao động vẫn phải tuân thủ lịch làm việc do doanh nghiệp quy định.

Giá trị tâm linh và tử vi ngày Rằm tháng 8

Đối với nền văn hóa Á Đông luôn trân trọng các giá trị tâm linh thì ngày Rằm tháng 8 mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Đây một ngày mang lại nhiều năng lượng tốt lành và thiêng liêng, được xem như một dịp để cân bằng lại chất lượng cuộc sống và gắn kết, sẻ chia cùng gia đình. Vì vậy, vào dịp tết Trung thu, mọi người thường thực hiện các nghi lễ và cầu nguyện để để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, cầu mong may mắn, bình an.

Trong tử vi, ngày Rằm tháng 8 là ngày đặc biệt để cầu tài lộc. Do đó, đây thường là thời điểm thuận lợi để ký kết hợp đồng, khai trương kinh doanh hoặc bắt đầu các dự án mới. Đặc biệt hơn, tử vi của một số con giáp có thể “đắc lộc” trong ngày này:

Tuổi Thân

Đây là thời điểm những người tuổi Thân bắt đầu vượt qua những khó khăn trước đó và công việc cũng như cuộc sống dần trở nên thuận lợi. Những dự định của họ trong thời gian này cũng sẽ diễn ra suôn sẻ nếu được tính toán kỹ lưỡng. Tuy nhiên, vận mệnh này muốn phát triển sự nghiệp thì cần phải biết tận dụng thời cơ đầu tư và kinh doanh.

Nhờ sự sáng tạo và nỗ lực không ngừng, người tuổi Sửu đã đạt được sự phát triển ổn định và sẽ bắt đầu gặt hái những thành công đáng kể vào ngày Rằm tháng 8. Hơn nữa, tuổi Sửu vào gần tết Trung thu cũng sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và nhận được sự giúp đỡ từ quý nhân giúp công việc ngày càng thuận lợi.

Tuổi Tỵ

Tử vi báo hiệu một ngày Rằm tháng 8 sáng sủa với người tuổi Tỵ khi cả sự nghiệp và tài vận đều có nhiều may mắn và chuyển biến tích cực. Nhờ sự trợ giúp từ Thần Tài, công việc của họ sẽ vô cùng thuận lợi và đạt được kết quả tốt. Đồng thời, cũng là lúc người tuổi Tỵ nên nỗ lực tìm kiếm, xây dựng các mối quan hệ trong công việc, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển vượt bậc trong tương lai.

Ngày Rằm tháng 8 không chỉ là một dịp để tôn vinh các giá trị truyền thống của dân tộc mà còn là cơ hội để gia chủ cầu mong sự may mắn, thịnh vượng trong cuộc sống. Ngoài ra, những hoạt động trong ngày tết Trung thu tạo nên một bầu không khí đoàn viên ấm áp cho các gia đình Việt. Đến nay, các giá trị của ngày tết Trung thu vẫn đang được giữ gìn, phát huy và truyền bá rộng rãi.

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Anh Hào
Đến từ:
Hưng Yên
Tuổi:
30
Tết Trung thu là dịp đoàn viên, là lời nhắc nhở chúng ta về tình thân, giá trị gia đình và sự gắn kết với cộng đồng.

Chía sẻ về bài viết

Với mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích, mình đã tổng hợp những nội dung giá trị về Tết Trung thu để giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa và nét đẹp văn hóa của ngày lễ ấm áp này.

Thẻ Tag của bài viết

Tết Trung Thu, Rằm Tháng 8, Nguồn Gốc, Ý Nghĩa.

Danh mục
null