Cưới Chạy Tang Là Gì? 3 Điều Cần Kiêng Kỵ

Cưới chạy tang là một tục lệ văn hóa đặc biệt trong xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, xung quanh tục lệ này có nhiều điều cần biết để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ.

Cưới Chạy Tang Là Gì? 3 Điều Cần Kiêng Kỵ

Cưới chạy tang là gì?

Cưới chạy tang là gì? Cưới chạy tang là hình thức cưới hỏi được tổ chức trước khi gia đình phát tang lễ. Một đám cưới sẽ được lên kế hoạch trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, tới gần ngày trọng đại này thì gia đình có người thân ruột thịt như bố, mẹ, ông, bà, anh chị em bị bệnh nặng, trong trường hợp nguy cấp, … và dự báo sẽ qua đời trong thời gian ngắn tới.

Theo văn hóa Việt xưa, khi gia đình có người thân mất thì phải để tang 3 năm đối với ông bà, cha mẹ hoặc ít nhất một tháng đối với anh em họ hàng. Trong khoảng thời gian này, gia đình không được tổ chức lễ cưới, ít hội họp, tiệc tùng để tỏ lòng thương tiếc đối với người đã khuất.

Vậy nên, nếu không làm đám cưới chạy tang thì thời gian làm hôn lễ sẽ bị hoãn lại rất lâu. Do lo sợ tình cảm cô dâu và chú rể bị phai nhạt, cũng như ngày vui không có mặt đầy đủ những người thân yêu, đám cưới chạy tang được tổ chức.

Cưới chạy tang là gì

3 điều cần kiêng kỵ khi cưới chạy tang

Cưới chạy tang là gì? Cưới chạy tang là hình thức cưới không may và không ai mong muốn. Chính vì vậy, để tránh những điều xui rủi cho cuộc sống của cô dâu chú rể sau này, bạn cần kiêng kỵ những điều dưới đây.

Nếu nhà cô dâu, chú rể có tang

Trường hợp nhà cô dâu hoặc chú rể đang có tang thì tất cả các quy trình trong suốt buổi hôn lễ đều phải lược bỏ một cách tối giản nhất. Bên cạnh đó, nếu nhà cô dâu hoặc chú rể có người mất, thì đa phần nghi lễ sẽ được tổ chức ở nhà còn lại.

Giả sử nhà cô dâu có bà ngoại mất, nghi thức sẽ được thực hiện tại đằng nhà trai với các bước sau:

  • Khâu chuẩn bị tổ chức hôn lễ: Ở phía nhà trai sẽ vẫn tổ chức như thông thường. Tuy nhiên, về phía nhà gái sẽ chỉ mời những anh em và họ hàng thân thiết. Nhạc cưới không mở linh đình, người thân không cười nói quá vui vẻ.

  • Tổ chức nghi lễ: Phía nhà gái sẽ loại bỏ hết các nghi lễ không cần thiết, đa số chỉ làm lễ thắp hương gia tiên khá đơn giản dưới sự chứng kiến của cha mẹ cô dâu và anh em họ hàng.

  • Đưa đón dâu: Về phía nhà gái, mẹ cô dâu và anh em của mẹ cô dâu sẽ không được đưa dâu về nhà chồng vì đang có tang của bà ngoại. Thay vào đó, chỉ có khoảng 3 - 5 người (thường là họ hàng phía bố cô dâu) đại diện đưa dâu và ở lại dùng bữa cơm thân mật với nhà trai.

  • Mở tiệc chiêu đãi khách: Phía nhà gái sẽ tổ chức đơn giản, bữa tiệc chỉ bao gồm những người thân thiết của gia đình cô dâu. Không gian tổ chức tiệc cưới sử dụng hạn chế tối đa những gam màu đỏ hoặc sặc sỡ. Đặc biệt, bố mẹ cô dâu chỉ được lên sân khấu sau khi nghi lễ thành hôn kết thúc.

Ngược lại, nếu gia đình phía nhà trai có tang thì mọi nghi lễ như ăn hỏi, rước dâu, tiệc chiêu đãi, ... đều được rút gọn lại.

Nếu nhà khách mời có tang

Trong trường hợp khách mời tham dự hôn lễ của bạn đang mang tang ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột,... Việc này sẽ không ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân và vận khí của gia đình quá nhiều.

Tuy nhiên, xét về khía cạnh khách mời, họ nên tránh mặt cô dâu chú rể nhiều nhất có thể để không mang vận xui tới cho cặp đôi ngày cưới. Khách mời cũng cần ăn vận tối giản, tránh các màu sắc sặc sỡ để bày tỏ sự tinh tế và lòng thương tiếc đối với người đã mất.

Trang phục cô dâu chú rể

Trong hôn lễ chạy tang, cô dâu chú rể cần chú ý đến trang phục của mình. Họ nên chọn màu trắng, đen hoặc những màu nhã nhặn thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất. Đồng thời, cô dâu chú rể tuyệt đối không nên chọn trang phục có màu sặc nổi bật, rực rỡ như màu đỏ để tránh những lời bán tán, dị nghị không tốt đẹp của khách mời.

Cô dâu chú rể mặc lễ phục nhã nhặn trong ngày thành hôn

Cưới chạy tang là gì? Có khiến hôn nhân xui xẻo?

Trên thực tế, cưới chạy tang chỉ là một hình thức cưới hỏi khi gia đình sắp “phát” tang nên sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân sau này. Việc hôn nhân của bạn gặp may mắn, hạnh phúc hay xui xẻo xuất phát chính từ tình cảm giữa cô dâu và chú rể. Để có cuộc sống hôn nhân viên mãn, hạnh phúc thì các cặp đôi cần phải có sự tin tưởng và thấu hiểu lẫn nhau.

Cưới chạy tang không ảnh hưởng đến hạnh phúc của cô dâu và chú rể

Cưới chạy tang là gì? Mục đích chính của việc này nhằm giúp cho hôn lễ của các cặp đôi vẫn được diễn ra một cách thuận lợi, trọn vẹn niềm vui và tránh điều xui rủi. Trong quá trình diễn ra đám cưới, bạn chỉ cần chú trọng một số điều cấm kỵ ở trên thì sẽ xua đuổi được những điều không may cho hạnh phúc hôn nhân sau này.

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Hoàng Lan
Đến từ:
An Giang
Tuổi:
34
Tục cưới chạy tang là để giảm bớt sự buồn đau cho gia quyến người mất và tạo điều kiện cho đôi trẻ nên duyên vợ chồng.

Chía sẻ về bài viết

Tôi viết bài này để chia sẻ những hiểu biết về cưới chạy tang, giúp bạn hiểu rõ hơn về tục lệ này và tránh những hành vi không phù hợp.

Thẻ Tag của bài viết

Cưới Chạy Tang, Kiêng Kỵ Cưới Chạy Tang, Tang Chế Cưới Chạy Tang.

Danh mục
null