Cúng Thôi Nôi Trọn Bộ: Ý Nghĩa, Cách Cúng Chuẩn
Chào mừng bạn đến với bài hướng dẫn đầy đủ nhất về lễ cúng thôi nôi cho bé! Đây là một nghi lễ đặc biệt đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời của trẻ. Chúng tôi đã tập hợp mọi thông tin cần thiết để bạn có thể tổ chức lễ thôi nôi trọn vẹn và ý nghĩa nhất.
nghĩa cúng nôi thôi cho bé trai, bé gái
Lễ cúng thôi nôi là nghi thức để thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đối với các Bà Mụ và Đức Ông. Các vị thần này đã tạo ra hình hài cho thai nhi đồng thời bảo vệ bé tránh khỏi những tai ương trong những ngày thơ ấu.
Đây cũng là sự kiện quan trọng đánh dấu thời điểm đứa trẻ đã vượt qua năm đầu tiên trong cuộc đời. Cha mẹ thực hiện lễ cúng Mụ với mong muốn bé sẽ thành công và hạnh phúc trong suốt quãng đời còn lại.
Khi mới được sinh ra, cơ thể của em bé sơ sinh cực kỳ yếu ớt nên luôn được bảo bọc trong chiếc nôi ấm áp. Sau ngày cúng lễ thôi nôi, bé sẽ không phải nằm trong nôi nữa mà đã có thể nằm trên giường. Ý nghĩa sâu xa của nghi thức chính là mở đầu cho một thời kỳ phát triển mới toàn diện, độc lập của đứa bé.
Đây là dịp gia đình đoàn viên, cùng nhau gửi tới những lời chúc may mắn đến em bé vừa tròn một tuổi. Phong tục này thể hiện văn hóa truyền thống lâu đời tốt đẹp, nó cho thấy rằng ông cha ta luôn quan tâm, chú trọng tới sự phát triển của thế hệ con cháu.
Tìm hiểu ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng, xem thêm tại: Cúng đầy tháng bé trai, bé gái - Cầu mong mọi điều tốt lành đến với đứa trẻ
gian cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái
Theo tín ngưỡng dân gian, lễ cúng thôi nôi mang ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng với cuộc đời của em bé. Chính vì thế, thời gian cử hành nghi lễ phải được chọn lựa cẩn thận.
Cách tính ngày cúng thôi nôi - Lấy ngày âm hay dương?
Cha mẹ khi tổ chức lễ cúng thôi nôi cho con cần lưu ý rằng nghi lễ này được tính dựa theo Lịch Âm.
Ngày thôi nôi được tính dựa theo nguyên tắc là “Gái lùi 2, trai lùi 1”. Đối với các bé gái, ngày thôi nôi sẽ được tính lùi lại hai ngày so với ngày sinh Âm Lịch. Còn ngày thôi nôi của các bé trai sẽ được tính lùi lại một ngày.
Chẳng hạn như nếu bé gái sinh ngày 15/01 Âm Lịch năm nay thì ngày thôi nôi của bé sẽ rơi vào ngày 13/01 năm sau. Còn nếu một bé trai sinh vào ngày 15/01 Âm Lịch thì ngày cúng lễ thôi nôi của bé sẽ là ngày 14/01 năm sau.
Các năm nhuận sẽ có hai tháng Âm Lịch trùng lặp. Ví dụ như có hai tháng 5 Âm Lịch, nếu bé sinh vào tháng 5 Âm Lịch đầu thì cúng thôi nôi cho bé vào tháng 4 năm sau. Tuy nhiên khi bé sinh vào tháng 5 Âm Lịch sau thì ngày thôi nôi của bé sẽ diễn ra vào tháng 5 năm sau.
Cha mẹ cũng có thể tra cứu "Đổi Ngày Âm Sang Dương - Dương Sang Âm - Lịch Âm Dương" để tính ngày đầy tháng cho bé theo lịch dương.
Cúng thôi nôi lúc mấy giờ?
Thông thường, buổi sáng hoặc chiều tối là khoảng thời gian phù hợp để tổ chức lễ cúng thôi nôi. Bởi lẽ đây là những lúc thời tiết trở nên mát mẻ và dễ chịu nhất trong ngày rất thuận lợi để tổ chức lễ cúng. Tuy nhiên đây chỉ là cách tính tương đối, cha mẹ vẫn lên chọn giờ hoàng đạo phù hợp nhất với tuổi và bản mệnh của đứa trẻ.
vật cúng thôi nôi 3 miền Bắc, Trung, Nam
Trong bất cứ lễ cúng nào thì gia đình vẫn phải dâng đồ cúng ở tất cả các bàn thờ trong nhà để cảm tạ tổ tiên, thần Phật đã bảo hộ cho cuộc sống của mọi thành viên trong nhà. Trong lễ cúng thôi nôi, đồ cúng ở mỗi mâm cần có: Một đĩa ngũ quả, một chén chè, một đĩa xôi, một bộ tam sên, 3 ly nước sạch, hoa tươi, hương, nhang, đèn.
Tất nhiên, mâm cúng Mụ phải được chuẩn bị một cách chu đáo, thịnh soạn trong lễ Thôi Nôi. Các lễ vật sẽ thay đổi tùy theo phong tục tập quán của mỗi vùng miền. Dưới đây là các mâm cúng Mụ đặc trưng của ba miền Bắc, Trung, Nam.
Lễ cúng thôi nôi miền Bắc
Mâm cúng Mụ tại các gia đình ở miền Bắc gồm có:
- 1 con gà trống luộc
- 1 đĩa ngũ quả
- 12 bát chè đậu trắng và 12 đĩa xôi để cúng 12 bà Mụ
- 1 tô cháo và 3 bát cháo nhỏ để cúng Đức Ông
- 1 ly nước hoặc rượu (để tưới lên vàng mã sau khi hóa)
- 1 bình hoa tươi, 2 cây nến, 3 nén nhang
- 12 miếng trầu têm cánh phượng, 1 lá trầu và 1 quả cau
- 1 bộ đồ hình thế (viết ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt)
- Vàng mã: 13 đôi hài xanh, 13 nén vàng màu xanh, 13 bộ quần áo xanh
Lễ cúng thôi nôi miền Trung
Người miền Trung sẽ chuẩn bị mâm cúng gồm các lễ vật là:
- 1 con gà luộc
- 1 đĩa ngũ quả
- 12 bát chè nhỏ và 1 bát chè lớn (dùng chè trôi nước đối với bé gái và chè đậu trắng đối với bé nam)
- 12 đĩa xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn
- 12 bát cháo trắng nhỏ và 1 bát cháo trắng lớn
- 1 bình hoa cát tường
- 2 cây nến, 3 nén nhang
- 12 miếng trầu têm cánh phượng, 1 lá trầu nguyên và 1 quả cau
- 1 bộ đồ hình thế
- Vàng mã: 13 đôi hài xanh, 13 bộ váy áo xanh và 13 nén vàng xanh
Lễ cúng thôi nôi miền Nam
Các lễ vật phổ biến trong lễ cúng thôi nôi ở miền Nam là:
- 1 bát cháo lớn
- 1 đĩa gỏi
- 1 đĩa ngũ quả
- 1 con gà trống luộc
- 12 đĩa xôi ba màu và 1 đĩa xôi lớn
- 12 bát chè đậu trắng và 1 bát chè lớn
- 1 bộ tam sên (con cua, thịt lợn, trứng)
- 1 bình hoa tươi
- Cau tươi, trầu têm cánh phượng
- 1 bộ đồ hình thế (chỉ có trong lễ cúng thôi nôi của bé trai)
- Rượu, trà, muối, nước trắng, nến, nhang
- Vàng mã gồm 13 nén vàng
khấn thôi nôi bé trai, bé gái
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế m Bồ tát!
Chúng con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
Chúng con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
Chúng con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
Chúng con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Vợ chồng chúng con gồm có …………………………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là ……………
Chúng con đang ngụ tại …………………………………………………………………………..
Hôm nay, là ngày ….. tháng ….. năm ……
Nhân ngày lành tháng tốt đầy cháu bé, tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật, mâm cơm canh dâng lên trước án, kính xin Chư vị Tôn Thần, các vị thần linh giáng xuống trước án thụ hưởng lễ vật, cho chúng con xin phép tâu trình:
Đội ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên ………………………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông. Cháu bé sinh ra kháu khỉnh, ngoan ngoãn.
Chúng con thành tâm cúi xin chư vị Tiên Bà, chư vị Tôn Thần rủ lòng thương xót, đại từ đại bi che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, ngoan ngoãn, sức khỏe vô bệnh vô tật, lớn lên có trí tuệ, thông minh.
Gia đình chúng con được hưởng phúc an khang, tốt đẹp, sức khỏe, hạnh phúc.
Chúng con lễ bạc tâm thành, nguyện làm việc thiện giúp ích cho đời, kính xin thần linh, gia tiên chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
hoạt động trong ngày lễ thôi nôi bé trai, bé gái
Đầu tiên, một người cao tuổi sẽ đại diện gia đình thắp hương ở bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật (nếu có), bàn thờ Ông Địa và bàn thờ Thần Tài để thông báo lý do tổ chức nghi lễ.
Sau đó, cha hoặc mẹ cháu bé sẽ thắp 3 nén hương, rồi bế con ra quỳ trước án và khấn theo bài khấn cúng Mụ. Cha mẹ phải thể hiện thái độ nghiêm túc, kính cẩn khi khấn trước bàn cúng Mụ. Khi đã kết thúc bài khấn phải vái ba lạy mới được đứng lên.
Qua ba tuần hương thì có thể lễ tạ rồi hạ đồ cúng xuống. Tiền âm phủ, vàng mã và bộ đồ hình thế nên được mang đi hóa ngay.
Tiếp đó là nghi thức bốc thôi nôi, hay còn gọi là lễ “chọn nghề tương lai” của trẻ. Người ta cho rằng nghi thức này có thể dự đoán nghề nghiệp tương lai của đứa trẻ. Gia đình hãy chuẩn bị những đồ vật có liên quan đến các lĩnh vực khác nhau như sách, bút, tiền, lược, ô tô. Trẻ bốc phải món đồ nào đầu tiên thì sau này sẽ làm những công việc trong ngành đó.
Cuối cùng, những người họ hàng hai bên nội ngoại sẽ tặng quà, tiền lì xì và trao cho trẻ những lời cầu chúc với mong ước bé được khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn.
ý những món đồ cho bé bốc thôi nôi
Các đồ vật trong nghi thức bốc thôi nôi phải liên quan tới một ngành nghề nào đó. Các đồ thường được chọn là:
- Sách vở: Bé ham học hỏi, thích khám phá thế giới xung quanh. Điều này sẽ giúp bé trở thành giáo viên, giáo sư uyên bác.
- Cây bút: Bé có năng khiếu về văn học, giỏi viết lách. Trong tương lai, đứa trẻ có thể trở thành nhà báo, nhà văn...
- Tiền hoặc vàng: Nếu bé bốc được vật này, thì công việc của bé sau này có thể sẽ liên liên quan tới tiền bạc, ví dụ như kế toán, thủ quỹ, ngân hàng...
- Máy tính: Đồ vật này cho thấy bé có khả năng tính toán chu đáo, giỏi làm việc với những con số. Đứa trẻ có thể thành công trong các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, kinh doanh...
- Máy bay, ô tô: Các bé chọn những đồ vật này thường có cá tính mạnh mẽ, hoạt bát. Lĩnh vực giao thông vận tải rất phù hợp với bé.
- Gương, kéo hoặc lược: Những đồ vật này chứng tỏ bé có đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo phong phú và khiếu thẩm mỹ tinh tế. Đứa bé sẽ làm lên thành công trong các ngành như thiết kế, thời trang, làm đẹp....
- Ống nghe bác sĩ: Việc bé thích thú với đồ vật này cho thấy rằng bé có duyên với các công việc như bác sĩ, y tá hoặc dược sĩ.
- Bồ đồ chơi nấu ăn: Đồ vật này dự báo rằng trong tương lai bé có tài năng trong việc bếp núc và có thể trở thành đầu bếp đại tài.
- Búp bê: Món đồ chơi này thường được các bé gái lựa chọn. Điều này thể hiện bé có trái tim lương thiện, biết quan tâm chăm sóc người khác.
Lễ cúng thôi nôi không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là một trong những sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Chính vì thế các gia đình nên cố gắng tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé thật trang trọng và chu toàn. Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp bạn nắm rõ cách thức tiến hành nghi lễ này.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Chúng tôi đã tập hợp mọi thông tin cần thiết để bạn có thể tổ chức lễ thôi nôi trọn vẹn và ý nghĩa nhất.