Rằm Tháng 7: Nguồn Gốc, Ý Nghĩa, Điều Cần Làm
Rằm tháng 7, hay còn gọi là ngày lễ Vu Lan, là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày lễ này, mình đã tổng hợp thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa, những điều nên làm và kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng 7.
Rắm tháng 7 nên làm gì? Rằm tháng 7 là ngày gì?
Ngày 15/7 được xem là ngày rằm tháng 7. Vào thời điểm này, người Việt sẽ tiến hành cúng rằm tháng 7 âm lịch, tuy nhiên đa phần các gia đình sẽ cúng trước ngày 15/7, tuỳ thuộc vào nhu cầu, mong muốn chứ không ấn định cụ thể. Từ lâu người Việt Nam đã có quan niệm tâm linh chung về ngày này, nên mọi người đa phần đều biết vào ngày rằm tháng 7 nên làm gì. Đây là tháng cô hồn nên không có bất kỳ sự may mắn nào, vì vậy mà mọi người đều tránh tháng này để tổ chức cưới hỏi, đi xa, khởi công xây dựng...
Nguồn gốc của tháng 7 “tháng cô hồn”
Nguồn gốc lễ Vu Lan
Nguồn gốc của ngày lễ này bắt đầu từ câu chuyện của Đại đức Mục Kiền Liên khi biết rằng mẹ của ông đang chịu khổ nơi ngạ quỷ. Từ đó, ông đã tìm đến và dâng cơm cho mẹ, nhưng do nghiệp chướng đã gây ra, cơm đưa đến miệng mẹ ông đều biến thành lửa.
Sau đó, khi được đức Phật chỉ bảo, ông biết được ngày rằm tháng 7 là ngày cung thỉnh chư Tăng, ngày này sẽ có sức mạnh được hợp lực của các chư Tăng khắp phương, nên dâng lễ cúng dường Tam Bảo vào ngày này sẽ cứu lấy phước cho mẹ. Sau khi làm theo thì mẹ ông được giải nghiệp và thoát kiếp ngạ quỷ. Từ đó, chúng sinh đã để ngày rằm tháng 7 thành ngày Vu Lan báo hiếu.
Nguồn gốc của ngày Xá tội vong nhân
Theo dân gian Trung Quốc, nguồn gốc của tháng cô hồn được bắt nguồn từ việc Diêm Vương đã cho mở Quỷ Môn Quan vào ngày 1/7 đến 30/7 âm lịch mỗi năm, để cho tất cả các ma quỷ được tự do quay trở về dương gian, đến thời điểm rằm tháng 7 lại quay trở về để nhận sự cúng tế và lễ vật của người sống. Vì lẽ đó mà đã có tục lệ dân gian, người trần cần phải cúng gạo, muối, cháo cho tất cả các vong linh đói để chúng không đi quấy nhiễu đến cuộc sống của dương gian.
Những điều chúng ta nên làm trong ngày rằm tháng 7
Nếu như không biết vào ngày rằm tháng 7 nên làm gì thì việc đầu tiên chúng ta nên đi thăm mộ của ông bà tổ tiên, người thân trong gia đình hoặc nơi lưu giữ tro cốt của họ trong chùa chiền.
Vào tháng cô hồn, bạn nên làm phúc để được thần thánh bảo hộ cũng như mang lại cho gia đình nhiều phúc đức.
Chăm chỉ đọc kinh, niệm Phật tùy thuộc vào đức tin hay tôn giáo của mình.
Chúng ta cần chú ý về lời ăn tiếng nói, cư xử nhã nhặn và vui vẻ với gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp của mình và tránh xa tất cả các cuộc xung đột.
Nếu vẫn chưa biết rằm tháng 7 nên làm gì thì chúng ta nên thanh tẩy hoàn toàn căn nhà của mình cũng như cân bằng sinh khí trong tháng này bằng cách sử dụng hỗn hợp ngũ vị hương bao gồm các nguyên liệu: Quế, hồi khô, sả, rượu trắng và hương nhu.
Ngày rằm tháng 7 âm lịch có những ý nghĩa gì?
Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan
Vào ngày lễ Vu lan là lúc chúng ta được bày tỏ lòng biết ơn, cũng như ơn sinh thành của cha mẹ, tổ tiên. Vào ngày này, mọi người sẽ thực hiện nghi thức cài bông hồng lên áo và thả đèn hoa đăng để cầu nguyện công đức và những điều an lành.
Ý nghĩa ngày Xá tội vong nhân vào rằm tháng 7
Ngày lễ Xá tội vong nhân với cúng thí thực, cúng cô hồn từ lâu đã thành truyền thống của người Việt. Lễ cúng này với ý nghĩa cung cấp thức ăn để các vong hồn không nơi hương khói sớm ngày siêu sinh, thể hiện lòng nhân ái, giúp đỡ người khốn khó của người dân Việt.
Cách cúng rằm tháng 7
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 có những gì?
Việc cúng vào ngày rằm tháng 7 đã trở thành tín ngưỡng cũng như phong tục của mỗi gia đình người Việt từ lâu. Nhưng nhiều người lại không rõ vào ngày rằm tháng 7 nên làm gì khi bày mâm cúng. Đối với các mâm cúng chúng ta có thể lựa chọn lễ vật linh hoạt tùy theo điều kiện của mỗi nhà.
Vì vậy, điều quan trọng nhất khi sắm lễ rằm tháng 7 là sự thành tâm, chân thành cùng với ý niệm tốt đẹp trong suy nghĩ của gia chủ đối với thần linh, trời Phật và tổ tiên. Chỉ khi chúng ta dùng tâm của mình thì mới được thần linh chứng giám, trời Phật và tổ tiên phù hộ.
Tuy nhiên, nhiều người không biết thắp hương rằm tháng 7 cần những gì để có được mâm hương dân lễ cúng đảm bảo đủ lòng thành kính. Chúng ta có thể chuẩn bị mâm lễ bao gồm:
Đối với mâm cúng Phật: Cần chuẩn bị mâm ngũ quả, cơm chay, canh rau, xôi chè...
Mâm cỗ để cúng thần linh: Với mâm cúng này chúng ta hãy chuẩn bị trái cây tươi, xôi chè, hoa quả, bánh chưng, trà, rượu, gà luộc...
Đối với mâm cúng gia tiên: Ở mâm cúng này cần có hoa quả, xôi, gà luộc, trà, rượu, thịt hầm, vàng mã, nhang đèn...
Mâm cúng cô hồn: Với mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 nên làm gì? Ở mâm này chúng ta cần có muối gạo, hoa quả, cháo trắng nấu loãng, bánh kẹp, tiền lẻ, bỏng ngô, nến, nhang... Các gia chủ khi cúng cần lưu ý, mâm cúng cô hồn theo quan niệm dân gian thì nên cúng đồ chay, tránh cúng đồ mặn để không khơi lên lòng tham, sân, si ở những vong hồn.
Rằm tháng 7 nên làm gì? Văn khấn cúng rằm tháng 7
Khi bày lễ cúng, chúng ta thường không biết đọc văn khấn rằm tháng 7 ngoài sân thế nào cho đúng thì hãy tham khảo ngay bài văn khấn dưới đây.
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Hôm nay ngày rằm tháng 7 năm…
Tín chủ con là…
Ngụ tại…
Con xin kính lạy các cụ Tổ tỷ, Tổ khảo, huynh đệ bá thúc, cùng tất cả hương hồn nội tộc, ngoại tộc.
Con xin kính lạy các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.
Hôm nay ngày rằm tháng 7, tưởng nhớ công ơn sinh thành của tổ tiên. Chúng con xin đọc văn khấn lễ, thành tâm sửa biện hương hoa, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời tổ tiên về thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con luôn được bình an, mạnh khỏe, một lòng hướng về chính đạo, gia đạo hưng long, lộc tài vượng tiến.
Con xin kính cáo!
A Di đà Phật!
Lưu ý về thời gian cúng rằm tháng 7
Khi đã biết mâm cúng rằm tháng 7 nên làm gì thì vẫn cần lưu ý về thời gian thực hiện lễ cúng. Theo như các nhận định của những chuyên gia về văn hóa và phong thủy thì với các lễ cúng thần Phật, gia tiên nên thực hiện vào thời gian ban ngày vào lúc 11 đến 12 giờ trưa. Bởi vì khoảng thời gian này các vong linh sẽ được Thổ thần mở cửa để họ có thể thụ lộc mà không bị những cô hồn, dã quỷ quấy phá.
Tuy nhiên, đối với lễ cúng của các cô hồn thì chúng ta nên cúng vào buổi chiều tối khoảng 17 đến 19 giờ là tốt nhất. Việc cúng rằm tháng 7 vào ngày nào không quá quan trọng, nhưng cần lưu ý làm lễ cúng cô hồn trước 12 giờ trưa ngày 15/7 âm lịch.
Rằm tháng 7 nên làm gì? Những điều cần kiêng kỵ trong ngày rằm tháng 7
Nếu đã biết rằm tháng 7 nên làm gì thì chúng ta cũng lưu ý một số điều không nên làm sau đây để đảm bảo bình an cho bản thân:
Không nên đi chơi vào đêm khuya trong tháng cô hồn bởi thời gian này sẽ có rất nhiều ma quỷ đi lang thang ngoài đường, chính vì thế mà dễ xảy ra các tai nạn không mong muốn.
Khi đi ngoài đường nếu như thấy có nhiều tiền lẻ thì không nên nhặt, bởi đó có thể là tiền để cúng bái, giải hạn và sẽ đem lại sự xui xẻo cho người nhặt nó.
Khi ăn cơm tuyệt đối không được cắm đũa giữa bát cơm bởi theo tục lệ xa xưa, việc cắm đũa vào cơm chỉ thực hiện khi gia đình có người chết, vì thế mà dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà.
Vào tháng cô hồn chúng ta không nên cắt tóc, bởi việc cắt tóc chính là cắt đi phần dương khí của con người.
Khi đi ngoài đường vào ban đêm không nên gọi tên, vì ma quỷ có thể nhớ được tên và nó sẽ khiến cho bạn gặp nhiều điều xui xẻo.
Cần lưu ý không được đốt tiền vàng mã, bởi điều này có thể thu hút được ma quỷ đến và quấy nhiễu đến bản thân.
Vào ban đêm tuyệt đối không nên phơi quần áo vì nó dễ ám âm khí, vì vậy người mặc sẽ dễ bị chuyện xui xẻo.
Ngoài rằm tháng 7 thì còn ngày rằm quan trọng nào trong năm
Sau khi biết rằm tháng 7 nên làm gì, bạn cũng cần quan tâm đến các ngày rằm khác trong năm. Một năm có 12 tháng, mỗi tháng đều có ngày rằm rơi vào ngày 15. Đối với 12 ngày rằm trong năm thì có 5 ngày rằm được xem lớn nhất. Ngoài ngày rằm tháng 7 sẽ có rằm tháng Giêng, rằm tháng 4, rằm tháng 8 và rằm tháng 10.
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu: Đây là ngày rằm đầu tiên của năm, mọi người thường gọi là Tết Thượng Nguyên, vào ngày này các gia đình sẽ bày mâm lễ cúng để thể hiện lòng biết ơn của mình với ông bà tổ tiên.
Rằm tháng 4 hay còn gọi là lễ Phật Đản: Là ngày vinh danh Tam bảo Phật, Pháp, Tăng. Vào ngày này mọi người sẽ ăn chay giữ giới, làm nhiều việc thiện như tặng quà hay tặng tiền cho những hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng.
Rằm tháng 8 hay còn gọi là Tết Trung Thu: Đây là ngày lễ mà các gia đình sẽ sum họp và đoàn viên nên còn có tên gọi khác là Tết đoàn viên. Vào ngày này mọi người sẽ bày mâm cỗ, cùng ăn bánh trái, tham gia các hoạt động như ca, múa, hát, rước đèn rất linh đình.
Rằm tháng 10 hay còn gọi là Tết Hạ Nguyên: Là ngày lễ rất quan trọng của người vùng cao, mang giá trị tâm linh sâu sắc với hy vọng sẽ được đức chư Phật gia hộ, tổ tiên che chở. Người dân sẽ làm nhiều việc thiện để cầu mưa thuận gió hòa, tránh được thiên tai vận hạn, mùa màng bội thu.
Rằm tháng 7 được xem là một ngày vô cùng đặc biệt, không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà nó còn là ngày để chúng ta nhớ về tổ tiên, ông bà của mình. Khi đã biết rõ rằm tháng 7 nên làm gì và không nên làm gì thì bạn sẽ dễ dàng tránh được những vận xui và mang đến nhiều may mắn, bình an cho bản thân và cả gia đình.
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày lễ này, mình đã tổng hợp thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa, những điều nên làm và kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng 7.
Thẻ Tag của bài viết
Rằm Tháng 7, Tháng Cô Hồn, Lễ Vu Lan, Ngày Xá Tội Vong Nhân, Cúng Rằm Tháng 7, Ngày Rằm Quan Trọng.