Thờ Ông Địa | Cách Thờ, Bài Trí Đúng Chuẩn
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin toàn diện về cách thờ cúng Ông Địa, từ những kiến thức cơ bản đến những nguyên tắc chi tiết. Nếu bạn muốn biết cách thờ cúng Ông Địa đúng chuẩn, hãy theo dõi ngay nhé!
nghĩa thờ cúng Ông Địa
Ông Địa được gọi với nhiều cái tên khác nhau, chẳng hạn như Thổ Công, Thổ Địa, hay Thổ Thần. Vị thần này rất được tôn thờ trong tín ngưỡng của các nước châu Á, đặc biệt là tại Việt Nam, Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, tập tục thờ cúng Ông Địa đã xuất hiện từ thời thượng cổ. Trước kia, nguồn sống của con người chủ yếu đến từ công việc trồng trọt, chăn nuôi vậy nên phải có mảnh đất màu mỡ, ổn định người ta mới có thể có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Theo thời gian, Ông Địa được tôn thờ là một trong những vị thần tối cao có quyền quyết định họa phúc của con người.
Ông cha ta có câu “ Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” với ngụ ý rằng Ông Địa tức Thổ Công là vị thần nắm quyền cai quản, coi sóc một vùng đất cụ thể nào đó. Mỗi khi thực hiện việc đụng chạm đến đất đai để đào ao, đào móng xây nhà, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt... người ta phải làm lễ động thổ để nhận được sự chấp thuận và phù hộ của Ông Địa tại khu đất đó.
Bên cạnh đó, việc lập bàn thờ Ông Địa ngay trong nhà rất phổ biến tại Việt Nam. Vị thần này không chỉ ban cho gia chủ bình an, phúc lộc mà còn bảo vệ ngôi nhà khỏi sự quấy phá của tà ma, ác quỷ.
thờ ông địa cần có những gì?
Khi lập bàn thờ Ông Địa tại nhà, gia chủ phải sắm sửa đầy đủ các vật phẩm trang trí bàn thờ để việc thờ cúng trở nên trang trọng và linh thiêng. Bên cạnh đó, trước khi bài trí bàn thờ, gia chủ phải lau chùi sạch sẽ tất cả mọi vật phẩm bằng nước bao sái hoặc nước gừng ấm. Trên bàn thờ của vị thần này nhất định phải có các vật phẩm sau đây:
- Tượng Thần Tài – Ông Địa:
Trong tín ngưỡng của người Việt, Ông Địa luôn được thờ cúng trên cùng một bàn thờ với Thần Tài. Thế nên, khi thỉnh tượng Ông Địa, người ta sẽ thỉnh luôn cả tượng Thần Tài.
Khi mua tượng của hai vị thần này, gia chủ cần xem xét kỹ lưỡng để tránh mua phải tượng bị nứt hoặc vỡ. Nên lựa chọn tượng có màu sắc sáng sủa, khuôn mặt tượng phải có thần thái hiền từ, phúc hậu. Trước khi mang về nhà thờ cúng, các bức tượng phải được mang lên chùa để khai quang điểm nhãn bằng “chú nguyện nhập thần”.
Gia chủ phải lựa chọn ngày giờ lành để thỉnh tượng Thần Tài, Ông Địa về nhà. Ngày mùng 10 Âm Lịch hàng tháng được coi là ngày Thần Tài bay về trời nên rất phù hợp để thỉnh tượng về nhà.
Theo quan niệm dân gian, gia chủ nên thỉnh tượng các vị thần này về vào các khung giờ như : Giờ tốc hỷ (9h-11h và 21h-23h), đại an (5h -7h và 17h-19h) và tiểu cát (1h-3h và 13h-15h).
Để linh hồn các vị thần luôn an yên và việc thờ cúng được linh nghiệm, các bức tượng phải được tẩy uế một cách cẩn thận. Thêm vào đó, gia chủ cần phải làm cốt cho tượng thờ bằng cách đặt vào bên trong tượng 1-3 gói thất bảo, 5 đồng xu âm dương, 3 tờ tiền dương (tiền sử dụng hằng ngày) và 3 tờ tiền âm phủ. Để đảm bảo những vật này không rơi ra khỏi tượng thì có thể dán băng dính ở đáy pho tượng. Đối với tượng thờ làm bằng đá quý hoặc tượng đặc thì không cần thực hiện nghi thức làm cốt.
- Bài vị:
Bài vị gương là vật phẩm bắt buộc phải có trên bàn thờ Ông Địa vì sức mạnh phong thủy của nó sẽ giúp gia chủ thu hút được nhiều tiền bạc, phúc lộc hơn. Bài vị được trang trí bằng họa tiết rồng ôm cột uy nghiêm. Chính giữa bài vị nhất định phải ghi danh hiệu của các vị thần được thờ phụng bằng chữ Nho.
- Ba hũ gạo, muối, nước:
Trên bàn thờ Ông Địa lúc nào cũng phải có ba hũ chóe (một hũ đựng gạo, một hũ đựng muối và một hũ đựng nước). Gạo, muối, nước là những thứ không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi con người nên chúng được coi là biểu tượng của sự no đủ cũng là tấm lòng thành của gia chủ muốn dâng lên các vị thần. Gia chủ chỉ nên thay mới gạo, muối, nước trong ba hũ này một năm, một lần.
- Bát hương:
Trên bất cứ bàn thờ nào trong nhà cũng cần phải bày bát hương, bàn thờ Ông Địa cũng vậy. Tro bát hương và cốt bát hương là hai thành phần quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự linh nghiệm của việc thờ cúng. Người ta thường hay sử dụng tro trấu hoặc cát trắng để làm tro bát hương.
Trong khi đó cốt bát hương lại bao gồm nhiều vật phẩm khác nhau: Tờ vị hiệu, gói thất bảo, 3 tờ tiền dương, 3 tờ tiền âm phủ. Tất cả những thủ vật này phải được gói cẩn thận và đặt vào đáy bát hương trước khi bốc tro vào.
- Lọ hoa và mâm bồng:
Nên sử dụng bộ lọ hoa, mâm bồng bằng chất liệu gốm sứ để tăng thêm sự trang trọng của bàn thờ. Bình hoa giúp giữ cho hoa cúng tươi lâu hơn, còn mâm bồng là để bày biện hoa quả một cách sang trọng khi thực hiện các nghi lễ cúng tế.
- Kỷ chén thờ:
Kỷ chén là một trong những vật phẩm cần thiết khi lập bàn thờ Ông Địa. Nếu diện tích của bàn thờ nhỏ hẹp thì có thể sử dụng kỷ thờ ba chén nước được bày theo hình chữ nhất. Tuy nhiên, hoàn hảo nhất vẫn là sử dụng bộ kỷ thờ gồm năm chén nước.
Nước trong các chén ở kỷ thờ phải được thay mới bằng nước sạch mỗi lần cúng bái. Những chén nước này thể hiện sự thành tâm của gia chủ đối với các vị thần.
- Thiềm Thừ:
Thiềm Thừ hay còn gọi là Ông Cóc hoặc Cóc Ba Chân, là linh vật hay được sử dụng để bày biện cạnh bàn thờ Ông Địa. Người ta cho rằng Thiềm Thừ có khả năng thu hút tài lộc mạnh mẽ và giữ gìn của cải cho gia đình vì nó luôn ngậm chặt đồng tiền vàng trong miệng.
Tượng Thiềm Thừ phải được mang nên chùa để khai quang điểm nhãn. Ngay sau nghi lễ này, Ông Cóc nhìn thấy ai đầu tiên thì nó sẽ mãi mãi phù hộ cho người đó. Chính vì thế, chỉ nên có một mình gia chủ tham gia lễ khai quang Thiềm Thừ.
- Tượng Phật Di Lặc:
Người xưa cho rằng sự uy nghiêm từ Đức Phật Di Lặc sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái. Tượng Phật Di Lặc mang đến cho gia chủ nguồn phúc khí dồi dào, gia đạo luôn an vui, yên ấm.
- Bát Minh Đường Tụ Thủy:
Trong phong thủy, những nơi chứa nước sạch đều mang đến linh khí và sự may mắn. Chính vì thế, người ta thường sử dụng một bát nước sâu lòng có chứa tinh dầu thơm và hoa tươi khi thờ cúng Ông Địa để giữ phúc khí, tiền tài trong nhà.
Nước trong bát Minh Đường Tụ Thủy phải luôn sạch sẽ, nên gia chủ cần thay nước thường xuyên, khoảng 2 ngày thay 1 lần. Nếu chẳng may nước trong bát bị nhiễm bẩn thì nên thay ngay để tránh gặp vận xui.
bài trí bàn thờ Ông Địa
Sau khi đã sắm sửa và tẩy uế tất cả các vật phẩm thờ cúng, gia chủ cần phải bài trí chúng theo đúng nguyên tắc phong thủy:
Nguyên tắc đặt bàn thờ Ông Địa
Bàn thờ Ông Địa luôn được đặt dưới đất, nhưng nhất định phải là chỗ sạch sẽ, sáng sủa. Phía dưới cầu thang, gần nhà vệ sinh, nhà bếp, trước gương là những vị trí tối kỵ vì đây là những nơi bẩn thỉu, tối tăm và chứa nhiều tà khí. Bên cạnh đó, những vị trí vị bị các vật nhọn chĩa vào chứa nhiều sát khí nên cũng không phù hợp để đặt bàn thờ.
Gia chủ nên đặt bàn thờ Ông Địa ở góc phòng, nơi có thể quan sát bao quát toàn không gian của ngôi nhà để kiểm soát khách ra vào. Trong khi mặt bàn thờ hướng ra nơi thoáng đãng thì lưng bàn thờ cần được đặt tựa vào bức tường chắc chắn, vững chãi.
Hướng đặt bàn thờ Ông Địa
Chỉ khi bàn thờ Ông Địa được đặt theo hướng cát lành để hứng lấy dòng sinh khí từ bên ngoài vào thì gia đình mới hưng thịnh, giàu có. Trong phong thủy, hướng cung Thiên Lộc và cung Quý Nhân là hai hướng giúp gia chủ đón được nhiều tài lộc và may mắn nhất.
- Hướng cung Thiên Lộc:
Theo phong thủy, Thiên Lộc là phương Lâm Quan của Tuế can. Dựa theo bản đồ bát quái trong nhà, người xưa xác định cung Thiên Lộc tọa lạc ở hướng Đông Nam.
Những gia đình đặt bàn thờ Ông Địa vào vị trí cung Thiên Lộc sẽ nhận được nhiều tài lộc, có cuộc sống sung túc, bình an.
- Hướng cung Quý Nhân:
Theo các chuyên gia phong thủy, hướng cung Quý Nhân nằm ở hướng Tây Bắc trong nhà. Cung Quý Nhân là đại diện cho những người cứu trợ gia chủ những lúc hoạn nạn đồng thời mang đến cho họ nhiều thành công ở mọi lĩnh vực.
Vậy nên khi đặt bàn thờ Ông Địa ở hướng này, gia chủ sẽ có duyên nhận được sự hỗ trợ từ nhiều người thiện tính, giàu sang trong xã hội.
Sơ đồ bài trí bàn thờ
Để hiểu rõ hơn về cách bài trí bàn thờ Ông Địa, bạn nên nắm vững các nguyên tắc sau đây:
- Bài vị: Gia chủ nên cố định chắc chắn bài vị trên vách trong cùng của bàn thờ.
- Tượng Thần Tài, Ông Địa: Theo nguyên tắc từ xưa đến nay, tượng Ông Địa luôn được đặt ở phía bên tay phải (theo chiều từ ngoài nhìn vào) và tượng Thần Tài sẽ ở phía bên tay trái.
- Hũ gạo, muối, nước: Các hũ này được đặt ở giữa hai bức tượng của các vị thần.
- Bát hương: Vật phẩm này thường được đặt ở vị trí trung tâm bàn thờ. Việc tự ý dịch chuyển bát hương là điều tối kỵ trong thờ cúng, có thể gây ảnh hưởng xấu đến tài vận của gia đình. Chính vì thế, nhiều người đã dùng keo để gắn chặt bát hương vào bàn thờ.
- Kỷ chén thờ: Trong trường hợp gia chủ dùng kỷ chén thờ năm chén, thì các chén nước nên được sắp xếp thành hình chữ thập tượng trưng cho Ngũ Phương, Ngũ Hành luôn sinh sôi nảy nở.
- Lọ hoa và mâm bồng: Trong phong thủy có nguyên tắc “Đông Bình – Tây Quả”, tức là gia chủ phải đặt lọ hoa phía bên tay phải và mâm bồng ngũ quả phía bên tay trái.
- Thiềm Thừ: Linh vật này được đặt bên cạnh trái của bàn thờ. Vào buổi sáng, gia chủ phải quay mặt Thiềm Thừ hướng ra ngoài, khi đến tối lại phải xoay mặt nó hướng vào trong bàn thờ thì mới nhận được nhiều tài lộc.
- Bát Minh Đường Tụ Thủy: Vật phẩm này được đặt phía ngoài cùng của bàn thờ. Gia chủ phải thường xuyên thay nước và hoa tươi trong bát Minh Đường Tụ Thủy.
- Tượng Phật Di Lặc: Tượng của vị Phật này tượng trưng cho quyền lực chủ quản của các thần, chính vì thế vật phẩm này sẽ được đặt trên nóc bàn thờ.
lưu ý khi thờ Thần Tài Thổ Địa
Để bày tỏ lòng kính trọng với Ông Địa, gia chủ tuyệt đối không được để bàn thờ trở nên bẩn thỉu, mà phải lau chùi, dọn dẹp thường xuyên.
Theo quy định của tín ngưỡng dân gian, Ông Địa nên được cúng lễ mặn từ tháng 1 đến tháng 6 Âm Lịch. Lễ mặn này bao gồm thịt lợn luộc, 1 quả trứng luộc và một con tôm luộc nguyên con. Trong 6 tháng Âm Lịch cuối năm, gia chủ chỉ cần dâng lễ chay (bánh trái, hoa quả...) để cúng Ông Địa.
Đồ lễ mặn, đặc biệt là bộ tam sên chỉ nên chia cho người trong nhà. Gạo và muối trong các hũ cũng phải giữ lại để dùng để tránh gia đình bị mất đi tài lộc.
Trong 100 ngày đầu khi mới lập bàn thờ, nhang và đèn phải được thắp liên tục để tụ linh khí. Vào buổi sáng mỗi ngày trong khoảng thời gian này, gia chủ chỉ cần thắp một nén nhang đồng thời thay nước ở bộ kỷ thờ và bát Minh Đường Tụ Thủy.
Hằng ngày không nên đụng vào chân hương, mà chỉ nên nhổ chân hương vào ngày 23 Tháng Chạp Âm Lịch.
Tập tục thờ cúng Ông Địa là nét đẹp trong tín ngưỡng của người Việt, nên được bảo tồn và phát huy.. Mong rằng bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu được cách bài trí bàn thờ Ông Địa một cách trang trọng nhất.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Với mong muốn giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách thờ cúng Ông Địa, mình đã tổng hợp tất cả những thông tin quan trọng trong bài viết này. Hãy tham khảo để đảm bảo bạn có thể thờ cúng Ông Địa một cách chuẩn xác và linh thiêng nhé!