Cúng Cô Hồn Đầy Đủ: Ý Nghĩa, Cách Cúng, Kiêng Kỵ
Chào mừng bạn đến với bài viết về cúng cô hồn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa, cách cúng cô hồn đúng chuẩn, đồ cúng cần chuẩn bị, những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn. Chúng tôi cũng sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp như cúng cô hồn vào ngày nào, cúng gia tiên trước hay cúng cô hồn trước, đồ cúng có ăn được không, quên cúng có sao không...
cô hồn là gì? Tại sao phải cúng cô hồn?
Cúng cô hồn hay còn gọi là cúng cô bác. Đây là một nghi thức cúng tế cho những vong hồn chết oan, vong hồn sống lang thang ở chốn nhân gian chưa được siêu thoát.
Hoạt động này có ý nghĩa an ủi, chia sẻ với các linh hồn khốn khổ, giúp họ được nhận đồ cúng tế. Ngoài ra, đây cũng là cách xua đuổi vận hạn, thu hút may mắn cho gia đạo chủ trì lễ cúng.
cúng cô hồn cần chuẩn bị những gì?
Các đồ lễ cần chuẩn bị khá đơn giản. Tuy nhiên, quý gia chủ cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tổ chức lễ cúng. Bởi chỉ cần thiếu 1, 2 lễ vật quan trọng thì buổi lễ cũng sẽ diễn ra không được trọn vẹn.
Dưới đây là danh sách các lễ vật cúng mà quý gia chủ có thể tham khảo để chuẩn bị:
- Muối hạt, gạo, trầu cau
- Cháo trắng nấu loãng, cơm vắt, chè
- Cục đường thẻ
- Quần áo giấy, tiền giấy, vàng mã
- Mía, bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc
- Bánh, kẹo, tiền mặt (mệnh giá nhỏ)
- Mâm ngũ quả
- Nước lọc, hương nhang, nến nhỏ
- Bình hoa
Theo quan niệm của người xưa, gia chủ không nên cúng xôi, gà, đồ mặn,... Vì như vậy sẽ làm tăng phần âm khí của các vong hồn.
ý mâm cúng cô hồn đơn giản
Tùy từng vùng miền mâm cúng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, dù là mâm cúng cơ bản nhất, quý gia chủ cũng nhất định không được thiếu một trong số các món sau đây: Trái cây, cháo loãng, nhang, nến, hoa quả, muối gạo, bánh kẹo, giấy tiền, khoai lang.
trình cúng cô hồn chuẩn chỉnh mà ai cũng phải biết
Trước khi chính thức tiến hành lễ cúng, quý gia chủ cần phải chỉnh trang lại quần áo, tóc tai,... tuyệt đối không mặc quần cộc hoặc để quần áo váy bẩn.
Dưới đây là quy trình cúng cô hồn cơ bản mà quý gia chủ nên nắm rõ:
- Đem bàn cúng, mâm cúng ra hành lang, trước cửa, ngoài trời,... tuyệt đối không đặt trong nhà.
- Sau khi đã sắp xếp đồ cúng đầy đủ, ngay ngắn. Qúy gia chủ đốt hương và thực hiện đọc bài cúng cô hồn. Lưu ý nên cắm hương thẳng khi thắp và cần đảm bảo số hương là số lẻ 1, 3, 5, 7, 9.
- Khi hương tàn gia chủ tiến hành khấn xin và thực hiện đốt giấy tiền, rải muối gạo. Nhất định không được quên rải muối gạo ra xa 8 hướng, bởi hoạt động này sẽ giúp báo hiệu cho các vong hồn về việc phải rời đi.
Trong quá trình lễ cúng diễn ra, gia chủ không nên để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần. Bởi theo quan niệm của ông bà, dương khí của những người này thường khá yếu nên rất dễ bị các vong hồn trêu ghẹo.
đáp thắc mắc của bạn đọc về cúng cô hồn
Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào thì tốt nhất? Đồ cúng có ăn được không? Liệu có cần thiết tổ chức lễ cúng hay không?... Đây là các câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để giúp bạn đọc tìm ra được câu trả lời chính xác nhất, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin sau.
Cúng cô hồn vào ngày nào?
Thời gian cúng cô hồn không được quy định cụ thể. Thông thường, nghi thức này được diễn ra chủ yếu vào ngày 1 đến ngày rằm tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên, hiện nay ở một số gia đình có hoạt động kinh doanh, họ thường tiến hành cúng thêm vào mùng 2 và ngày 16 mỗi tháng.
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng nên được tổ chức vào buổi chiều tối. Bởi ánh nắng ban ngày sẽ làm suy yếu năng lượng của các vong hồn, khiến họ rất khó để lên đón nhận đồ cúng.
Rằm tháng 7 cúng gia tiên trước hay cúng cô hồn trước?
Quý gia chủ nên thực hiện cúng thần linh và cúng gia tiên trước 12 giờ trưa. Và tiến hành lễ cúng cô hồn vào tầm 17 giờ đến 19 giờ tối. Việc sắp xếp như vậy sẽ giúp chủ nhà có thời gian cho các khâu chuẩn bị và đặc biệt là giờ “chập tối” sẽ thích hợp hơn cho các vong hồn nhận lễ cúng.
Ngoài ra, sau khi cúng cô hồn xong, quý gia chủ cũng có thể đến chùa để tham gia khấn vái cầu siêu cho tổ tiên.
Quý gia chủ có thể tham khảo cách bài trí bàn thờ gia tiên tại đây:Cách bài trí bàn thờ gia tiên để con cháu được may mắn, hưởng phúc đức từ ông bà
Đồ cúng cô hồn có ăn được không?
Sau khi kết thúc lễ cúng, gia chủ không nên mang đồ lễ, mâm cơm cúng Rằm tháng 7 quay lại vào nhà để dùng. Thay vào đó, chủ nhà nên để ngoài sân cho người khác đến lấy hoặc đem đi cho trẻ con hoặc những người trong xóm.
Đồ cúng là những lễ vật mà gia chủ cho đi để cầu bình an. Do vậy, nếu lấy lại thì ý nghĩa của hoạt động này sẽ không được trọn vẹn và như ý.
Quên cúng cô hồn có sao không?
Cúng cô hồn không hoàn toàn là một nghi thức bắt buộc. Việc này phụ thuộc phần lớn vào tâm ý của quý gia chủ.
Tuy nhiên, song song với việc thờ cúng gia tiên, nhiều gia đình cũng lựa chọn thực hiện thêm lễ cúng cô hồn. Bởi tháng 7 là tháng có âm khí khá nặng, từ cửa ngục trở về không chỉ có các vong hồn lang thang mà còn có cả quỷ dữ. Việc tổ chức lễ cúng sẽ giúp gia chủ yên tâm hơn về sự bình an của gia đạo.
Các gia đình không có hoạt động kinh doanh tại nhà thì không nhất thiết phải tổ chức cúng cô hồn hàng tháng. Bên cạnh đó, những gia đình không biết cách thực hiện thì có thể đem lễ cúng đến chùa để nhờ các sư thầy hướng dẫn và thực hiện cúng hộ. Nhất định không nên tự cúng để tránh thu hút những điều không may mắn.
điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn
“Có thờ có thiêng có kiêng có lành”, trong tháng đại kỵ này, bạn đọc nên tránh phạm phải các điều sau đây để tránh tai ương “rơi” vào người.
- Không treo chuông gió ở cửa chính, cửa sổ, đầu giường,...
- Không đi chơi khuya vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch
- Không hù hoặc dọa khiến người khác giật mình
- Không đốt vàng mã một cách bộc phát
- Không treo quần áo qua đêm, nhất là các đồ trắng, đồ của phụ nữ
- Không để mũi dép hướng về phía giường ngủ
- Không đọc bài cúng cô hồn một cách vô tư khi không thực hiện lễ cúng
- Không nhặt tiền rơi ngoài đường
- Không nên quay đầu khi nghe tiếng kêu ở nơi vắng vẻ
- …
Ngoài các điều cơ bản trên, quý bạn đọc nên tham khảo thêm những điều kiêng kỵ khác để tránh rước phiền phức, xui xẻo cho bản thân và gia đình tại đây: Tháng 7 Âm lịch và những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn
Hy vọng với các chia sẻ trong bài viết trên, bạn đọc đã hiểu hơn về ý nghĩa và cách thức thực hiện lễ cúng cô hồn. Để gia đình được bình an, cuộc sống và công việc được “thuận buồm xuôi gió”, quý gia chủ cần ghi nhớ các thông tin trên trước khi thực hiện lễ cúng.
Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết trên!
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Tôi tạo bài viết này với hy vọng giúp mọi người hiểu rõ hơn về cúng cô hồn, chuẩn bị đầy đủ và cúng đúng cách để tránh những điều không may mắn.
Thẻ Tag của bài viết
Cúng Cô Hồn, Cô Hồn Là Gì, Tại Sao Phải Cúng Cô Hồn, Cúng Cô Hồn Cần Chuẩn Bị Gì, Ngày Cúng Cô Hồn, Ý Nghĩa Cúng Cô Hồn, Đồ Cúng Cô Hồn, Điều Kiêng Kỵ Tháng Cô Hồn.