Tìm Hiểu Về Con Cầu Tự: Khoa Học, Tâm Linh và Kinh Nghiệm
Bạn có thắc mắc về con cầu tự? Hãy cùng khám phá bản chất của chúng dưới góc nhìn của cả khoa học và tâm linh trong bài viết này. Chúng tôi sẽ giải mã những lời đồn và đưa ra lời khuyên hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về những đứa trẻ đặc biệt này.
Con cầu tự là gì?
“Tự” nghĩa là chùa, “con cầu tự” nghĩa là con cầu ở chùa. Con cầu tự thường là những đứa trẻ được sinh ra từ cha mẹ hiếm muộn hoặc muốn có con trai nối dõi tông đường. Sau khi thực hiện các biện pháp khoa học mà không có kết quả, các gia đình thường hay lên chùa cầu Thần Phật để thỏa lòng mong ước có một mụn con.
Mặc dù chưa có cơ sở khoa học nào đo được hiệu quả của giải pháp “cầu tự” này nhưng rất nhiều cặp vợ chồng đã tin tưởng làm theo và có kết quả như mong đợi. Bởi lẽ, chuyện khấn vái “có bệnh thì vái tứ phương” vốn chẳng xa lạ trong văn hóa tâm linh của người Việt, các cặp vợ chồng vì thế mà chẳng ngại dâng lễ, cầu xin Thần Phật để sinh con đúng ý. Vậy thực hư chuyện con cầu tự là gì?
Con cầu tự là gì theo góc nhìn của khoa học và tâm linh
Theo góc nhìn của khoa học
Theo góc nhìn khoa học, “cầu tự” như một liệu pháp tâm lý hữu hiệu, giúp các cặp đôi gạt bỏ áp lực cuộc sống, tháo gỡ nút thắt tâm lý nhằm hỗ trợ cho việc thụ thai. Với người phụ nữ, khi tình trạng căng thẳng, áp lực kéo dài sẽ khiến họ thực hiện những hành vi không lành mạnh, giảm tỷ lệ rụng trứng. Ngoài ra, nồng độ hormone prolactyn gia tăng và có thể gây ra tình trạng vô sinh ở nữ giới.
Với nam giới, việc stress, lo âu sẽ kích thích cơ thể sinh ra steroid - loại hormone làm giảm testosterone, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh tinh. Chất lượng, số lượng tinh trùng giảm sút gây ra tình trạng “bất lực”.
Do đó, việc thường xuyên lên chùa cầu con tạo cơ hội cho hai vợ chồng cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và có niềm tin mãnh liệt về việc sinh ra những đứa trẻ. Liệu pháp tâm lý này kết hợp với phương pháp khoa học sẽ khiến họ dễ mang thai hơn.
Theo góc nhìn của tâm linh
Dưới góc nhìn tâm linh, tôn giáo có thể hiểu con cầu tự là gì nghĩa là phúc đức, là nhân duyên của vợ, chồng, của ông bà tổ tiên để lại. Việc cầu tự thành công là kết quả của rất nhiều ngày tháng thành tâm hướng Phật, nguyện làm điều thiện, sống yên vui, hòa thuận với mọi người. Khi phúc và duyên đủ lớn, con cái sẽ đến như một điềm lành.
Tuy nhiên, rất nhiều người hiện nay lại hiểu sai, hiểu lệch về bản chất tốt đẹp của con cầu tự là gì. Họ đơn thuần nghĩ rằng thần thánh sẽ giúp đỡ nếu lễ vật, tiền tài đủ lớn, họ chỉ cầu con khi hiếm muộn, gặp biến cố mà quên mất chìa khóa giải quyết mọi vấn đề đều nằm trong tay mình.
Nếu đã kiên trì thành tâm hướng thiện, phúc đã đủ dày mà chưa có tin vui, đó là do duyên chưa đủ lớn. Việc cần làm của cha mẹ chính là chờ đợi và tiếp tục tạo phúc đức bằng lối sống chân - thiện - mỹ, một lòng hướng Phật, chắc chắn chuyện con cái sẽ không còn xa.
Giải mã lời đồn con cầu tự khó nuôi
Gần đây khi tìm hiểu con cầu tự là gì thì có rất nhiều lời đồn đại trên các trang mạng, hội nhóm hiếm muộn nói rằng con cầu tự khó nuôi, khó bảo. Vậy lời đồn này liệu có chuẩn không?
Theo quan niệm của đạo Phật, việc con khó bảo hay không phụ thuộc vào 2 góc độ duyên nợ. Nếu con đến để trả nợ cha mẹ từ kiếp trước, đứa con sẽ ngoan hiền, hiếu thuận, dễ bảo. Ngược lại, nếu kiếp này con đòi nợ tiền kiếp, con sẽ phá phách, hay ốm yếu, bệnh tật. Khi bố mẹ biết đặt tâm mình hướng thiện, biết cách dạy dỗ, quan tâm con cái đúng mực, chính số phận sẽ thay đổi.
Theo lý giải khoa học, đứa trẻ sinh ra dễ nuôi hay khó nuôi sẽ phụ thuộc vào từng cơ địa và tính cách riêng biệt. Chuyện đứa trẻ hay quấy khóc, khó bảo là chuyện thường tình, quan trọng là bố mẹ chăm sóc, xử trí, dạy bảo con ra sao. Tuy nhiên, có nhiều gia đình viện cớ vì đi cầu tự nên mặc định là đứa trẻ đó khó bảo, chính điều này đã tạo nên bức tường tâm lý khiến khoảng cách giữa con và cha mẹ ngày càng xa.
Tóm lại, việc đồn thổi con cầu tự khó nuôi, khó bảo là chưa đúng hoàn toàn, muốn đứa trẻ ngoan, cha mẹ phải biết cách dạy bảo đúng đắn. Ngoài ra, quan điểm coi con cầu tự là con Thần, con Phật nên không dám nặng lời, cưng chiều hết mực, bỏ ngoài tai thói hư tật xấu của con sẽ khiến con trở nên kiêu căng, ngạo mạn, trở thành người xấu.
Con cầu tự khó nuôi nên bán khoán hay gửi vào chùa?
Nhiều bậc phụ huynh thấy con mình “khó nuôi”, dễ ốm đau, bệnh tật liền quyết định bán khoán cho cụ Đức Ông hay gửi con lên chùa. Nghi thức này sẽ giúp đứa trẻ kết duyên lành với Tam Bảo, giúp bản thân và gia đình tăng phước lành, đẩy lùi đau ốm, bệnh tật.
Khi thực hiện nghi thức bán khoán, các sư thầy sẽ làm lễ sơ quy để con cái và cha mẹ hướng về Phật pháp, biết làm điều thiện, cúng dường Tam Bảo. Khi biết nương tựa Tam Bảo, phước báu sẽ được tăng cường đồng thời chư Thiên, chư Thần sẽ phù hộ độ trì cho cháu bé và cả gia đình.
Cha mẹ có thể bán khoán con vào chùa hoặc đền trong vài năm rồi chuộc ra hoặc bán khoán cả đời. Nếu bán khoán con vào chùa, cha mẹ không nhất thiết phải lễ chùa đều đặn hàng tháng.mà chỉ cần làm việc thiện, giúp đỡ mọi người, chọn ngày mồng 1 hoặc ngày rằm khi rảnh để lên chùa cầu an.
Nhiều người đồn rằng việc bán khoán sẽ khiến con lận đận tình duyên, điều này hoàn toàn sai bởi đây chỉ là nghi thức gửi bé vào cửa Phật, đổi tên cho dễ nuôi chứ không phải đi tu. Bên cạnh đó, việc cúng rượu thịt cho cụ Đức Ông là không nên bởi cụ là đệ tử Phật, giữ Ngũ giới, không ăn đồ mặn bao giờ.
Top 5 ngôi đền, chùa nổi tiếng linh thiêng cho việc cầu tự con
Khi đã hiểu con cầu tự là gì thì những người đang mong con có thể tìm đến Top 5 ngôi chùa linh thiêng trong việc cầu tự con để sớm có tin vui.
Đền Sinh
Đền Sinh nằm tại chân núi Ngũ Nhạc, xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, Hải Dương, có lịch sử từ thế kỉ thứ 6 để tưởng nhớ vị thần Phi Bồng. Ngôi đền nổi tiếng với phiến đá Đức Thánh Mẫu Thạch Bàn có hình người phụ nữ lâm bồn - nơi người xin con thường chạm vào để cầu may mắn.
Mỗi năm, hàng trăm ngàn du khách đến đền Sinh với mục đích cầu con, tin rằng đây là nơi linh thiêng có khả năng ban con cho những cặp vợ chồng hiếm muộn. Sau khi cầu được con, người ta thường quay lại đền để làm lễ tạ ơn. Tỷ lệ thành công ở đây rất cao, tuy nhiên cũng có những cặp đôi phải cầu nhiều lần và không ít trường hợp không thành công.
Chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng có tên khác là chùa Phước Tự, nằm tại số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Người đến chùa cầu con thường mua đôi rùa, viết tên hai vợ chồng và thả vào bể nước. Chuyện rùa đó sinh đẻ được coi là điều linh thiêng.
Phòng thờ Kim Hoa thánh mẫu và 12 bà mụ là nơi cầu con cho các cặp hiếm muộn. Kim Hoa thánh mẫu được tôn kính là người trông coi việc sinh đẻ và bên dưới là 12 bà mụ. Người đến đây lấy một sợi chỉ đỏ đeo vào tay để cầu nguyện, sau đó buộc sợi dây vào tượng bên trái nếu muốn con trai, bên phải nếu muốn con gái. Cuối cùng, họ thực hiện nghi thức xoa bụng mình và xoa bụng đứa con nít dưới chân bà mụ để kết thúc cầu tự.
Chùa Hương
Chùa Hương ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại miền Bắc. Người đi chùa ngoài cầu sức khỏe, tài lộc còn cầu tự. Nếu muốn sinh con trai thì đến lầu cậu, nếu muốn sinh con gái thì đến lầu cô trong động Hương Tích.
Lễ vật bao gồm 5 loại quả, 7 hoặc 9 bánh, đồ chơi trẻ em và 7 hoặc 9 đồng tiền. Sau khi làm lễ, người cầu phải mang những đồng tiền đó về nhà và để 7 hoặc 9 ngày trước khi mua đồ cho trẻ. Trong thời gian này, khi ăn phải lấy bát và thìa thêm để mời con ăn. Trên đường về, cần trả phí đò, xe và suất ăn để đưa con cầu tự là gì về nhà.
Chùa Từ Quang
Chùa Từ Quang ở Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh, nổi tiếng là nơi nuôi dưỡng hàng ngàn linh hồn hài nhi xấu số. Chùa tổ chức đại lễ cầu siêu hàng năm thu hút đông đảo người dân đến cầu nguyện. Tin đồn cho rằng đến đây thành tâm cầu nguyện sẽ giúp cặp vợ chồng hiếm muộn có thai. Lễ vật đơn giản như bánh kẹo, sữa,..., nhưng nhiều cặp đôi đã thành công và hạnh phúc sau khi cầu nguyện tại chùa Từ Quang.
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc nằm ở đường Thanh Niên, quận Tây Hồ (Hà Nội), là một ngôi chùa linh thiêng với lịch sử hơn 1500 năm. Kiến trúc của chùa kết hợp tinh uy nghiêm trang với cảnh quan thanh nhã giữa hồ nước mênh mang, tĩnh lặng.
Điểm đặc biệt của chùa là Bảo tháp lục độ đài sen cao 15m với 11 tầng và trên đỉnh tháp là đài sen 9 tầng, làm bằng đá quý. Mỗi tầng tháp đều có 6 ô cửa hình vòm, chứa pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý.
Trong quá khứ, chùa Trấn Quốc là nơi vua chúa thường đến vãn cảnh và cúng lễ. Đặc biệt vào dịp đầu xuân và ngày lễ, người dân đổ về chùa để cầu bình an và may mắn. Chùa cũng nổi tiếng là địa điểm mà nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến, tin rằng cầu con tại đây sẽ mang về tin vui.
Như vậy có thể hiểu con cầu tự là gì ví như kết quả của phúc đức, duyên lành của cha mẹ, ông bà. Việc con cầu tự có khó nuôi hay không phụ thuộc vào nghiệp quả kiếp trước và cách chăm sóc, nuôi dạy con của cha mẹ. Việc mà các bậc phụ huynh cần làm là siêng làm việc thiện, nương tựa Tam Bảo để ngày càng hạnh phúc, an vui.
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Chúng tôi sẽ giải mã những lời đồn và đưa ra lời khuyên hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về những đứa trẻ đặc biệt này.