Đơn Vị Đo Lường Việt Nam và Trung Quốc

Chào mừng bạn đến thế giới đo lường hấp dẫn! Trong bài viết này, chúng ta sẽ lặn sâu vào hệ thống đo lường được sử dụng ở Việt Nam và Trung Quốc, khám phá những bí mật ẩn giấu đằng sau các đơn vị li, phân và thước.

Đơn Vị Đo Lường Việt Nam và Trung Quốc

li, thước, phân là gì?

Tấc, li, thước, phân là gì?

Tấc, li, thước, phân là những thuật ngữ từ thời xa xưa và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Đây là những đại lượng vật lý thường được dùng để đo chiều dài bên cạnh các đơn vị như: Mm (mili mét), cm (centimet), dm (đề xi mét), m (mét), km (kilo mét),...

Những thuật ngữ này thường xuất hiện trong đời sống của người Việt Nam. Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến những cụm từ như: "Tấc đất, tấc vàng", "tấc vải", "vai năm tấc rộng, thân mười thước cao",...

Bên cạnh đó, khi đo đạc đồ dùng, thiết bị trong gia đình, người ta thường sử dụng những đơn vị: tấc, phân, li, thước hơn so với mm, cm, dm...Ví dụ như: Đôi giày cao 5 phân, cột nhà cao 4 thước,...

Khi xây dựng Dương Trạch (nhà cửa) và Âm Trạch (mộ phần), người ta thường dùng thước lỗ ban để đo đạc. Tìm hiểu về loại thước đặc biệt này tại: thuoc-lo-ban-la-gi-va-phan-loai.

1 li, 1 phân, 1 thước bao nhiêu m, cm?

Dù tấc, li, phân, thước đã được ông cha ta sử dụng từ thời cổ xưa nhưng đến nay chúng vẫn tương đối phổ biến. Do đó, chúng ta cần biết cách quy đổi những đơn vị này để có thể vận dụng được trong cuộc sống.

Hệ đo lường Việt Nam hiện đại

Quy tắc đổi li, phân, tấc, thước ở Việt Nam hiện nay tuân theo quy chuẩn quốc tế, cụ thể như sau:

  • 1 li = 1 mm = 0,1 cm (Một li bằng một mili mét, bằng không phẩy một centimet)
  • 1 phân = 1 cm (Một phân bằng một centimet)
  • 1 tấc = 1 dm = 10 cm (Một tấc bằng một decimet, bằng 10 centimet)
  • 1 thước = 1m = 100cm (Một thước bằng một mét, bằng một trăm centimet)
  • 1 cây số = 1000m (Một cây số bằng một nghìn mét)

Sau khi bạn đã nắm được cách quy đổi, bước tiếp theo bạn cần tìm hiểu về kích thước chuẩn của đồ vật cần đo đạc. Tham khảo kích thước của cửa chính tại: ''Bí quyết chọn đúng kích thước cửa chính theo phong thủy rước tài đón lộc vào nhà''

Hệ đo lường Việt Nam cổ

Hệ đo lường Việt Nam cổ

(Hệ đo lường Việt Nam cổ - Nguồn: Internet)

Trước kia, ông cha ta thường hay sử dụng những đơn vị li, phân, tấc, thước nhưng lại có quy tắc quy đổi khác rất nhiều so với hiện nay.

Theo Từ điển Tiếng Việt, hệ đo lường cổ của Việt Nam có ít nhất hai loại thước là thước ta (hay còn gọi là thước mộc) = 0,425m và thước đo vải = 0,645.

Trong bài "Hệ thống thước đo thời Nguyễn" của Ths. Phan Thanh Hải nêu ra ba loại thước gồm: Thước mộc (0,28m - 0,5m), thước đo vải (0,6 - 0,65m) và thước đo đất (0,47m).

Đến thời Pháp thuộc, Nam kỳ chuyển sang dùng thước đo theo tiêu chuẩn của Pháp: 1 thước = 0,4m còn Bắc kỳ và Trung kỳ vẫn dùng cách quy đổi cũ. Sau đó, năm 1898 miền Bắc cũng chuyển sang áp dụng cách tính mới.

Hệ đo lường Trung Quốc

Ở Trung Quốc, người ta lại có những quy đổi riêng. Cụ thể:

  • 1 thước = 10 tấc = 0,33m
  • 1 tấc, thốn = 10 phân = 3,3cm
  • 1 phân = 10 li = 3,3mm
  • 1 li = 0,33mm

Khi đo đạc cổng, cửa trong nhà, bạn nên chú ý đến những số đẹp của thước lỗ ban. Tham khảo thêm tại: ''Thước lỗ ban là gì? Ý nghĩa số đẹp trên thước Lỗ Ban''

Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc đã biết được 1 li, 1 phân, 1 tấc, 1 thước bằng bao nhiêu cm, m để có thể vận dụng vào trong cuộc sống. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Phương Nguyên
Đến từ:
Hưng Yên
Tuổi:
29
“Đo lường là nền tảng của mọi kiến thức.” - Thomas Jefferson

Thẻ Tag của bài viết

Li Thước Phân, Hệ Đo Lường Việt Nam, Hệ Đo Lường Trung Quốc, M Cm.

Danh mục
null