Thấu hiểu Thần Tài: Ý nghĩa, cách cúng chuẩn

Trong quan niệm của người Việt, Thần Tài là vị thần mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Việc hiểu rõ ý nghĩa và cách cúng Thần Tài đúng đắn là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin toàn diện về Thần Tài, giúp bạn đón nhận nhiều may mắn và tài lộc hơn trong cuộc sống.

Thấu hiểu Thần Tài

hiểu về ý nghĩa cúng thần tài

Phong tục thờ cúng Thần Tài mới chỉ xuất hiện trong khoảnghơn 100 năm trở lại đây, nhưng đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở mọi tầng lớp người Việt.

Thần Tài là gì? Tại sao nên cúng Thần Tài?

Thần Tài là vị thần xuất hiện trong tín ngưỡng của các nướcphương Đông như Trung Quốc, Việt Nam,... Trong quan niệm dân gian, vị thần này sẽ phù hộ cho gia đình làm ăn phátđạt, tiền vào như nước. Theo phong tục thờ cúng của người Việt Nam, Thần Tài thường được đặt chung bàn thờ với Ông Địa - vị thần cai quản đất đai và ban cho con người mùa màng bội thu.

Người xưa phong danh hiệu cho Thần Tài là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Hiện thân của vị thần này làmột người đàn ông mặt đen, râu rậm, tay luôn cầm hốt ngọc và khoác trên mình trang phục sang trọng, đẹp đẽ.

Trong giai đoạn nền kinh tế ngày càng phát triển, biểu tượng của sự giàu có không còn là “trâu đầy đồng, thóc đầykho” nữa. Thay vào đó, tiền bạc càng ngày càng đóng vị trí quan trong trong đời sống của con người. Chính vì thếngười ta đã gửi gắm mong ước về cuộc sống giàu sang, lắm tiền nhiều bạc vào việc thờ cúng Thần Tài.

Ngày nay, có thể thấy bàn thờ Thần Tài xuất hiện trong nhiều hộ gia đình và đặc biệt là các cửa hàng buôn bán. Ngườita cho rằng khi được thờ phụng đúng cách vị thần này sẽ giúp cửa hàng thu hút được nhiều khách, giúp công việc kinhdoanh trở nên thuận buồm xuôi gió.

Cúng Thần Tài vào ngày nào?

Thông thường, lễ vật sẽ được dâng lên bàn cúng Thần Tài vào ngày mùng 1 và rằm hàng tháng giống như bàn thờ tổtiên và bàn thờ Phật. Ngoài ra, những người kinh doanh lớn sẽ thờ cúng vào ngày vía Thần Tài mỗi tháng, cụ thể là ngàymùng 10 Âm Lịch.

Theo quan niệm dân gian, mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài đặc biệt quan trọng. Việc cúng lễ vào ngày này cóthể quyết định tài lộc của gia đình trong cả năm đó. Chính vì thế, người dân thường tổ chức lễ cúng thịnh soạn,trang trọng nhất vào ngày vía Thần Tài đầu năm.

Khác với việc thờ cúng thông thường, lễ cúng Thần Tài cũng có thể được tổ chức ngay khi gia chủ nhận “được lộc” trongcông việc làm ăn chứ không nhất thiết phải chờ đến một ngày nhất định nào cả. Ở một số nơi, người ta thậm chí còn lễbái Thần Tài hằng ngày.

Những ai nên cúng Thần Tài?

(Những người làm ăn buôn bán nên lập bàn thờ Thần Tài)

Thần Tài là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc trong việc làm ăn kinh doanh. Vậy nên, những gia đình có nguồn thunhập chính từ công việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ nên thờ vị thần này ở trong nhà.

Bên cạnh đó, một số người còn lập bàn thờ Thần Tài ngay tại cửa hàng hoặc công ty. Nhờ đó, vị thần này sẽ giúp giachủ nắm bắt được những cơ hội làm ăn lớn, dễ phát tài phát lộc đồng thời tránh được những hung họa gây hao tài tốncủa.

cúng Thần Tài gồm những gì?

(Mâm cúng phải chuẩn bị thật chu đáo, tươm tất)

Mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài quan trọng nhất trong năm, nên lễ vật phải được chuẩn bị thịnh soạn và chuđáo hơn những ngày cúng lễ khác. Theo phong tục truyền thống, người ta sẽ chuẩn bị cả đồ mặn lẫn đồ ngọt để cúngThần Tài vào ngày này. Cụ thể là:

  • Nến, nhang
  • Hoa tươi
  • Tiền vàng mã
  • Thịt lợn quay, xôi, giò chả, nem và các món mặn khác..
  • 3 cốc nước trắng
  • 3 cốc rượu
  • Thuốc lá
  • Tiền lẻ
  • 1 đĩa bánh kẹo
  • 1 đĩa ngũ quả (quýt, chuối, cam, lê…)
  • 1 quả cau, 1 quả trầu
  • 1 bộ tam sên ( miếng thịt lợn, quả trứng gà, con tôm hoặc cua)
  • Cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi (phổ biến ở miền Nam)

Thần Tài có thể được thờ cúng bằng cả đồ chay lẫn đồ mặn. Theo tục lệ, gia chủ nên dâng lễ mặn trong 6 tháng đầu nămvà cúng lễ chay trong 6 tháng cuối năm.

Lễ mặn có thể là thịt lợn quay, gà luộc, xôi, giò, chả cùng với bộ tamsên. Trong khi đó lễ chay thì đơn giản hơn chỉ bao gồm hoa quả tươi hoặc bánh kẹo.

Hằng ngày, người ta thường thắp hương, thay nước trên bàn thờ. Đôi khi có thể cúng thêm hoa tươi, trái cây, bánh kẹo.Cà phê, thuốc lá cũng được cho những lễ vật được Thần Tài yêu thích. Vậy nên, thỉnh thoảng người ta sẽ đặt một ly càphê pha sẵn hoặc cắm hai điếu thuốc lá đốt sẵn trên bàn thờ Thần Tài.

cúng lễ vào ngày vía Thần Tài

Để có một năm ăn nên làm ra, gia đình nên thực hiện nghi lễ cúng Thần Tài thật trang trọng, kính cẩn trong ngày mùng10 tháng Giêng hằng năm. Vào buổi sáng của ngày này, gia chủ nên dậy sớm để mở tất cả các cửa trong nhà, đặc biệt làcửa đối diện với hướng Tây để đón tài lộc, năng lượng tích cực vào nhà.

Trước khi bày biện đồ cúng, phải lau chùi sạch sẽ ban thờ và đồ thờ bằng nước bao sái (loại nước được điều chế từquế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn) và khăn lau chuyên dụng.

Khi hành lễ phải ăn mặc quần áo chỉnh tề, có thái độ nghiêm túc để bày tỏ sự thành kính với Thần Tài. Tốt nhất là nêntắm rửa sạch sẽ trước khi thực hiện lễ cúng.

Vào ngày 10/1 Âm Lịch, người dân thường đổ xô đi mua vàng để lấy víađầu năm. Nếu dâng món đồ bằng vàng lên cúng Thần Tài, rồi lấy xuống đeo lên người khi cúng xong sẽ gặp được vận maylớn về tiền tài suốt cả năm. Còn vàng mã thì nên đem đi đốt ngay để thần phù hộ cho cuộc sống của gia đình luôn sungtúc, ấm no.

cúng Thần Tài vào ngày rằm, 30 Tết

(Hoa quả cúng Thần Tài có thể thay đổi theo mùa)

Vào những ngày rằm, mùng Một và 30 Tết, nghi lễ cúng Thần Tài được giản lược bớt đi chỉ cần dâng lễ mặn hoặc lễ chaylà được. Khi lễ bái, gia chủ vẫn phải ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng và có thái độ thành kính.

cúng Thần Tài hàng ngày

Trong lễ cúng hằng ngày, gia chủ chỉ cần đặt một hộp bánh hoặc một đĩa hoa quả nhỏ để cúng Thần Tài. 6 - 7 giờ sángvà 6-7 giờ tối được cho là hai thời điểm thích hợp nhất để thực hiện nghi lễ.

Trước khi thắp hương, gia chủ phải thay mới 3 chén nước và hoa tươi được cắmtừ hôm trước. Bên cạnh đó, người ta có thể thực hiện thanh tẩy bàn thờ theo định kỳ hằng tháng, tốt nhất là vàonhững ngày cuối tháng hoặc ngày 14 Âm Lịch.

cúng, văn khấn Thần Tài hàng ngày, rằm, mùng 1, ngày vía Thần Tài

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

- Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…

Ngụ tại…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngàiThần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủchúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sởcầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

ý quan trọng khi thờ cúng Thần Tài, ông địa

(Không chỉ riêng đồ thờ mà kể cả trái cây cũng phải được rửa sạch trước khi đặt lên bàn thờ)

  • Lau chùi cẩn thận thường xuyên:

Khi mới lập bàn thờ, toàn bộ đồ thờ và bàn thờ phải được tẩy uế bằng nước bao sái, để các vị thần có nơi trú ngụ sạchsẽ. Việc dùng nước lạnh hoặc khăn lau bẩn sẽ xúc phạm tới các vị thần.

Nên lau dọn bàn thờ Thần Tài định kỳ hằng tháng để bày tỏ lòng kính trọng. Sau khi dọn dẹp, các đồ thờ phải được đặtđúng vào vị trí cũ trước kia, không được sắp xếp đảo lộn vị trí.

Một nguyên tắc khác khi lau rửa bàn thờ Thần Tài là tuyệt đối không được nhấc bát hương ra khỏi bàn thờ. Nếu đồ vậtnày bị thay đổi vị trí thì gia đình sẽ gặp vận hạn xui xẻo liên quan tới tiền bạc. Chính vì thế, lúc lau dọn nêndùng một tay giữ chặt bát hương một tay lau chùi để tránh vô tình dịch chuyển đồ vật này.

Tượng Thần Tài nhất định phải được tắm rửa bằng nước lá bưởi và khăn riêng. Phải để tượng khô rồi mới đặt vào chỗ cũbởi lẽ việc để tượng vẫn còn ướt mà tiến hành cúng bái là điều tối kỵ. Sau khi làm xong thì không được dùng khăn laubàn thờ vào việc khác vì điều này sẽ khiến Thần Tài phật lòng.

  • Bài trí bàn thờ gọn gàng:

Tất cả các đồ thờ và lễ vật trên bàn thờ ThầnTài không được tự tiện sắp xếp tùy tiện, lung tung. Việc bài trí bàn thờ phải luôn tuân theo các nguyên tắctruyền thống để đảm bảo sự trang trọng, linh thiêng.

Tượng Thần Tài sẽ được đặt bên trái bàn thờ, còn tượng Ông Địa sẽ ở bên phải. Khoảng cách giữa hai ông là ba hũ muối,gạo, nước. Bát hương được đặt chính giữa phía trước các đồ thờ trên. Đồ cúng được bày biện theo quy tắc “Đông bình,Tây quả”, tức là đĩa hoa quả ở bên trái và bình hoa ở bên phải.

  • Thể hiện thái độ nghiêm túc:

Khi thực hiện lễ cúng, nếu gia chủ ăn mặc luộm thuộm hoặc tỏ ra cợt nhả khi đọc văn cúng là đã bất kính với Thần Tài.

Sự thành tâm đối với thần linh là điều tối quan trọng khi dâng lễ cúng, vậy nên người hành lễ phải ăn mặc kín đáo,chỉnh tề và có thái độ kính cẩn.

  • Bát hương phải có gói thất bảo:

Bát hương trên bàn thờ Thần Tài bắt buộc phải có gói thất bảo. Vật này là gói vàng, bạc được đích thân gia chủ“thỉnh” tại chùa. Khi bốc bát hương, gia chủ phải đặt gói thất bảo dưới đáy lưhương rồi mới đổ cát lên trên. Gói thất bảo là đại diện của tài sản, của cải trong nhà được Thần Tài bảo vệ để tránhbị hao hụt.

  • Đặt bàn thờ đúng chỗ, đúng hướng:

Nơi để bàn thờ không được bẩn thỉu, bụi bặm mà phải thường xuyên được quét dọntỉ mỉ. Nếu bàn thờ bị đặt gần nơi uế tạp sẽ khiến Thần Tài mất linh, công việc làm ăn của gia đình lao dốc.

Theo quan niệm dân gian, gia chủ nên đặt bàn thờ ThầnTài sát đất, hướng ra cửa để kiểm soát tất cả những ai ra vào nhà hoặc cửa hàng.

Cần phải nghiên cứu kỹ càng trước khi đặt bàn thờ Thần Tài để tránh các hướng đại kỵ như Lục Sát, Họa Hại, NgũQủy. Hướng đặt bàn thờ phải phù hợp với tuổi và bản mệnh của gia chủ.

  • Phải bày đủ 3 hũ gạo, muối, nước:

Khoảng trống giữa hai ông Thần Tài và Ông Địa nhất định phải bày 3 cái hũ - 1 hũ gạo, 1 hũ muối và 1 hũ nước trắng.Trong năm, nếu gia chủ tự ý thay mới gạo, muối, nước trong hũ thì gia đình sẽ gặp phải biến cố lớn. Thỉnh thoảng cóthể đổ thêm nước khi hũ nước không may bị vơi đi. Thời điểm phù hợp duy nhất để thay mới các lễ vật này là vào cuốinăm.

  • Bày thêm Ông Cóc trên bàn thờ Thần Tài:

Tượng Ông Cóc ngậm tiền vàng là đồ thờ khôngthể thiếu bên bàn thờ Thần Tài. Trước khi rước Ông Cóc về nhà phải thực hiện lễ khai quang điểm nhãn cho đồ vật này.

Vào ban ngày, Ông Cóc phải được đặt hướng mặt ra ngoài để hút tài lộc và may mắn. Đến ban đêm, gia chủ phải xoay ÔngCóc hướng mặt vào trong nhà để nhả tiền tài, vượng khí cho gia đình.

  • Cắm hương gọn gàng:

Mỗi khi cúng bái, phải cắm hương gọn gàng, không được chọc vào gói thất bảo. Nếu chẳng may điều này xảy ra, linh khícủa Thần Tài sẽ tiêu tan, khiến gia chủ làm ăn thất bát.

Theo các chuyên gia tâm linh, chân nhang ở tất cả các bàn thờ trong nhà kể cả bàn thờ Thần Tài tốt nhất là được hóavàng vào ngày 23 tháng Chạp cùng với vàng mã trong lễ cúng tiễn Táo Quân vềtrời. Nếu nhổ bỏ chân nhang thường xuyên trong năm thì gia đình dễ bị mất đi tài lộc.

đáp một số thắc mắc về cúng Thần Tài

Các nghi thức thờ cúng là phong tục truyền thống lâu đời, chính vì thế nhiều người trẻ tuổi không khỏi cảm thấy khóhiểu với cách thức chuẩn bị và tiến hành lễ cúng. Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ về lễ cúngThần Tài.

Tại sao cúng Thần Tài bằng cá lóc nướng?

(Người miền Nam thường sử dụng cá lóc nướng nguyên con để cúng Thần Tài)

Cá lóc nướng là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng Thần Tài tại các gia đình, đặc biệt là ở miền Nam. Cá lóc dùngđể dâng lên Thần Tài không được cạo vảy, không cắt vi và đuôi, phải để nguyên trạng khi nướng.

Chuyên gia phong thủy cho rằng việc nướng cá lóc nguyên con mang ý nghĩa tưởng nhớ đến thời kỳ gian khổ của tổ tiêntrong buổi đầu khai hoang trên mảnh đất mới.

Cúng Thần Tài chọn trái cây nào?

Gia chủ nên chọn hoa quả tươi ngon để cúng Thần Tài, không nên dùng trái cây nhựa. Tốt nhất là nên cúng những loạitrái cây tượng trưng cho sự cát lành chẳng hạn như cam, táo, đào, lựu, chuối, bưởi.

Cúng Thần Tài chọn loại hoa nào?

Giống như trái cây, hoa trên bàn thờ Thần Tài phải tươi tắn và không nên bị thay thế bằng hoa giả. Hoa cúng phải cómàu sắc rực rỡ với hương thơm thanh khiết, nhẹ nhàng. Có thể kế đến một số loài hoa như hoa mẫu đơn đỏ, hoa cúc, hoahồng, hoa ngọc lan, hoa cau...

Cúng Thần Tài có cần bộ tam sên không?

Khi dâng lễ mặn để cúng Thần Tài, không được quên chuẩn bị bộ tam sên, đặc biệt là vàongày quan trọng như ngày mùng 10 tháng Giêng. Bộ tam sên, hoa quả chè xôi chỉ nên chia cho người nhà để thụ lộc. Nếuchia những đồ cúng này cho người ngoài, gia chủ sẽ đánh mất lộc.

Cúng Thần Tài đốt mấy cây nhang?

(Không nên đốt quá nhiều hương khi thắp hương trên bàn thờ Thần Tài)

Khi thắp hương trên bàn thờ Thần Tài, nên dùng 5 nén hương. Người xưa cho rằng 5 nén hương là tượng trưng của ThiênĐịa ngũ hành hương, hay còn gọi là Âm dương ngũ hành hương. Số 5 đồng thời cũng đại diện cho 5 phương trời đất, 5hướng thần linh. Thắp 5 nén hương tức là mong các chư vị thần linh khắp trời đất chứng giám cho lòng thành của giachủ.

Gạo muối cúng Thần Tài xong làm gì?

Gạo, muối cúng xong nên giữ lại trong nhà để dùng. Điều này vừa tránh gây lãng phí vừa là cách giữ lại lộc cho giađình.

Thờ cúng Thần Tài là phong tục phổ biến của người Việt Nam thể hiện ước mong về cuộc sống giàu sang, phú quý. Tuynhiên, người ta không nên lạm dụng điều này bởi lẽ chất lượng và uy tín mới chính là cốt lõi trong kinh doanh. Mongrằng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về tập tục thờ Thần Tài.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Tiết Hân
Đến từ:
Hòa Bình
Tuổi:
27
“Thờ Thần Tài không chỉ cầu tiền bạc mà còn cầu bình an, may mắn cho gia đình.” - Tục ngữ Việt Nam

Chía sẻ về bài viết

Với mong muốn giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về Thần Tài và cách cúng chuẩn nhất, chúng tôi đã tập hợp những thông tin hữu ích trong bài viết này.

Thẻ Tag của bài viết

Thần Tài, Cúng Thần Tài, Ý Nghĩa Cúng Thần Tài, Cách Cúng Thần Tài, Đồ Cúng Thần Tài.

Danh mục
null