Cầu Tự: Nguồn Gốc, Quan Điểm và Những Ngôi Đền Linh Thiêng
Cầu tự là một nghi lễ tâm linh được nhiều người thực hiện với mong ước có con. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa, nguồn gốc, những nhìn nhận khác nhau về vấn đề cầu tự, cũng như giới thiệu đến bạn đọc một số ngôi đền, chùa linh thiêng nổi tiếng được nhiều người đến cầu tự.
Cầu tự là gì?
Cầu tự là gì? Cầu tự là một hình thức tâm linh, còn có cách gọi khác là cầu con. Đây là hình thức cầu mong sớm có con thông qua việc cầu khấn Thần Phật. Thường việc này được thực hiện bởi những cặp đôi gặp khó khăn, hiếm muộn trong sinh nở hoặc những gia đình mong muốn sinh con trai để nối dõi tông đường (theo quan niệm cũ).
Cầu tự là một hình thức tín ngưỡng khá phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay. Mặc dù chưa có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh được thực hư việc lên chùa cầu tự có hiệu quả. Tuy nhiên, theo dân gian truyền miệng mà hàng năm có rất nhiều người hiếm muộn lên chùa làm lễ và cầu khấn Thần Phật ban họ một mụn con.
Nguồn gốc của cầu tự do đâu?
Cầu tự là gì và có nguồn gốc từ đâu? Cầu tự có nguồn gốc từ lâu đời. Và trong một điển cố từng ghi chép lại rằng vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc, cha mẹ của Khổng Tử đã thông qua cầu tự mà có được ngài.
Thời đó, cha của Khổng Tử đã ngoài 70 tuổi nhưng chưa có con trai. Vì sợ không có người nối dõi nên đã sai người đến nhà họ Nhan để cầu hôn. Gia đình họ Nhan có năm người con gái nhưng chỉ có cô con gái út là đồng ý lấy cha của Khổng Tử. Sau khi hai người kết duyên, hai vợ chồng lo sợ không có con trai nối dõi nên đã cùng nhau lên núi Ni Sơn để cầu tự. Lúc đó, mẹ Khổng Từ trèo lên núi Ni Sơn mà đi đến đâu lá cây đều rung động đến đó. Khi làm lễ cầu tự xong, lá cây lại rủ xuống như bình thường.
Đêm hôm đó, mẹ Khổng Tử nằm mộng thấy Thần Hắc Đế triệu bà đến bảo rằng sau này bà sẽ sinh con Thánh và nhắc nhở bà lúc lâm bồn thì nên vào ở trong hang núi Không Tang. Khi tỉnh dậy, mẹ Khổng Tử mới biết là mình đã có thai. Một hôm khác, bà lại chiêm bao thấy con nhà Thủy Tinh nối đời Suy Châu làm vua không ngôi.
Sau khi hạ sinh Khổng Tử, có hai con Rồng xanh từ trên trời bay xuống nằm phục ở hai bên sườn núi cùng hai vị Thần nữ đến gội đầu cho mẹ Khổng Tử bằng nước Hương lộ. Hai vị Thần nữ này gội đầu xong cho bà rồi biến mất. Chính vì những điều này mà cha của Khổng Tử cho rằng vì vợ chồng ông cầu tự con ở núi Ni Sơn nên đã đặt tên cho nó là Khâu và tự là Trọng Ni.
Những nhìn nhận khác nhau về vấn đề cầu tự
Con cầu tự là gì? Con Cầu tự là những đứa trẻ được sinh ra sau khi gia đình làm lễ đi cầu khấn, xin con từ Thần Phật. Tuy nhiên, có nhiều quan niệm cũng như cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề cầu tự này.
Theo góc nhìn của Phật giáo
Cầu tự là gì? Theo góc nhìn của Phật giáo, cụ thể là theo Hòa thượng Thích Thanh Duệ - Phó trưởng ban Văn hóa - Trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nói rằng, các loại Kinh của Phật giáo đều nói đến việc cầu tự, nói đến sự cầu mong con trai, con gái của các Phật tử. Tuy nhiên, muốn được Phật ban con thì phải thiện mỹ, thuận thành, luôn sống tốt, làm điều tốt với mọi người. Khi có phúc báo lớn, duyên đủ lớn thì con sẽ đến, chính là điềm lành cho cả gia đình.
Chuyện cầu tự phổ biến trong nhiều kinh sách Phật giáo nhưng ít người hiểu hết được ý nghĩa của nó. Do đó mà hiện nay, nhiều người đi cầu tự ở đình chùa, miếu mạo nhưng không làm việc thiện ngay từ đầu. Chỉ đến khi hiếm muộn quá lâu mới bắt đầu hướng đến mọi người mà ăn ở hiền lành, phúc đức.
Đặc biệt, nhiều người không hiểu được mục đích tốt đẹp của cầu tự trong Kinh sách nên đã mang rất nhiều tiền của để làm lễ cầu tự. Đây đâu phải ý nghĩa chân chính mà chuyện cầu tự mong muốn phía sau Kinh sách?
Theo khía cạnh của khoa học y học
Cầu tự là gì và theo góc độ khoa học y học thì việc chúng ta thực hiện nghi lễ cầu tự có thực sự ý nghĩa?
Thực tế cuộc sống ngày nay có quá nhiều áp lực, căng thẳng, đặc biệt là với những người kết hôn lâu mà mãi chưa có con. Những điều này càng khiến cho tâm lý con người bị ảnh hưởng nặng nề, từ đó tác động tiêu cực đến quá trình thụ thai.
Bởi vậy, y học đã chứng minh, việc chữa bệnh hiệu quả thì khía cạnh tâm lý chính là điểm mấu chốt. Việc đi cầu tự chính là cách để tháo gỡ nút thắt tâm lý cho các bà mẹ, từ đó họ sẽ dễ thụ thai hơn.
Đối với nhiều người, việc đi chùa sẽ giúp họ khắc phục được yếu tố tâm lý. Sự bình yên nơi chốn linh thiêng giúp họ tìm được sự nhẹ nhàng, thanh thản và có niềm hy vọng về một tương lai hạnh phúc với tiếng cười trẻ thơ. Chính liệu pháp tinh thần này khi kết hợp với thuốc điều trị đã giúp rất nhiều trường hợp phụ nữ mang thai dễ dàng hơn.
Những ngôi đền, chùa cầu tự linh thiêng nhất
Cầu tự là gì? Có rất nhiều cặp đôi gặp phải tình trạng hiếm muộn lâu năm mong muốn có con mà thành tâm mang lễ đi cầu tự. Dưới đây là những ngôi đền, chùa thiêng nổi tiếng trong việc cầu tự, bạn cùng xem và tham khảo.
Chùa Hương linh thiêng “đi hai về ba” là có thật
Cầu tự là gì? Nếu bạn đang phân vân không biết nên đến chùa nào để cầu tự thì chùa Hương chính là gợi ý đầu tiên cho vợ chồng bạn. Ngôi chùa này nổi tiếng về chuyện cầu tự, đã giúp nhiều gia đình “đi hai về ba”. Bởi vậy mà tiếng lành đồn xa, rất nhiều người từ khắp nơi đã đến đây để làm lễ cầu tự.
Tương truyền rằng, trong động Hương Tích có núi Cô, núi Cậu. Nếu cầu con gái thì đến lầu Cô, nếu cầu con trai thì đến lầu Cậu, nhìn thấy hòn thạch nhũ nào thích mắt thì xoa tay vào đá nói cậu hoặc cô về ở với vợ chồng tôi nhé!
Đền Sinh chỉ cầu một lần là có kết quả
Cầu tự là gì và nên làm lễ cầu tự ở địa điểm nào? Đền Sinh là một trong những ngôi đền hàng năm đón tiếp trăm ngàn du khách đến để “cầu con”. Ngôi đền này vô cùng nổi tiếng linh thiêng trong việc ban con cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Chuyện kể rằng trong đền có phiến đá lộ thiên có hình dạng người phụ nữ đang lâm bồn, được người đời cung kính gọi là Đức Thánh Mẫu Thạch Bàn. Bởi vậy mà người ta mong muốn đến đây để làm lễ cầu tự. Thực tế cho thấy, tỷ lệ người có con sau khi từ Đền Sinh trở về rất cao, thậm chí chỉ một lần là có kết quả.
Đền Mẫu Lăng Sương thuộc tỉnh Phú Thọ
Đền Mẫu Lăng Sương là nơi thờ thánh Tản Viên và thân mẫu của ngài là Thánh Mẫu. Tương truyền rằng Thánh Mẫu trong một lần đi đồng đã ướm chân vào hòn đá rồi về thụ thai nên chồng bà đã nghĩ bà ngoại tình mà bỏ về miền biển. Từ đó, Thánh Mẫu đã đến Động Lăng Sương hạ sinh và nuôi dạy Tản Viên để tránh những lời đàm tiếu.
Chính vì ngôi đền này thờ Thánh Mẫu mà người ta cho rằng nơi này rất linh thiêng trong việc cầu tự. Bởi vậy, hàng năm có rất nhiều cặp đôi hiếm muộn đến cầu tự ở đây và tin rằng sẽ có được con như ý nguyện.
Chùa Đô Mỹ - ngôi chùa “cầu được ước thấy”
Cầu tự là gì? Chùa Đô Mỹ thuộc tỉnh Thanh Hóa được nhiều người truyền tai nhau là rất linh thiêng khi “cầu được ước thấy”. Ngôi chùa này được xây dựng từ thời vua Khải Định. Đã có rất nhiều cặp vợ chồng gặp khó khăn về đường con cái mà tìm về đây để làm lễ cầu nguyện.
Các cặp đôi từng xin Phật ban cho một đứa con hầu hết đều sinh được con trong thời gian ngắn sau đó. Bởi sự linh thiêng này mà ngày càng có nhiều người đến đây làm lễ “cầu con”.
Chùa Trấn Quốc ở Tây Hồ, Hà Nội
Nằm giữa hồ nước mênh mang là kiến trúc của chùa Trấn Quốc - một sự kết hợp hài hòa đầy uy nghiêm, cổ kính. Ngôi chùa này là nơi mà các vua chúa thường ngự giá đến vãn cảnh và cúng lễ. Cho đến ngày nay, chùa Trấn Quốc được xem là một trong những ngôi chùa xin con linh thiêng nhất ở Hà Nội. Các cặp đôi hiếm muộn thường truyền tai nhau mà đến đây thành tâm cầu khấn và cuối cùng họ cũng sinh được con như ý nguyện của mình.
Những lưu ý quan trọng khi làm lễ cầu tự
Cầu tự là gì và cần phải lưu ý những gì khi thực hiện lễ cầu tự? Để lễ cầu tự được diễn ra thuận lợi, đúng thời điểm và có thể mang đến những may mắn về đường con cái, bạn nên tham khảo những lưu ý dưới đây:
Chọn thời gian cầu tự phù hợp: Thường vào tháng Giêng, tháng hai âm lịch khi tiết trời sang xuân là thời gian mang đến nhiều điều may mắn cho các cặp vợ chồng son, cặp vợ chồng kết hôn nhiều năm chưa có con.
Lễ vật cầu tự cần chuẩn bị: Mâm ngũ quả, 9 bánh với con gái, 7 bánh với con trai, 7 hoặc 9 đồng tiền, đồ chơi trẻ em. Sau khi làm lễ xong xin những đồng tiền này mang về nhà rồi sau 7 đến 9 ngày mua thứ gì đó cho trẻ con. Ngoài ra, trong vòng 7 hoặc 9 ngày sau lễ thì nhớ lấy thêm một bát và một thìa để mời con cùng ăn cơm.
Khi làm lễ cầu tự, vợ chồng nên làm những điều tốt để tích phước đức, thành tâm hướng thiện.
Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề cầu tự là gì. Cầu tự là một phong tục có từ xa xưa, mang đậm văn hoá tín ngưỡng của dân tộc ta. Tuy nhiên, con cái là lộc trời cho, chỉ cần bạn thành tâm dâng lễ xin đức Phật phù hộ, đồng thời làm nhiều việc thiện trong cuộc sống hàng ngày thì có lẽ hữu xạ tự thiên hương, con cái sẽ đến với bạn một cách tự nhiên nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên rời xa y học hiện đại nếu gia đình mình đang gặp vấn đề hiếm muộn.
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Tôi tạo bài viết này với mục đích cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cầu tự, giúp bạn hiểu rõ hơn về nghi lễ này và lựa chọn được ngôi đền, chùa phù hợp để thực hiện lời nguyện cầu của mình.