Thờ Ông Địa - Lưu ý về đồ thờ & Vị trí đặt đồ trên bàn thờ
Văn hóa thờ cúng Ông Địa đã trở thành một truyền thống lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thắc mắc xung quanh việc thờ cúng vị thần này, đặc biệt là về đồ cúng và vị trí đặt đồ trên bàn thờ.
Truyền thống thờ Ông Địa - Vị thần cai quản chuyện nhà cửa, đất đai
Thờ Ông Địa là một tín ngưỡng phổ biến trong văn hóa dân gian của người Việt Nam và một số nước Châu Á. Theo quan niệm xưa nay, Ông Địa hay còn gọi là Thổ Công, Thổ Địa (hoặc Thổ Thần) là một vị thần chuyên cai quản đất đai, nhà cửa, đồng thời đem đến tài lộc, vận may cho gia chủ.
Bên cạnh đó, Ông Địa còn giúp đỡ gia chủ tránh khỏi những tai ương, quấy nhiễu của ma quỷ xung quanh. Chính vì vậy, bất kỳ hoạt động xây dựng lớn nhỏ nào đều cần có sự đồng ý của Ông Địa. Cho đến nay, truyền thống tốt đẹp này vẫn được kế thừa và phát huy rộng rãi.
Giải đáp thắc mắc có nên để đồ trên nóc bàn thờ Ông Địa hay không?
Vậy có nên để đồ trên nóc bàn thờ Ông Địa? Câu trả lời là hoàn toàn được. Tuy nhiên, khi bày biện bàn thờ Ông Địa, gia chủ nên chọn lựa đồ vật cẩn thận và nghiên cứu kỹ lưỡng về cách bày trí sao cho đúng. Bạn có thể đặt các vật phẩm thờ cúng mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp giúp giữ gìn sự linh thiêng và mang lại không khí trang trọng cho gian thờ.
Bàn thờ Ông Địa có những gì?
Ý nghĩa của việc để đồ trên nóc bàn thờ Ông Địa là kích tài chiêu lộc, cầu may mắn, bình an, thịnh vượng, giúp công việc làm ăn phát đạt, thuận buồm xuôi gió.
Những vật phẩm được khuyên đặt trên nóc bàn thờ Ông Địa để chiêu dụ tài lộc, tăng vượng khí cho ngôi nhà và gia chủ bao gồm:
- Tượng Thần Tài - Thổ Địa: Hai vị thần được thờ chung sẽ cùng chứng giám, giúp đỡ gia đình làm ăn phát đạt, đón nhận nhiều tài lộc và ngăn chặn những điều tiêu cực quấy phá.
- Đài thờ: 3 hũ gạo, muối, nước là 3 thực phẩm thiết yếu trong cuộc sống của con người, tượng trưng cho mưu cầu ấm no, khỏe mạnh, hạnh phúc.
- Ngai chén thờ: Tùy vào diện tích bàn thờ, gia chủ có thể đặt bộ 3 hoặc 5 chén nước thờ.
- Ống hương: Đây là nơi để các cây hương khi cúng, đặt ở giữa bàn thờ, trước tượng Thổ Địa.
- Lọ hoa tươi: Tạo hương thơm và màu sắc rực rỡ cho bàn thờ, thường sử dụng hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hồng để cắm.
- Mâm bồng: Đựng hoa quả, bánh kẹo dâng lên các vị thần. Hoa quả phải tươi, tuyệt đối không sử dụng hoa quả giả.
- Cóc thiềm thừ: Theo quan niệm dân gian, cóc được xem là thần tài lộc, buổi sáng quay ra đón sinh khí tốt, buổi tối phải quay cóc vào nhà để giữ lộc, tránh thất thoát, hư hao tiền của.
- Tỳ hưu: Linh vật tượng trưng cho sự may mắn bởi miệng hút lộc mà không có hậu môn, lộc hút vào sẽ không bị thất thoát, hao hụt.
Ngoài quan tâm đến việc có nên để đồ trên nóc bàn thờ Ông Địa, gia chủ cũng cần quét dọn sạch sẽ khu vực thờ cúng trước khi sắp xếp và bố trí đồ dùng để đảm bảo yếu tố gọn gàng, trang nghiêm. Như vậy, Thần Tài - Thổ Địa mới phát huy linh lực, giúp giữ tiền bạc, tài lộc, tránh thất thoát cho gia chủ.
Những đồ không bao giờ được đặt trên bàn thờ Ông Địa
Trên mặt bàn thờ, gia chủ cần tránh đặt đồ vật tùy tiện khi chưa được khai quang hay chưa xem xét kỹ lưỡng đến yếu tố phong thủy. Một số điều tuyệt đối cấm kỵ khi bày trí bàn thờ Ông Địa bao gồm:
- Không được đặt vật nhọn chĩa vào bàn thờ.
- Không đặt bàn thờ trước gương.
- Không cắm hương chồng chéo dễ gây cháy nổ.
- Không dán chữ nho sau lưng tượng Thần Tài.
- Tránh đặt quá nhiều cây cảnh và đồ vật trang trí.
- Tránh các đồ vật có màu sắc tương khắc với mệnh của gia chủ. Ví dụ: gia chủ mệnh Hỏa hoặc Thổ chọn bát hương màu xanh thuộc mệnh Thủy sẽ dễ gặp xung khắc.
- Tránh các loại hoa không may mắn như hoa phong lan, hoa phù dung hoặc hoa sứ.
- Tuyệt đối không để hoa, lá héo trên bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa.
Trong xã hội hiện đại, quan điểm bày trí bàn thờ Ông Địa có thể thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Vì vậy, câu hỏi có nên để đồ trên nóc bàn thờ Ông Địa hay không còn phụ thuộc nhiều vào văn hóa, tôn giáo và truyền thống mỗi gia đình. Nhìn chung, cách sắp xếp này không ảnh hưởng xấu đến ý nghĩa phong thủy nếu bạn lựa chọn vật phẩm và vị trí sắp đặt phù hợp. Điều quan trọng nhất vẫn là giữ tấm lòng biết ơn, kính trọng tổ tiên cùng những vị thần linh thông qua việc duy trì những giá trị tín ngưỡng từ xưa tới nay.
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Mình viết bài viết này để giải đáp những thắc mắc đó, giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách thờ cúng Ông Địa, từ đó bày tỏ lòng thành kính với vị thần cai quản chuyện nhà cửa đất đai một cách đúng đắn nhất.
Thẻ Tag của bài viết
Thờ Ông Địa, Bàn Thờ Ông Địa, Đồ Cúng Ông Địa, Có Nên Để Đồ Trên Nóc Bàn Thờ Ông Địa.