Cúng Đầy Cữ Cho Bé: Hướng Dẫn Chi Tiết

Chào mừng bạn! Đây là bài viết hướng dẫn chi tiết về lễ cúng đầy cữ cho bé, một nghi lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Với mong muốn giúp các bậc cha mẹ chuẩn bị chu đáo và trọn vẹn cho buổi lễ, chúng tôi sẽ chia sẻ đầy đủ thông tin cần thiết.

Cúng Đầy Cữ Cho Bé

do vì sao cần cúng đầy cữ?

Lễ cúng đầy cữ hay còn được gọi là lễ cúng mụ thường được tổ chức khi bé trai sinh được 7 ngày và bé gái sinh được 9 ngày.

Theo như truyền thuyết từ xa xưa và phong tục tập quán thờ Mẫu, thì mỗi một bé sinh ra được 12 bà mụ, 3 Đức Ông và 1 Chúa Thiên thai đỡ đần, khai tâm, khai tính để phát triển khỏe mạnh.

Lễ cúng mụ đầy cữ được tổ chức như một lời cảm tạ đến các bà Mụ đã nhào nặn nên một em bé khỏe mạnh đầy đủ bộ phận và cũng xin phép các bà Mụ để đặt tên cho em bé.

Gia đình làm lễ cúng đầy cữ cho bé

Ngoài lễ cúng đầy cữ cho bé thì bạn có thể tham khảo thêm bài viết cúng đầy tháng Cúng đầy tháng bé trai, bé gái - Cầu mong mọi điều tốt lành đến với đứa trẻ.

bị cho lễ cúng đầy cữ

Nghi lễ cúng đầy cữ là vô cùng thiêng liêng và quan trọng, vì vậy khi tổ chức cần phải cẩn trọng để tránh xảy ra sai sót.

Sắm lễ vật cúng đầy cữ

Lễ vật cúng mụ đầy cữ gồm các vật phẩm:

  • Trầu têm cánh phượng
  • Các loại vàng mã
  • Mâm ngũ quả
  • Hoa tươi cắm lọ
  • Cua bể: cúng bé trai là 7 con, bé gái là 9 con
  • Xôi gấc nắm: bé trai 7 nắm xôi, bé gái 9 nắm xôi
  • Trứng gà luộc: lễ cúng cho bé trai là 7 quả, bé gái 9 quả

Tất cả lễ vật được bày trên mâm để chỗ cao hoặc bày trên bàn.

Lễ vật cúng đầy cữ

Nghi lễ cúng đầy cữ

Để thể hiện được sự thành tâm của gia chủ khi tổ chức lễ đầy cữ cho bé thì cần phải làm đủ các việc sau:

  • Tất cả lễ vật đều phải sạch sẽ, tươi mới.
  • Mâm hay bàn dùng để bày lễ vật cũng cần được lâu rửa thật sạch sẽ.
  • Thắp nhang đèn đầy đủ để mời các bà Mụ về làm lễ tạ.
  • Khi đọc bài khấn thì cần phải ăn mặc nghiêm chỉnh, lịch sự.
  • Sau khi làm lễ xong, đợi hết nhang rồi mang tiền vàng đi hóa để gửi lễ tạ đến các bà Mụ.

văn khấn lễ cúng đầy cữ

Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa, Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa, Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa, Thập nhị bộ Tiên Nương, Tam thập lục cung Chư vị Tiên Nương.

Hôm nay là ngày... tháng... năm... Vợ chồng con là.....

Nay nhân ngày đầy cữ, tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa lễ vật cúng bày lên trước án, trước bản tọa Chư vị Tôn Thần kính cẩn tấu trình:

Nhờ ơn Thập phương Chư Phật, Chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, Tiên tổ nội ngoại cho con sinh ra cháu...... sinh ngày...... được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin Chư vị Tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt bệnh, vô tật, vô tai, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cháu bé được thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu trừ, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo. Con xin thành tâm đảnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Văn khấn lễ đầy cữ cho bé mới sinh

Có thể bạn cũng đang quan tâm đến văn khấn đầy tháng cho bé, có thể tìm hiểu qua bài viết: Bài văn khấn đầy tháng bé Trai, bé Gái theo Văn Khấn Cổ Truyền

Lễ cúng mụ hay lễ cúng đầy cữ cho em bé mới chào đời là rất liêng thiêng và cao cả, là lời cảm ơn từ tấm lòng của gia chủ đối với các bà Mụ. Vì vậy, lễ cần phải diễn ra nghiêm chỉnh và không được qua loa.

Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm!

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Hoàng Lan
Đến từ:
An Giang
Tuổi:
34
"Lễ cúng đầy cữ là dịp để tỏ lòng biết ơn các vị thần linh và cầu chúc cho em bé luôn khỏe mạnh, bình an." - Tục ngữ Việt Nam

Chía sẻ về bài viết

Với mong muốn giúp các bậc cha mẹ chuẩn bị chu đáo và trọn vẹn cho buổi lễ, chúng tôi sẽ chia sẻ đầy đủ thông tin cần thiết.

Thẻ Tag của bài viết

Cúng Đầy Cữ, Lý Do Cúng, Nghi Lễ Cúng, Lễ Vật Cúng, Văn Khấn Cúng.

Danh mục
null