Nguồn Gốc & Kiêng Kỵ Tháng 7 Cô Hồn

Tháng 7 cô hồn, một tháng mà nhiều người thường e dè và lo lắng vì những truyền thuyết và kiêng kỵ xung quanh nó.

Nguồn Gốc & Kiêng Kỵ Tháng 7 Cô Hồn

Nguồn gốc tháng 7 cô hồn

Nhiều người thắc mắc nguồn gốc của tháng 7 cô hồn có phải xuất phát từ Việt Nam không? Nhưng chính xác là tháng 7 cô hồn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người dân Trung Quốc cho rằng, Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ môn quan từ ngày 2/7 đến rằm tháng 7 (15/7) hàng năm để ma quỷ đói trở về nhân gian.

Vì thế mà ở Trung Quốc, người dân sẽ tiến hành cúng cô hồn vào 14/7 âm lịch hàng năm. Lễ cúng này là cúng chúng sinh, nhằm phân phát lộc cho ma quỷ đói, qua đó giúp giải bớt nghiệp và tránh gặp tai họa cho bản thân.

Tại Việt Nam, theo quan điểm của nhiều người, con người bao gồm 2 phần đó là phần hồn và phần xác. Khi sống phần hồn và phần xác có mối liên hệ với nhau, nhưng khi mất phần hồn tách khỏi xác.

Tùy vào việc ở trần thế người đó sống như thế nào mà phần hồn sẽ được đầu thai sang kiếp khác hoặc bị đày xuống địa ngục, trở thành ma quỷ lang thang đi quấy rối người phàm. Tháng 7 âm lịch là tháng các vong linh đói này được thả khỏi cổng âm phủ, họ sẽ nhân cơ hội đó tạo xui rủi cho chúng ta.

Chính vì vậy ở Việt Nam, thời gian cúng cô hồn thường kéo dài trong vòng 1 tháng, để ma quỷ đói được thụ lộc, hưởng sự ân xá và đỡ phá phách người phàm hơn, tuy nhiên cũng có sự khác biệt tùy theo từng gia đình và vùng miền.

Tháng 7 cô hồn xuất phát từ Trung Quốc

Tháng 7 cô hồn có xui xẻo thật không?

Câu trả lời là tùy vào quan điểm của mỗi người. Nhiều người nghĩ rằng tháng 7 cô hồn là một tháng đầy xui xẻo, bởi vì các vong linh, ma đói khi được thả về trần gian sẽ quấy phá, trệu trọc khiến họ gặp vận không may từ tình cảm, sức khỏe, gia đình đến công việc . Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, đứng ở góc độ Phật giáo thì đây là một tháng đầy ý nghĩa thể hiện sự tưởng nhớ tới những người đã khuất.

Chính vì vậy, bạn có thể coi đây là tháng làm phúc, để giúp đỡ và cầu siêu cho các vong linh không nơi nương tựa, mất không có nhà, ma đói, … nhằm giúp họ sớm siêu sinh tịnh độ. Lễ cúng này được thực hiện vào ngày 15/7 âm lịch là ngày “Vong nhân xá tội”.

19 điều kiêng kỵ tháng 7 cô hồn như thế nào?

Thực chất, nguồn gốc của những điều kiêng kỵ xuất phát từ các truyền thuyết như Mục Kiều Liên cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ hay ông A Na Đàn phải cúng quỷ đói để không bị đày ở nạ quỷ. Còn ở Việt Nam, dân gian lưu truyền rằng trong tháng 7 có rất nhiều hồn ma, vong linh vất vưởng tại trần gian, nên phải kiêng khem tránh họ quấy phá.

Theo quan điểm: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, bạn có thể tham khảo 19 điều kiêng kỵ tháng 7 cô hồn để tránh rước họa vào thân sau:

18 điều kiêng kỵ tháng 7 cô hồn để tránh gặp xui xẻo

Không nên đi chơi quá muộn vào tháng cô hồn

Người ta quan niệm, tháng 7 cô hồn là tháng của ma quỷ. Do đó, trong tháng này vong hồn đi lang thang, vất vưởng trên đường khá nhiều. Để tránh điều không may xảy ra, bạn nên hạn chế đi ra ngoài vào buổi đêm muộn từ 22h trở đi.

Không đốt vàng mã tùy tiện

Một trong những điều kiêng kỵ tháng 7 cô hồn đáng nhớ đó là không nên đốt tiền vàng tùy tiện. Bởi lẽ tiền vàng là vật giá trị đối với ma quỷ, khi tự ý đốt tiền vàng sẽ thu hút họ đến gây quấy nhiễu cuộc sống của bạn.

Không nhổ lông tay, lông chân

Lông tay, lông chân đại diện cho sự may mắn, xua đuổi tà ma. Theo quan niệm xa xưa “một sợi lông chân quản ba con quỷ”. Nếu bạn nhổ lông tay, lông chân trong tháng cô hồn đồng nghĩa với việc vứt bỏ những điều may mắn và bạn sẽ dễ gặp phải những chuyện xui xẻo trong cuộc sống.

Không ăn vụng đồ cúng

Vào rằm tháng 7, các gia đình thường có mâm cúng cho các vong linh vất vưởng ngoài đường. Đây là đồ của ma đói nên bạn không nên ăn vụng khi chưa cúng xong vì điều này sẽ khiến các vong linh, đặc biệt là vong linh trẻ con có tính đố kỵ quấy nhiễu.

Không nhặt tiền lẻ rơi vãi trên đường

Một trong những điều kiêng kỵ tháng 7 cô hồn mà bạn không nên bỏ qua đó là tuyệt đối không được nhặt tiền lẻ rơi vãi. Bởi rất có thể đây là tiền người trần rải cho người đã mất hoặc tiền cúng bái. Nếu bạn phạm phải, bạn sẽ hứng chịu những điều không may mắn thay cho người rải tiền.

Không treo chuông gió trên đầu giường

Từ xa xưa đã quan niệm, chuông gió là đồ vật thu hút phần âm bởi tiếng kêu của chúng khi có gió giống như đang kêu gọi ma quỷ tụ tập. Do vậy, nếu bạn treo chuông gió trên đầu giường đặc biệt là trong tháng cô hồn sẽ rất dễ bị vong linh vất vưởng kéo đến quấy phá.

Không gọi tên nhau vào ban đêm

Một điều kiêng kỵ tháng 7 cô hồn đó là không nên gọi tên thật của nhau vào ban đêm. Vì ban đêm hồn ma đi trên đường nhiều, vô tình nếu bạn gọi tên người khác thì họ sẽ ghi nhớ và đi theo quấy phá người đó.

Không dọa người khác

Trong những ngày này, bạn không nên hù dọa bất kỳ ai. Đây là một trong những điều kiêng kỵ tháng 7 cô hồn vì điều này khiến họ “hồn bay phách lạc”, tạo điều kiện thuận lợi để ma quỷ sẽ dễ nhập vào.

Không cắm đũa giữa bát cơm

Không chỉ trong tháng cô hồn mà ngay cả trong những ngày thường bạn không nên cắm đũa giữa bát cơm. Vì đây là hình thức của cúng tế, thắp hương, dễ dụ ma quỷ vào ăn chung cùng bạn.

Không nên mua xe cộ

Nhiều người có ý định mua xe cộ vào tháng 7 cô hồn. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế việc này nếu chưa thực sự cần thiết. Nếu bắt buộc phải mua bạn nên tránh những ngày sát chủ hoặc đại kỵ để tránh rủi ro.

Không nên tới gần góc tường

Theo một vài quan niệm, góc tường là nơi tối tăm và là nơi yêu thích của ma quỷ khi trú ngụ. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế tới gần góc tường đặc biệt là vào ban đêm.

Không chụp ảnh qua gương

Theo quan niệm xưa, gương thuộc về âm tính dễ dụ ma quỷ. Vì vậy, việc chụp ảnh qua gương sẽ vô tình tạo điều kiện cho linh hồn âm lọt vào ảnh chung với người sống và điều này là không tốt.

Không để mũi giày/dép hướng vào giường khi ngủ

Khi lên giường ngủ vào tháng 7 cô hồn bạn không nên để dép/giày hướng vào giường. Bởi hồn ma sẽ nhận ra có người đang ngủ trên giường và có thể quấy phá giấc ngủ của bạn.

Không nên cắt tóc

Đây cũng là một trong những điều kiêng kỵ tháng 7 cô hồn. Một số người quan niệm rằng, việc cắt tóc vào tháng cô hồn dễ làm âm khí xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh tật triền miên.

Không cúng lễ mặn

Một điều đặc biệt quan trọng trong mâm cúng cô hồn đó là không được cúng lễ mặn. Vì đồ mặn có ý nghĩa là “tham, sân, si” có thể khiến ma quỷ trở nên dữ tợn hơn.

Không nên bơi lội

Vào tháng cô hồn, các vong linh đói, mất oan, chết đuối lang thang và trú ngụ ở mọi nơi, nhất là sông nước. Theo góc nhìn tâm linh, họ có thể bắt mạng của bạn thế họ đi hầu cho Hà Bá để bản thân mình được siêu sinh. Do đó, bạn không nên bơi lội trong tháng này để tránh gặp chuyện đáng tiếc xảy ra.

Không phơi quần áo vào ban đêm

Đây là điều kiêng kỵ tháng 7 cô hồn. Khi bạn phơi quần áo vào ban đêm, nhất là những đồ có màu sắc trắng sẽ thu hút ma quỷ. Họ sẽ “mượn” quần áo bạn mặc gây cho bạn gặp phải những chuyện không may.

Không ngoái đầu nhìn lại phía sau

Khi đi trên đường vào đêm khuya bạn không nên ngoái cổ lại phía sau khi nghe thấy có tiếng người gọi. Vì rất có thể đây là trường hợp ma trêu.

Không nên thức quá khuya

Điều kiêng kỵ tháng 7 cô hồn cuối cùng đó là không nên thức quá khuya. Nếu bạn thức quá khuya sẽ làm hao tổn nhuệ khí, âm phần cũng từ đó mà xâm nhập cơ thể bạn khiến bạn trở nên mệt mỏi.

Tháng cô hồn nên làm gì để gặp may mắn

Ngoài những điều kiêng kỵ tháng 7 cô hồn, bạn nên làm những điều sau để gia tăng sự may mắn, bình an cho bản thân và gia đình như:

  • Mua muối: Người ta hay để các lọ/túi muối ở các góc/xó để giải tỏa các nguồn khí độc tích tụ lâu ngày và xua đuổi âm khí

  • Mua vật phong thủy: Dân gian thường quan niệm, trẻ nhỏ nên đeo vòng bạc để tránh bệnh vặt, có giấc ngủ ngon. Đối với vòng phong thủy cũng vậy, nó có tác dụng trừ tà, đem lại những điều may mắn cho người đeo.

  • Mua bật lửa, diêm: Vốn dĩ ma quỷ rất sợ ánh sáng, cho nên việc mua bật lửa, diêm có tác dụng xua đuổi tà ma và loại bỏ điều không may mắn.

Vòng phong thủy đem lại may mắn trong tháng cô hồn

Ý nghĩa của lễ Vu Lan trong tháng cô hồn

Tháng 7 cô hồn không chỉ được biết đến với những vấn đề tâm linh, tháng xá tội vong nhân,… mà còn là tháng có nhiều ngày ý nghĩa, điển hình là lễ Vu Lan báo hiếu. Đây là một trong những ngày lễ chính của Phật Giáo nhằm thể hiện lòng biết ơn công dưỡng dục của các đấng sinh thành.

Không chỉ đơn giản là tri ân sự nuôi dưỡng của cha mẹ mà lễ Vu Lan còn là dịp để con cháu chúng ta tưởng nhớ, thể hiện lòng thành kính của mình với tổ tiên từ nhiều đời, nhiều kiếp trước.

Bạn có thể đi chùa nghe giảng Phật pháp, cầu siêu cho các đấng sinh thành hay đơn giản hơn là nhắn gửi những lời yêu thương tới cha mẹ của mình. Đó cũng là những cách làm cho ngày lễ Vu Lan trở nên ý nghĩa hơn trong tháng 7 âm lịch hàng năm này.

Trên đây là danh sách những điều kiêng kỵ tháng 7 cô hồn. Thế giới duy tâm có nhiều điều khoa học không thể lý giải, chính vì vậy chúng ta hãy kiêng khem trong giới hạn cho phép vì “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá duy tâm về vấn đề này dẫn đến mê tín dị đoan, mọi thứ chỉ nên dừng lại mức độ tham khảo, nhất là vấn đề tâm linh.

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Hồng Thi
Đến từ:
Bắc Giang
Tuổi:
34
“Tháng Bảy mà như Tết, mở cửa cho ma vào, đóng cửa cho ma ra.” - Tục ngữ Việt Nam

Chía sẻ về bài viết

Mình viết bài viết này để giúp bạn giải đáp những thắc mắc về tháng 7 cô hồn, từ nguồn gốc đến những điều kiêng kỵ và cả những điều nên làm để gặp may mắn.

Thẻ Tag của bài viết

Tháng 7 Cô Hồn, Kiêng Kỵ, Lễ Vu Lan.

Danh mục
null