Đi Chùa Đầu Năm Ở Hà Nội và TP HCM Linh Thiêng

Mỗi dịp năm mới đến, người Việt Nam thường có tục lệ đi lễ chùa để cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình. Nếu bạn đang tìm kiếm những ngôi chùa linh thiêng để đi lễ đầu năm thì dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.

Đi Chùa Đầu Năm Ở Hà Nội và TP HCM Linh Thiêng

Những ngôi chùa linh thiêng nên đi lễ chùa đầu năm ở Hà Nội

Chùa Trấn Quốc

Đây là nằm trên một hòn đảo phía nam của Hồ Tây, đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ và linh thiêng với lịch sử khoảng 1500 năm. Ngôi chùa có kiến trúc kết hợp hài hòa giữa sự cổ kính và cảnh quan thanh nhã. Chùa là Bảo tháp lục độ đài sen cao 15m với số lượng 11 tầng. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô cửa đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý.

Trên đỉnh tháp của chùa có đài sen 9 tầng cũng bằng đá quý.

Được biết, Chùa Trấn Quốc được cho là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Vốn nổi tiếng linh thiêng cùng với phong cảnh hữu tình, Chùa Trấn Quốc là điểm đến thường xuyên của các Phật tử, du khách thập phương. Đặc biệt là dân văn phòng đi lễ chùa đầu năm để cầu may mắn.

Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh có địa chỉ số 382, đường Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Ngôi chùa này còn có tên gọi khác là chùa Thịnh Quang hay chùa Sở. Chùa Phúc Khánh tọa lạc tại khu vực dân cư đông đúc. Cứ mỗi dịp mùng 1ngày rằm, chùa vẫn thu hút hàng nghìn phật tử và du khách đến lễ bái. Đặc biệt, mỗi dịp năm mới, Chùa luôn trong tình trạng đông nghịt người.

Chùa Phúc Khánh là một trong những điểm đến linh thiêng nổi tiếng tại Hà Nội với các khóa lễ cầu an, dâng sao giải hạn… Dân văn phòng trên cả nước đổ về nườm nượp mỗi dịp mở lễ đầu năm.

Chùa Hà

Chùa Hà còn có tên chữlà Thánh Đức Tự, tọa lạc trên phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Chùa có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với đình Bối Hà hợp thành cụm di tích Đình - chùa Hà. Ngôi chùa linh thiêng này đã trải qua rất nhiều thăng trầm cùng thời gian, đến nay chùa Hà vẫn giữ được nét đẹp vốn có.

Lễ chùa đầu năm 2

Khác với phần đông những ngôi chùa khi du khách chủ yếu là người đứng tuổi thì đến với Chùa Hà phần đông là các bạn trẻ. Đặc biệt, là những người đang độc thân muốn tìm kiếm tình yêu, một nửa cuộc đời. Bởi Chùa Hà nổi tiếng với câu nói “đi một về hai”. Không chỉ nổi tiếng về chuyện se duyên, kết đôi, Chùa Hà còn là nơi để du khách, dân văn phòng đi lễ chùa đầu năm để mong cầu tài lộc và sức khỏe dồi dào cho bản thân và gia đình.

Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ là ngôi chùa có lịch sử lâu đời, nằm ngay giữa lòng Thủ đô. Ngôi chùa này chỉ cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 1km. Thời gian mở cửa đón khách của chùa là từ 6h sáng đến 19h tối hàng ngày. Đặc biệt, vào các ngày Lễ Tết, chùa sẽ có thời gian đóng cửa muộn hơn ngày thường.

Theo tìm hiểu, ngôi chùa này là nơi thờ Bồ Tát, Phật cùng với các vị quốc sư thời nhà Lý. Chùa Quán Sứ có lối kiến trúc vô cùng độc đáo, mang đậm phong cách cổ tự miền Bắc. Chùa Quán Sứ còn là nơi đặt văn phòng Hội đồng chứng minh, phòng khách quốc tế và văn phòng Hội đồng trị sự. Ngoài ra, chùa Quán Sứ có cả giảng đường, hội trường và thư viện, văn phòng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Đây cũng là văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình ở Việt Nam.

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ có địa chỉ thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ - nơi địa linh bậc nhất của Hồ Tây. Đây được xem là một trong những chốn linh thiêng bậc nhất của Hà Nội. Phủ này thờ bà chúa Liễu Hạnh – một vị Chúa mẫu có quyền năng trong Tứ Bất Tử.

Phủ này nằm trên một bán đảo của làng Nghi Tàm nhô ra giữa Hồ Tây. Làng Nghi Tàm trước đây là một ngôi làng cổ của kinh thành Thăng Long ở phía đông Hồ Tây. Phủ tọa lạc ở nơi địa linh bậc nhất của Hồ Tây. Với địa hình trên đồi đất hình Kim quy, bên trái có long chầu, bên phải có hổ phục.

Hàng năm, Phủ Tây Hồ đã thu hút hàng vạn lượt du khách. Không chỉ người dân Hà Nội mà còn có cả du khách trong và ngoài nước. Đây là điểm đến tâm linh, được người dân lựa chọn đi lễ chùa đầu năm cầu may mắn, tài lộc.

Chùa Láng

Chùa Láng hay còn gọi là Chiêu Thiền tự có địa chỉ ở Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Tên của chùa có ý nghĩa: "Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đồng thời, đây là nơi sinh ra Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền".

Nằm ngay trên phố chùa Láng, ngôi chùa thu hút hàng nghìn du khách thập phương đến khấn bái. Được biết, chùa Láng là một trong những chùa có lượng tượng thờ nhiều nhất ở Hà Nội và cả Việt Nam.

Lễ chùa đầu năm 3

Cụ thể, chùa có 198 pho tượng lớn nhỏ, trong đó tiêu biểu nhất là tượng Lý Thần Tông (1128 – 1138) ngồi trên ngai vàng. Thứ hai là pho tượng Từ Đạo Hạnh phủ sơn bên ngoài, đan bằng mây.

Hàng năm, hội chùa Láng diễn ra vào ngày mồng bảy tháng ba âm lịch (đây là ngày sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh). Những ngày đầu xuân, du khách thập phương nườm nượp về đây đi lễ chùa đầu năm. Khung cảnh khói hương nghi ngút và tĩnh lặng của ngôi chùa cũng giúp du khách hưởng chút dư vị an yên hiếm hoi còn sót lại giữa lòng Hà Thành nhộn nhịp, xô bồ.

Chùa Linh Ứng

Chùa Linh Ứng tọa lạc tại số 290, thuộc phường Thổ Quan, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Trong Chùa Linh Ứng có nhiều hoành phi, câu đối và các bức cửa võng sơn son thếp vàng cực đẹp. Vào năm 1993, chùa còn được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật.

Chùa Linh Ứng xây từ thế kỷ 19 và được tôn tạo nhiều lần nên hiện trạng ngôi chùa đến nay rất khang trang. Chùa không chỉ thờ phật mà còn là nơi thờ đức thánh Trần, tức Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn Hiện tại chùa là chốn tâm linh được nhiều người dân thủ đô và du khách gần xa tìm đến chiêm bái.

Chùa Hương

Chùa Hương có địa chỉ ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Nằm trong quần thể danh thắng của chùa Hương có một số ngôi chùa và hang động nổi tiếng linh thiêng như: Động Hương Tích, Đền Trình, chùa Thiên Trù, chùa Long Vân, chùa Giải Oan, động Long Vân…

Mỗi dịp tết đến, du khách cả nước lại nô nức hành hương về với chùa Hương để tham gia lễ hội. Vào thời gian này, hàng nghìn du khách bốn phương cũng đến chiêm bái và sắm sửa đi lễ chùa đầu năm để cầu mong vạn sự như ý cho gia đình và bản thân.

Ngoài ra, lễ hội ở chùa Hương còn là nơi hội tụ những sinh hoạt văn hóa dân tộc như leo núi, bơi thuyền, hát văn… Trong đó, hội chùa Hương còn độc đáo bởi thú vui đó là ngồi thuyền vãn cảnh như lạc vào cõi Phật.

Những ngôi chùa linh thiêng nên đi lễ chùa đầu năm ở TP HCM

Chùa Phổ Quang

Chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp có địa chỉ tại ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP HCM. Ngôi chùa này có diện tích rộng lên đến 6ha và lịch sử lâu đời lên đến nửa thế kỷ. Chùa do có cảnh quan vô cùng đẹp với khuôn viên rộng rãi, mát mẻ và yên tĩnh với nhiều cây cao. Ngôi chùa mang phong cách kiến trúc truyền thống xen lẫn hài hòa với sự hiện đại. Đây là nơi tu tập của hàng vạn phật tử gần xa.

Lễ chùa đầu năm 4

Tại cổng tam quan của chùa có ngói đỏ, mái uốn con mang đặc trưng của phong cách kiến trúc phương Đông. Ở phía trên, giữa lối vào là dòng chữ: “Chùa Hoằng Pháp”. Tại hai cổng phụ, bên trái có chữ Từ bi, bên phải có chữ Trí tuệ. Dọc theo hai cột của cổng chính có hai câu đối:

Hoằng dương đại đạo chỉ bày nhân loại nhận ra chân thật tính

Pháp Phật nhiệm màu khai thị chúng sinh ngộ được bồ đề tâm

Mỗi dịp Tết đến xuân về, chùa lại đón đông đảo du khách thập phương đến tham quan và đi lễ chùa đầu năm. Nơi đây thu hút không chỉ Phật tử Sài Gòn mà còn hàng vạn người dân ở các địa phương lân cận cũng đổ về chiêm bái mỗi năm. Đáng chú ý, Chùa Hoằng Pháp còn là nơi từng có một vị lãnh tụ vừa có tài vừa có đức. Vì vậy, chùa không chỉ đẹp về cảnh quan mà còn trọn vẹn khi có người lãnh đạo có tâm có tầm.

Chùa Huê Nghiêm

Chùa Huê Nghiêm tọa lạc tại địa chỉ số 299B Lương Định Của, phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP HCM. Ngôi chùa này có diện tích vô cùng lớn lên đến 20.000 m2. Đây là một trong các cổ tự lâu đời nhất ở Sài Gòn, thu hút đông đảo du khách đến chiêm bái và lễ phật.

Hàng năm cứ vào dịp Đại lễ Phật đản (tháng 4 âm lich), chùa được Ban Đại diện Phật giáo quận 2 chọn làm nơi tập trung hành lễ cho tất cả các Tăng ni và Phật tử gần xa. Vì vậy, đây cũng là dịp thu hút lượng lớn du khách đến đi lễ chùa đầu năm.

Chùa Ngọc Hoàng

Ngôi chùa Ngọc Hoàng có địa chỉ tại 73 Đường Mai Thị Lựu, Đa Kao, Quận 1, TP HCM. Ngôi chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 bởi một người Hoa tên là Lưu Minh. Người này là một tín đồ của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Vì vậy ông muốn xây dựng một ngôi chùa thờ Phật và chùa Ngọc.

Điểm đặc biệt tại chùa Ngọc Hoàng là tại đây có khoảng 100 bức tượng làm từ bìa cứng mô tả cuộc gặp gỡ của các vị thần với Ngọc Hoàng. Chùa Ngọc Hoàng còn được gọi là Điện Ngọc Hoàng hay Phước Hải Tự. Nơi đây còn nổi tiếng với cái tên “cổ tự cầu con, cầu duyên” linh ứng.

Tại Hà Nội có Chùa Hà thì "dân FA" tại Sài Thành mong muốn tình duyên suôn sẻ sẽ tìm đến ngôi chùa linh thiêng này. Tiếng lành đồn xa, nhiều người thủ thỉ vào tai nhau rằng, khi muốn lời cầu duyên ứng nghiệm thì hãy sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt.

Với kiến trúc cổ kính của Trung Hoa cổ, hoa văn, họa tiết chùa Ngọc Hoàng được trang trí rực rỡ khiến nơi đây thu hút rất nhiều bạn trẻ đến check-in. Mỗi dịp đến với Sài Gòn, du khách không thể bỏ lỡ cơ hội đến chùa Ngọc Hoàng đi lễ chùa đầu năm để cầu khấn những nhiều may mắn cho đường tình duyên và tìm đến sự yên bình trong tâm hồn.

Chùa Pháp Tạng

Chùa Pháp Tạng nằm ở địa chỉ C3/8 Lê Đình Chi, Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP HCM. Ngôi chùa này để lại ấn tượng mạnh trong lòng khách thập phương bởi vẻ đẹp trong không gian thiền tịnh và những hoạt động mang ý nghĩa với cộng đồng. Chùa là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng giữa trung tâm Sài Thành. Tại chùa thờ Phật, Thánh Mẫu và Tổ tiên.

Tọa lạc tại mảnh đất lành, yên bình nên chùa mang nét thanh tịnh hiếm có. Vì vậy, dù ở vùng ven TP HCM nhưng Phật tử tứ phương vẫn đổ về ngôi cổ tự đi lễ chùa đầu năm và các dịp quan trọng khác.

Đặc biệt, những dịp lễ Phật Đản, Vu Lan báo hiếu, hay mùng 1 ngày rằm hàng tháng... chùa lại tổ chức các khóa tu ý nghĩa cho các Phật tử gần xa về đây tu tập.

Ngôi chùa này do Đại đức Thích Trí Huệ làm trụ trì. Đại đức là người mà ai cũng nể trọng, khâm phục. Du khách thập phương không chỉ tìm đến để đi lễ chùa đầu năm cầu may mà nhiều người còn tìm đến chùa để tìm gặp và nghe thầy trụ trì đáng kính thuyết giảng.

Chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long có địa chỉ tại 81 Nguyễn Xiển, P Long Bình, quận 9, TP HCM. Đây là ngôi chùa mang dáng vẻ tráng lệ, nguy nga mang đậm phong cách kiến trúc của đất nước Thái Lan. Chùa lọt vào danh sách những chùa có kiến trúc đẹp nhất ở Sài Gòn.

Lễ chùa đầu năm Chùa Bửu Long

Cụ thể, xung quanh chùa được bao phủ bởi thiên nhiên xanh mát. Giữa chùa là hồ lớn với hoa văn chạm trổ cực cầu kỳ. Bên cạnh còn có tòa bảo tháp màu trắng với đường nét chạm khắc công phu, tỉ mỉ.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu tọa lạc trên đường Nguyễn Trãi, Phường 11, quận 5, TP HCM. Ngôi chùa này có kiến trúc cổ kính của Trung Hoa và linh thiêng bậc nhất nằm ở quận 5. Chùa là địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách trong và nước ngoài.

Ngoài ra, ngôi chùa được xem là điểm đến này linh thiêng để cầu duyên đôi lứa. Theo nhiều người tin rằng nếu xin xăm ở chùa sẽ tìm được người trong mộng. Trong năm, chùa Bà Thiên Hậu còn tổ chức nhiều lễ hội. Điển hình nhất là vào ngày 23/3 âm lịch (đây là ngày sinh của Bà Thiên Hậu). Mỗi lần vào dịp này, người dân có dịp để thể hiện lòng thành kính và mong ước được bà Thiên Hậu ban những phước lành.

Chùa Bà Thiên Hậu là một điểm đến không thể lỏ lỡ của người dân Sài Gòn để đi lễ chùa đầu năm. Không chỉ được chiêm ngưỡng một ngôi chùa với vẻ đẹp uy nghiêm, cổ kính mà còn là nơi để nhiều người tìm hiểu thêm về một phần lịch sử, văn hóa của người Hoa tại Việt Nam.

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Nhựt Tân
Đến từ:
Cao Bằng
Tuổi:
30
Đi chùa đầu năm như đi hội

Chía sẻ về bài viết

Tôi đã tổng hợp danh sách này từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên, tôi không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối của thông tin. Vì vậy, trước khi đến lễ chùa, bạn nên tìm hiểu thêm thông tin về ngôi chùa đó.

Thẻ Tag của bài viết

Đi Chùa Đầu Năm, Chùa Linh Thiêng, Chùa Hà Nội, Chùa Tp Hcm.

Danh mục
null