Cúng Ông Táo Gồm Những Gì? Mâm Cúng Ông Táo Đầy Đủ

Tục lệ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Việc chuẩn bị mâm cúng ông Táo chu đáo thể hiện lòng thành kính, biết ơn của gia chủ đối với vị thần bếp. Vậy cúng ông Táo gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Cúng Ông Táo Gồm Những Gì? Mâm Cúng Ông Táo Đầy Đủ

cúng ông Táo gồm những gì?

Cúng ông Công ông Táo

Lễ cúng đưa các Táo về chầu trời là hiện thân ước muốn của gia đình khi một năm mới đến. Gia chủ chuẩn bị mâm lễ và đồ cúng đủ đầy thể hiện ước muốn năm mới gia đình sung túc, ấm no. Bởi theo quan niệm dân gian, ông Công ông Táo là những vị thần cai quản nhà cửa, bếp núc. Và cứ đến 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, các Táo sẽ lên thiên đình và báo cáo với Ngọc Hoàng.

Mâm cúng ông Táo gồm những gì?

Chuẩn bị mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp không cần quá cầu kì, tùy theo điều kiện gia cảnh mà vẫn đảm bảo sự trang trọng, chỉn chu thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ. Mâm cỗ phổ biến cúng ông Táo gồm:

  • 1 con gà trống luộc ngậm hoa hồng hoặc hoa tỉa ớt (có thể thay thế bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)
  • 1 đĩa xôi gấc (hoặc xôi đậu, xôi lá nếp, xôi lá cẩm)
  • 1 đĩa giò, 1 cái bánh chưng, 1 tô canh chân giò nấu măng (hoặc canh mọc)
  • 1 đĩa rau xào thập cẩm
  • 1 vài món khác như chả rán, thịt đông,…
  • 1 chén gạo
  • 1 chén muối

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần bắt buộc phải đầy đủ các món truyền thống mà gia đình có thể điều chỉnh sao cho phù hợp văn hóa vùng miền và điều kiện kinh tế. Bên cạnh đó, nhiều nhà đã chuẩn bị thêm các món chè như: chè hoa cau, chè trôi nước, chè kho cùng các loại bánh trái để mâm cúng thêm phần hấp dẫn, đẹp mắt.

=>> Năm 2022 ngày ông Công ông Táo vào thứ mấy, mời bạn đọc tra cứu tại:Đổi Ngày Âm Sang Dương - Dương Sang Âm - Lịch Âm Dương

Lễ vật cúng ông Táo gồm những gì?

Mâm lễ vật cúng Tết ông Táo đầy đủ bao gồm:

  • 3 bộ quần áo giấy: 2 bộ nam và 1 bộ nữ
  • 3 chiếc mũ: gồm 2 cái có cánh chuồn dành cho Táo ông và 1 cái không có cánh chuồn cho Táo bà
  • 3 đôi hài cho Táo: 2 đôi hài nam và 1 đôi hài nữ
  • Tiền vàng mã
  • Hương
  • Nến
  • 1 lọ hoa cúc
  • 1 đĩa trầu cau
  • 1 đĩa trái cây tươi

Rượu hoặc trà

Lễ vật cúng ông Công ông Táo

Cá chép theo quan niệm dân gian là phương tiện di chuyển của các Táo về chầu trời. Vậy nên lễ vật cúng ông Táo không thể thiếu cá chép. Gia chủ có thể dùng cá chép sống hoặc cá chép giấy đều được. Ở miền Bắc, người ta thường cúng ông Táo bằng cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá chép vượt vũ môn”. Còn ở miền Nam, người ta dùng cá chép giấy nhiều hơn.

Sau khi cúng lễ xong thì gia chủ đem tiền vàng đi hóa và phóng sinh cá chép. Lưu ý khi thả cá chép bạn nên chọn nơi có nước trong, thoáng đãng như sông, suối, ao hồ lớn. Đây là cách thể hiện thành ý cũng như tôn trọng ý nghĩa tâm linh của ngày này. Sau đó, bạn nên dọn dẹp sạch sẽ, tránh xả rác bừa bãi ảnh hưởng đến môi trường.

Bạn có thể tham khảo bài khấn ông Công ông Táo tại: Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn Cổ Truyền Việt Nam.

ý một số lễ vật, món ngon cúng ông Táo

Tết ông Công ông Táo là ngày lễ truyền thống rất quan trọng với người Việt. Nhiều gia đình chuẩn bị mâm cơm, lễ vật tươm tất để dâng lên bàn thờ thể hiện tấm lòng thành kính của mình.

Món mặn

Dưới đây là một vài món mặn ngon, độc đáo bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho mâm cúng ngày 23 tháng Chạp:

  • Thịt bò xào cần tỏi tây hoặc xào với su su, xu hào….(lưu ý không được cho tỏi khi xào nấu vì đây là đồ dùng để cúng)
  • Canh bóng, canh sườn…thể hiện hương vị thanh nhẹ đặc trưng của ẩm thực Việt Nam
  • Các món nộm với dưa góp muối chua, hành muối hay dưa chuột muối… cũng góp phần làm mâm cỗ thêm màu sắc, hương vị.
  • Nem rán là món ăn truyền thống, tuy nhiên bạn có thể đổi mới với món nem hải sản, nem thanh cua
  • Một vài món hiện đại như mực chiên giòn, tôm sú rán hay chả cốm, nem chua cũng là một lựa chọn thú vị

Bên cạnh các món mặn thì chuẩn bị món tráng miệng cũng là bước không thể bỏ qua để hoàn thành mâm cúng. Các món tráng miệng quen thuộc như chè kho, xôi chè hay trà sen…. là những gợi ý thuận tiện bạn dễ dàng chuẩn bị được.

Món chay

Chịu ảnh hưởng từ nghi thức cúng lễ, các tín ngưỡng tự nhiên và tục thờ cúng gia tiên của đạo Nho, Đạo Mẫu, Lão giáo nên người Việt phần lớn chọn cúng mặn. Tuy nhiên đối với các gia đình theo Phật giáo không sát sinh thì họ lại chọn cúng mâm chay. Dưới đây là một vài gợi ý mâm cỗ chay đủ đầy, đầm ấm:

  • Gà chay xào sả ớt với màu sắc đẹp mắt, hấp dẫn
  • Canh thập cẩm với nguyên liệu như ngô, cà rốt với mọc chay... tốt cho sức khỏe.
  • Giá đỗ chay xào mướp dễ làm mà vẫn ngon và dinh dưỡng.
  • Xôi gấc chay màu sắc
  • Nem rán chay vỏ giòn
  • Xôi đỗ chay phổ biến là xôi đậu xanh.
  • Canh nấm chay
  • Giò chay
  • Chè hoa cau…

Trái cây

Bạn nên chọn hoa quả tươi để dâng lên bàn thờ. Ví dụ mâm ngũ quả với quả bưởi, nải chuối, quýt, phật thủ đầy đặn đẹp mắt là lễ nghi cần thiết để bàn thờ đầy đủ nhất.

Hoa cúng

Các loại hoa cúng ý nghĩa sẽ làm trang hoàng bàn thờ. Một vài loại hoa đẹp và đem lại nhiều may mắn như hoa cúc đồng tiền, hoa lay - ơn, hoa đào, hoa mai, hoa huệ, hoa sen...rất thích hợp để làm hoa cúng, dâng lên bàn thờ trong các ngày lễ Tết quan trọng.

Lọ hoa cúc vàng trên ban cúng ông Táo

cúng ông Táo hoàn chỉnh gia chủ có thể tham khảo

Một mâm cỗ truyền thống với gà luộc, canh rau củ, giò tai,...

Một mâm cỗ được bày biện cầu kì, đẹp mắt.

Mâm cỗ mặn đẹp mắt với xôi nhiều màu, thịt heo quay, thịt nhồi bí đỏ, quýt,...

lưu ý khi cúng ông Táo

  • Lau dọn bàn thờ cẩn thận, sạch sẽ, bày biện lễ nghi ngay ngắn.
  • Mâm và các lễ vật cúng phải đặt ở bàn thờ trong bếp hay đặt trên bàn thờ gia tiên.
  • Ngày giờ cúng ông Táo phải được thực hiện trước 12h trưa vào 23 tháng Chạp.
  • Cách hóa vàng và thủ tục thả cá chép: Sau khi lễ tạ, gia chủ đi hóa vàng và mang thả cá chép ra sông, suối, ao hồ...
  • Không nên cầu xin phú quý, giàu sang cho gia đình mà chỉ xin các Táo báo cáo điều tốt, nói giảm nói tránh điều không hay.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi nhưng thông tin của bài viết!

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Duy Thuận
Đến từ:
Vĩnh Long
Tuổi:
38
"Tục lệ cúng ông Táo là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với vị thần bếp."

Chía sẻ về bài viết

Tôi viết bài này để chia sẻ với các bạn những thông tin hữu ích về cúng ông Táo, giúp các bạn chuẩn bị mâm cúng chu đáo và bày tỏ lòng thành kính với vị thần bếp.

Thẻ Tag của bài viết

Cúng Ông Táo, Mâm Cúng Ông Táo, Lễ Vật Cúng Ông Táo.

Danh mục
null