Các Loại Rắn Dân Gian: Huyền Bí và Sợ Hãi

Các loại rắn từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa dân gian Việt Nam, gắn liền với nhiều truyền thuyết, quan niệm tâm linh và cả những câu chuyện ma mị đầy rùng rợn.

Các Loại Rắn Dân Gian

Các loại rắn trong dân gian hiện nay

Nếu như bạn hiểu được các loại rắn lưu truyền trong dân gian, tập tính và đặc điểm của chúng, bạn sẽ phần nào biết được giết rắn có bị báo thù không.

Rắn hai đầu

Thực tế không có loài rắn nào thực sự có hai đầu, nhưng có một loài rắn được gọi là rắn hai đầu (hay còn gọi rắn trùn, rắn hai đầu đỏ theo một số địa phương). Loài rắn này có một đầu đầy đủ với 2 lỗ mũi, 2 mắt và miệng. Đuôi tù có màu sắc giống hệt với đầu.

Rắn hai đầu xuất hiện trong khu vực từ Quảng Bình đến Cà Mau. Ngoài ra, trường hợp rắn hai đầu với một đuôi cũng tồn tại ngoài tự nhiên do đột biến gen dẫn đến phôi dị dạng, phát triển không bình thường. Đây là hiện tượng có thật gặp trên nhiều loài động vật, kể cả con người.

Rắn hai đầu dị dạng

Rắn thần

Mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể về loài rắn có khả năng phù hộ và cứu giúp con người, tuy nhiên, có rất nhiều huyền thoại kỳ bí về rắn thần, rắn thiêng được dân địa phương kể lại. Một số người tin rằng trên đầu của rắn thần có hoa văn hình chữ vương, chữ phúc (chữ Trung Quốc).

Nhiều nơi còn lập đền, chùa, miếu để thờ cúng và cầu bình an từ thần rắn. Những địa điểm này thường xuất hiện nhiều con rắn “thần” và không ai săn bắt chúng. Họ lo sợ rằng giết rắn có bị báo thù không nếu đó là rắn thiêng, đại diện cho thần thánh.

Rắn vào nhà trả thù

Rắn không có hệ thần kinh giác quan phát triển để nhận biết được con người nên chúng không thể nhắm vào nhà của người làm hại nó để trả thù. Tuy nhiên, nhiều loài rắn có tuyến tiết ở lưng hoặc huyệt, chất tiết từ rắn cái trong mùa sinh sản sẽ dẫn lối cho rắn đực cùng loài.

Do đó, khi tìm kiếm đối tác giao phối, rắn có thể ngẫu nhiên vào nhà. Hiểu được điều này, bạn sẽ bớt hoang mang liệu giết rắn có bị báo thù không khi chẳng may tác động tới rắn, và chúng quay trở về nhà của bạn vào một ngày nào đó.

Rắn giun

Việt Nam có ba loài rắn giun gồm rắn giun thường, rắn giun lớn và rắn giun Thái Lan. Chúng thường sống chui rúc, luồn lách trong những khe kẽ của nền đất ẩm xốp. Loài rắn này hoạt động chủ yếu vào đêm khi bắt đầu tìm kiếm thức ăn.

Kích thước của loài rắn giun này rất đa dạng, loại nhỏ như chiếc đũa dài khoảng 10 - 18cm, loại khác dài tới 20 - 30 cm. Rắn giun có màu xanh đen hoặc xám chì, da óng ánh và đuôi rất ngắn. Đáng chú ý, rắn giun không có tuyến độc nên chúng không gây nguy hiểm nếu cắn người.

Chính vì vậy, nếu gặp loài rắn giun này bạn cũng sẽ không cần lo lắng giết rắn có bị báo thù không.

Rắn có chân

Rắn không có chân do chế độ sống chui luồn khiến chân dần tiêu giảm, biến mất và để lại di tích ở hai bên huyệt. Có người cho rằng đã gặp những con vật giống rắn đi bằng 4 chân nhỏ, biết chạy và bơi. Tuy nhiên, loài vật này thực chất là giống thằn lằn chân ngắn (Lygosoma), không phải là rắn.

Bộ thằn lằn (Lacertilia) có 2 họ không chân là thằn lằn rắn và thằn lằn giun nên nhiều người bị nhầm lẫn khi phân biệt với rắn. Tuy nhiên, chúng không thuộc bộ rắn (Serpentes) vì khả năng cử động mắt nhắm mở khác với hai mí dính liền, mắt không thể nhắm của rắn, miệng không thể mở rộng như rắn.

Rắn hổ

Tại Việt Nam có 5 loài rắn hổ mây (Pareas) bao gồm hổ mây gờ, hổ mây ham tôn, hổ mây ngọc, hổ mây đốm và hổ mây núi. Tất cả 5 loại này đều không có độc tố và có chiều dài dưới 1 mét.

Rắn độc mạnh nhất ở Việt Nam là rắn hổ chúa, hay còn được biết đến với tên gọi hổ đước hay hổ rừng. Trong tự nhiên, chúng dài từ 4 đến 5m và nặng từ 7 đến 10kg. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi tốt nhất, trọng lượng của chúng sẽ lên tới 13 - 15 kg hoặc hơn.

Rắn hổ chúa - loài rắn độc cần dè chừng

Rắn giao phối mèo

Có vài người kể lại việc nhìn thấy rắn giao phối với mèo. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng rắn thuộc lớp bò sát, trong khi mèo thuộc lớp thú (hay động vật có vú) và hai loài động vật này khác biệt rõ ràng trong sinh học. Có khả năng người quan sát chỉ thấy rắn quấn quanh thân mèo, sau đó chứng kiến rắn rời đi khiến họ nghĩ rằng chúng đang trong quá trình giao phối.

Bên cạnh đó, không thể loại trừ khả năng rắn nhận nhầm mèo là con mồi nên tiếp cận với thái độ tấn công theo thói quen. Nhưng khi bị mèo phản ứng, rắn đành phải rời đi do đấu không lại.

Rắn có hậu môn

Thực tế, hậu môn của rắn không tồn tại. Trong sinh học, hậu môn được định nghĩa là lỗ nằm ở cuối của ống tiêu hóa dùng để thải phân, chỉ xuất hiện ở một số loài cá và đa số loài thú.

Ngược lại, ở các lớp lưỡng cư, bò sát, chim, lỗ huyệt chính là nơi loại bỏ phân ở ống tiêu hóa, trứng hoặc tinh trùng ở ống sinh dục và nước tiểu ở ống bài tiết. Do đó, rắn chỉ có lỗ huyệt nằm ở ranh giới giữa thân và đuôi mà không có hậu môn.

Rắn quăng mình đuổi theo người

Hiện tượng rắn cuộn lại rồi bật mạnh văng xa khoảng 1 mét là hiện tượng có thật. Một số loài rắn như rắn bồng chì sẽ có phản ứng này để thoát thân khi gặp nguy hiểm hoặc bị truy sát.

Mục đích của nó không phải tấn công mà là tháo chạy nên bạn không cần hoảng sợ giết rắn có bị báo thù không khi lỡ tác động đến loài rắn này và khiến chúng quăng mình trên cây. Nếu vội vã chạy, tránh né, bạn có thể đạp phải rắn và bị cắn do phản xạ tự nhiên của chúng.

Rắn có màu xanh đều độc

Do màu xanh đồng nghĩa với màu lục, kết hợp với việc nhiều loài rắn độc sống trên cây thường có màu xanh, nên nhiều người hiểu lầm rằng rắn màu xanh là loài rắn lục có độc. Một số loài như rắn roi, rắn vòi, rắn đai lớn, rắn sọc má, rắn sọc xanh, rắn rào xanh,... đều có màu xanh nhưng không phải là rắn độc.

Lưỡi rắn có nọc độc

Nhiều người thấy rắn thè chiếc lưỡi có 2 nhánh ra liền cảm thấy sợ hãi vì nghĩ rằng lưỡi rắn truyền nọc độc. Tuy nhiên, lưỡi của rắn không mang nọc độc, lưỡi rắn đơn thuần là cơ quan vị giác giúp chúng cảm nhận mùi, nhận biết thức ăn quen thuộc.

Dù rắn đã ngậm miệng nhưng vẫn còn một khe hở để lưỡi có thể thò ra ngoài. Do đó, bạn luôn thấy lưỡi rắn thò ra thụt vào kể cả khi chúng đang nằm yên hoặc di chuyển.

Rắn hổ mây khổng lồ

Nhiều nhân chứng cho rằng họ đã tận mắt chứng kiến loài rắn hổ mây to lớn, dữ dằn. Thực tế, chỉ có họ Trăn (Pythonidae) có kích cỡ lớn hơn rắn, chúng dài hơn chục mét, nặng hơn 1 tạ và không độc tố. Ngoài ra, không có loài rắn độc nào có thân to bằng cái phích đựng nước với chiều dài lớn hơn chục mét và trọng lượng 300 - 500 kg như những lời đồn đoán.

Rắn lột xác

Đối với rắn con mới nở ra, chúng phải trải qua quá trình lột xác lần đầu trong tháng đầu tiên. Trung bình mỗi tháng, rắn thực hiện một chu kỳ lột xác và rắn non thường có số lần lột xác cao hơn so với rắn trưởng thành. Mùa hoạt động mạnh kéo theo nhiều lần lột xác hơn so với mùa ngủ đông.

Rắn khỏe mạnh lột xác mà không gặp vấn đề, xác của chúng thường được giữ nguyên. Ngược lại, rắn yếu đuối thường lột xác theo từng mảng, đồng thời có thể xuất hiện tàn tích nham nhở đính trên thân.

Giết rắn có bị báo thù không?

Xoay quanh chủ đề thú vị liệu giết rắn có bị báo thù không, rất nhiều những phó giáo sư, tiến sĩ đã nghiên cứu và đưa ra các nhận định như sau:

Theo ý kiến của GS.TS. Ngô Đức Thịnh, việc giết rắn thì bị báo thù là không có căn cứ. Việc này giống như khi về linh hồn - một khía cạnh không thể chứng minh hay bác bỏ và không có ai có thể đưa ra câu trả lời chính xác về tính hiện hữu.

Vì không có bằng chứng khoa học xác thực giết rắn có bị báo thù không nên mọi thông tin về việc rắn trả thù được xem là đồn đại, không có bằng chứng chứng minh. Mặc dù câu chuyện này có thể là tin đồn vô căn cứ, nhưng vì không có bằng chứng phản bác, nhiều người dân vẫn tin rằng rắn có khả năng thực hiện hành vi trả thù.

Hơn nữa, PGS.TS. Lê Nguyên Ngật cũng nhấn mạnh rằng hệ thần kinh giác quan của rắn chưa phát triển đến mức có thể nhận biết và phân biệt được người, nên ý định rắn tìm vào nhà để trả thù là không hợp lý. Do đó, bạn không nên quá hoang mang về việc giết rắn có bị báo thù không.

Giết rắn có bị báo thù không là một thắc mắc chưa có giải đáp rõ ràng

Tại sao người đời tin giết rắn bị báo thù?

Ngày nay, nhiều người vẫn còn lo lắng giết rắn có bị báo thù không nên đã tìm đến các câu chuyện ngoài đời để kiểm chứng. Thực tế có rất nhiều chuyện được nhân chứng kể lại hoặc được đồn đoán, lưu truyền về việc giết rắn và bị rắn báo thù. Dưới đây là một câu chuyện:

Vào khoảng 18 giờ ngày 17/4/2012, tại thôn Xà Râu, xã Ba Nam, gia đình ông Phạm Văn Linh, 55 tuổi, đang ở nhà bất ngờ phát hiện một con rắn hổ chúa to lớn bò thẳng vào nhà. Hai con trai của ông, anh Phạm Văn Lương và Phạm Văn Mập đã dùng cây bắt con rắn nặng 2,5kg, sau đó bán cho thương lái với giá 3 triệu đồng.

Chưa đến 3 ngày sau hôm đó, một con rắn hổ chúa khác cũng to bằng con đầu tiên lại tấn công nhà ông Linh. Hai anh em này tiếp tục sử dụng cây để bắt được con thứ hai. Thông tin về việc bắt rắn lan truyền trong làng, thu hút sự quan tâm của nhiều thương lái.

Hai ngày sau, một con rắn hổ chúa thứ ba xuất hiện và tấn công nhà ông Linh. Lần này, anh em ông Linh không dám bắt vì con rắn quá to, dài gần 3 mét và quá hung dữ, mạnh mẽ. Ông Linh kêu cứu và thanh niên trong làng đã sử dụng đá, cây để đuổi con rắn đi.

Ông Linh chia sẻ rằng sau khi bắt được hai con rắn hổ chúa, gia đình ông đã phát hiện một tổ trứng rắn hổ gồm 48 quả dưới bụi tre cách nhà khoảng 50 mét. Ông đã thu thập trứng, mang về nhà để chế biến thành thức ăn cho con cháu.

Tuy nhiên, gia đình ông Linh hiện vẫn còn lo lắng liệu gia đình ông giết rắn có bị báo thù không. Họ đã tổ chức lễ cúng ba lần để trừ giải điều không lành. Ông Linh mô tả rằng con rắn hổ chúa lần thứ ba như đang thực hiện hành vi trả thù, tạo nên tình huống đáng sợ và làm cho cả gia đình ông sống trong tình trạng sợ hãi, không dám rời khỏi nhà.

Những câu chuyện rùng rợn về giết rắn báo thù

Không chỉ trong thời buổi hiện đại mà thời xa xưa, dân gian cũng lưu truyền rất nhiều câu chuyện về sát hại rắn bị trả thù. Lời đồn này giúp nhân dân có những giải đáp rất thú vị xoay quanh việc giết rắn có bị báo thù không.

Ngược dòng lịch sử, Việt Nam xuất hiện truyền thuyết về rắn báo oán liên quan đến vụ án Lệ Chi Viên đã làm xôn xao dư luận. Chuyện kể rằng:

Một ngày, ông Nguyễn Phi Khanh - cha của Nguyễn Trãi, quyết định để học trò phát cỏ trong vườn để cất lớp học. Đến buổi tối, ông mơ thấy một người phụ nữ dẫn theo bầy con nhỏ đến xin ông ở thêm vài ngày vì bận con nhỏ nên chưa kịp chuyển nhà. Ông chấp nhận đề nghị của người phụ nữ này. Tuy nhiên sau đó, học trò của ông phát cỏ, đập chết một bầy rắn con, ông mới hiểu rõ ý nghĩa của giấc mơ, mặc dù hoang mang liệu học trò giết rắn có bị báo thù không nhưng đã quá muộn.

Đêm đó, khi ông đang ngồi đọc sách, con rắn bò trên xà nhà đã nhỏ xuống một giọt máu thấm qua chữ "tộc" trên 3 lớp giấy, tượng trưng cho việc ba họ nhà ông bị “tru di”. Ngày sau, con rắn mẹ hóa kiếp thành nàng Thị Lộ để thực hiện âm mưu hại ba họ nhà ông.

Trong Lịch triều hiến chương loại chí, đời nhà Nguyễn, câu chuyện được bổ sung thêm chi tiết: con rắn biến thân mang theo thù oán, đầu thai thành Thị Lộ, người sinh ra dưới sườn có vảy. Mặc dù câu chuyện này được truyền tụng nhưng nhiều người tin rằng nó chỉ là một cách đổ tội cho Nguyễn Thị Lộ, giải thích về nguyên nhân tiền định của cái chết của vua Thái Tông và Nguyễn Trãi (theo Bùi Thụy Đào Nguyên).

Sự thật về vụ án Lệ Chi Viên được phơi bày vào năm 1464, đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), khi vua ra chiếu tẩy oan cho Nguyễn Trãi, truy phong chức Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc đại phu, tước Tán Trù bá và tha cho Nguyễn Anh Vũ - người con duy nhất trốn thoát, làm Tri huyện và cấp cho họ Nguyễn 100 mẫu ruộng để lo việc thờ cúng.

Giết rắn có bị báo thù không

Rắn bò vào nhà cần làm sao?

Khi phát hiện nhà có rắn, bạn cần bình tĩnh, nhanh chóng quan sát xung quanh đồng thời thông báo cho người trong nhà, đưa trẻ em ra xa khu vực có rắn. Trong trường hợp gặp rắn độc như lục đuôi đỏ, cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa,... bạn nên chuẩn bị găng tay, mang ủng nếu có sẵn để tránh bị cắn.

Sau đó, bạn sử dụng cây gậy dài để nhẹ nhàng dọa đuổi rắn ra xa. Nếu rắn vẫn nằm yên trong góc nhà, kẹt tủ hay quấn trong chăn, bạn hãy để chúng yên và đừng đụng đến. Thay vào đó, hãy gọi người có kinh nghiệm đuổi bắt rắn để nhờ giúp đỡ, tránh tự mình xử lý.

Trong trường hợp bị cắn bởi rắn độc, bạn có thể đối mặt với nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Nọc của các loại rắn như hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia, lục đuôi đỏ, chàm quạp có thể gây ra các tác động như rối loạn đông máu, phù nề, tử hóa, liệt cơ hô hấp, và trục trặc tim.

Giải mã các trường hợp nhìn thấy rắn bò vào nhà theo khía cạnh tâm linh

Giết rắn có bị báo thù không là lo lắng và nỗi ám ảnh của rất nhiều người khi thấy chúng bò vào nhà. Tuy nhiên, xét theo khía cạnh tâm linh, đây có thể là điềm báo tốt hoặc xấu.

Rắn vào nhà là điềm lành

Rắn mang đến điềm lành nếu đó là những con rắn hiền lành. Sự xuất hiện của rắn trong nhà được coi là điềm tốt khi chúng chỉ đến để săn mồi và không tấn công con người. Đặc biệt, rắn màu vàng thường được xem là biểu tượng của gia đình sắp gặp phúc lợi và mang lại nhiều may mắn.

Rắn vào nhà và đẻ trứng thường mang lại điềm lành, đặc biệt về tài chính. Gia đình bạn sẽ nhận được nhiều tài lộc, vận may. Trong lĩnh vực kinh doanh, có khả năng bạn sẽ ký được các hợp đồng có giá trị lớn.

Rắn nước bò vào nhà là báo hiệu của khách quý tới thăm, họ sẽ báo với bạn những tin tốt đẹp. Rắn bò vào nhà làm tổ được xem là điềm lành, mang đến tin vui về con đàn cháu đống, tiến triển trong công danh, sự nghiệp. Rắn không độc bò vào nhà ngày mùng 1 sẽ mang đến điềm tốt về may mắn, sức khỏe cải thiện, công việc thăng tiến thuận lợi.

Rắn vào nhà mang đến xui xẻo

Trường hợp ngược lại, khi các loài rắn độc như rắn lục, rắn cạp nia, hay rắn hổ mang bò vào nhà, đây được xem là một điềm báo không lành. Điều này có thể ám chỉ gia đình bạn đang đối mặt với khả năng cao gặp tai nạn, xui xẻo hoặc sự xáo trộn không lường trước được.

Nếu bạn thấy rắn vào nhà và bị chết, đó là dấu hiệu của người thân mất chưa siêu thoát hoặc vong linh ở ngoài theo bạn về nhà. Nếu thấy rắn bò vào nhà theo cặp, bạn có thể bị mệt mỏi, thất thoát tài chính, tiền bạc. Rắn bò vào gầm giường thì gia chủ cần đề phòng, chuẩn bị tinh thần đối diện với những tai họa ập đến.

Rắn nhỏ bò vào nhà cũng không phải điềm tốt. Việc này nhắc nhở gia chủ nên cẩn trọng, hạn chế tiết lộ bí mật quan trọng với người xung quanh bởi những lời bàn tán có thể khiến bạn gặp rắc rối. Bên cạnh đó, nếu thấy rắn bò qua cổng, bạn nên cẩn thận việc đi lại, giao thông để phòng ngừa tai nạn đáng tiếc.

Rắn bò lên bàn thờ là báo hiệu xấu về âm phần, gia chủ cần nhờ thầy xem mộ phần có vấn đề nào không để có hướng giải quyết.

Giết rắn có bị báo thù không luôn là nỗi lo của rất nhiều hộ gia đình khi thấy rắn xuất hiện trong khu vực sinh sống. Rắn đến nhà có thể báo hiệu điềm lành hoặc điềm dữ, tuy nhiên cách tốt nhất mà bạn có thể làm là luôn bình tĩnh, và áp dụng các bí quyết đuổi chúng đi để không gây nguy hiểm cho gia đình.

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Hữu Tín
Đến từ:
Sơn La
Tuổi:
35
"Rắn là biểu tượng của sự khôn ngoan và sức mạnh, nhưng cũng là nỗi sợ hãi và chết chóc." - Ngạn ngữ Việt Nam

Chía sẻ về bài viết

Tò mò về thế giới bí ẩn này, tôi quyết định tìm hiểu và chia sẻ với các bạn những thông tin thú vị, đôi khi cũng khá rùng mình về các loại rắn trong dân gian Việt Nam.

Thẻ Tag của bài viết

Rắn Dân Gian, Rắn Hai Đầu, Rắn Thần, Rắn Vào Nhà Trả Thù.

Danh mục
null