Khám phá Đền Ông Hoàng Bảy: Tín ngưỡng tâm linh và lời cầu nguyện linh nghiệm
Chào mừng những tâm hồn đang khao khát khám phá thế giới tâm linh! Tôi lập ra bài viết này như một lời mời gọi bạn cùng bước vào hành trình tìm hiểu về Đền Ông Hoàng Bảy - một nơi thờ tự linh thiêng và kỳ bí ẩn chứa nhiều điều thú vị.
Ông Hoàng Bảy là ai?
Ông Hoàng Bảy là một trong 10 Tứ Phủ Quan Hoàng được người dân tôn kính và thờ phụng. Danh tiếng của ông nổi tiếng khắp cả nước, thế nhưng sự thật về ông thì không phải ai cũng biết.
Ông Hoàng Bảy còn được biết đến là ông Bảy Bảo Hà. Ông là vị Thánh Hoàng, con trai của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, thuộc Nhạc phủ. Vào cuối thời Lê, ông đã giáng trần và trở thành con trai thứ 7 của nhà Nguyễn. Ông Hoàng Bảy được vinh danh như một anh hùng miền sơn cước, tôn làm thần vệ quốc, vì có công đánh dẹp giặc phương Bắc.
Tương truyền, cuối đời Cảnh Hưng (1740 - 1785), giặc phương Bắc tràn vào xâm lược nước ta. Theo mệnh lệnh của vua cha cùng với lòng thương dân vô hạn, ông cầm quân xông pha ra chiến trường và dành được chiến tích đầu tiên là Khẩu Bàn (ngày nay là Bảo Hà). Thừa thắng xông lên, ông về kêu gọi các tù trưởng ngày đêm luyện võ nghệ để chờ thời cơ đánh chiếm lại Lào Cai.
Tuy nhiên, trong một trận chiến với tướng giặc Tả Tù Vàng, ông đã hi sinh. Thân thể của ông bị giặc ném xuống sông Hồng, trôi tới khu Bảo Hà thì dạt vào bờ. Theo dân gian truyền miệng, khi ông mất, mây đen ở trời vần lên và kết thành hình con ngựa. Thân thể của Ông phát sáng ánh hào quang và từ từ cưỡi lên con ngựa đó, phi một mạch đến Bảo Hà. Bởi vậy nên ngày nay, người dân quan niệm rằng ông ngự trị ở đền Bảo Hà, trấn giữ tỉnh Lào Cai.
Đền thờ ông Hoàng Bảy ở đâu?
Đền ông Hoàng Bảy tọa lạc ở sườn đồi dưới chân núi Cấm, cạnh dòng sông Hồng thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thành phố Lào Cai 60km về phía Nam. Về phương hướng, đền thờ có lưng tựa vào núi, mặt đền hướng theo dòng sông Hồng, xung quanh là núi non hùng vĩ.
Có thể thấy, xét về khía cạnh phong thủy thì đền thờ ông Hoàng Bảy có sự hài hòa từ kiến trúc tới cảnh quan, phong cảnh hữu tình mang đậm hơi hướng tâm linh. Năm 1997, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức cấp bằng và công nhận đền Bảo Hà là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc Gia.
Đi lễ đền ông Hoàng Bảy cầu gì?
Mỗi ngôi đền hay chùa đều có một ý nghĩa tâm linh nhất định. Vậy đền ông Hoàng Bảy cầu gì linh nhất? Xa xưa có câu: “Cầu tài ông Bảy, cầu quan ông Mười”, điều này ám chỉ rằng nếu muốn cầu tài lộc thì đến đền ông Hoàng Bảy, còn nếu muốn cầu công danh, quan lộ thì nhớ đền ông Hoàng Mười.
Cũng chính vì lý do đó mà từ lâu, đền Bảo Hà đã nổi tiếng về cầu tài, cầu lộc, làm ăn thuận buồm xuôi gió, vạn sự hanh thông và bình an. Đền ông Hoàng Bảy được du khách thập phương đổ về thắp hương, cầu khấn nhất là vào các dịp Lễ, Tết, … Khi đi lễ đền Bảo Hà chỉ cần có lòng thành từ tâm, không sân si, tham vọng phàm tục, thì ắt hẳn mọi sự khấn cầu sẽ như ý.
Mách bạn cách sắp lễ khi đến đền ông Hoàng Bảy
Bên cạnh việc tìm hiểu đi lễ đền ông Hoàng Bảy cầu gì bạn cũng nên quan tâm đến cách sắm mâm lễ sao cho phù hợp nhất. Trên thực tế đi lễ đền hoặc chùa thường xuất phát từ tâm của mỗi người nên không có quy định hay bắt buộc nào về việc sắp lễ, chỉ cần bạn có lòng thành tâm và tinh thần hướng thiện là đủ. Tuy nhiên, nếu như chưa biết nên chuẩn bị lễ như thế nào, bạn có thể tham khảo mâm lễ trong hai trường hợp dưới đây:
Nếu đi theo đoàn:
Với lễ mặn: xôi, gà (gà trống), rượu, tiền vàng, …
Với lễ chay: hoa quả, bánh kẹo, thuốc lá, hương, tiền vàng, trầu cau, …
Nếu đi cá nhân: Bạn cũng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy, chỉ cần gói bánh, nén hương, tiền vàng, chai nước lọc và sự thành tâm là được.
Văn khấn linh nghiệm khi lễ đền ông Hoàng Bảy
Ngoài mâm lễ, bạn cần chuẩn bị một bài văn khấn đúng chuẩn để gửi gắm ước nguyện lên ông Hoàng Bảy một cách thành tâm nhất. Nếu bạn không phải căn đồng số lính hay căn thầy thì có thể khấn nôm như sau:
Một vài lưu ý khi đến đền ông Hoàng Bảy mà không phải ai cũng biết
Khi đi lễ đền Bảo Hà, để mọi điều cầu mong được như ý nguyện, bạn cần chú trọng:
Thời gian đi lễ: Bạn có thể đi tất cả các ngày trong năm tùy thuộc vào lịch trình công việc của mình. Đặc biệt, có một số ngày lễ chính nên đi như ngày giỗ ông Hoàng Bảy (17/7 âm lịch); ngày Rằm tháng Giêng; các dịp Tết Nguyên đán và 25/5 âm lịch hàng năm.
Trang phục đi lễ: Muốn đi lễ đền ông Hoàng Bảy cầu gì được nấy, bạn nên chú ý lựa chọn trang phục gọn gàng, kín đáo và lịch sự khi đi lễ đền Bảo Hà nói riêng và các đền chùa khác nói chung. Không nên mặc những trang phục hở hang, luộm thuộm, diêm dúa bởi điều đó thể hiện sự không tôn trọng với những nơi trang nghiêm.
Vậy đi lễ đền ông Hoàng Bảy cầu gì linh nghiệm nhất? Bạn nên cầu tài lộc và bình an với sự thành tâm và tôn kính, biết ơn. Bởi lẽ tất cả những việc làm xuất phát từ cái tâm, đều được thần thánh chứng giám và có thể nhận được những điều tốt đẹp.
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Tôi lập ra bài viết này như một lời mời gọi bạn cùng bước vào hành trình tìm hiểu về Đền Ông Hoàng Bảy - một nơi thờ tự linh thiêng và kỳ bí ẩn chứa nhiều điều thú vị.
Thẻ Tag của bài viết
Ông Hoàng Bảy, Đền Thờ Ông Hoàng Bảy, Đi Lễ Đền Ông Hoàng Bảy, Sắp Lễ Đền Ông Hoàng Bảy, Văn Khấn Đền Ông Hoàng Bảy.