Giỗ Là Gì? Ý Nghĩa, Ý Tưởng Thực Đơn Cúng Giỗ

Giỗ là gì? Trong văn hóa Việt Nam, giỗ là một nghi lễ quan trọng để con cháu tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên đã khuất.

Giỗ Là Gì? Ý Nghĩa, Ý Tưởng Thực Đơn Cúng Giỗ

giỗ là gì? Ý nghĩa của ngày giỗ

Ngày giỗ hay còn được gọi là ngày Kỵ Húy được diễn ra vào đúng ngày mất của một người trong gia đình tính theo lịchÂm, nhằm bày tỏ lòng kính trọng, tưởng nhớ của người còn sống đến người đã khuất. Có thể nói, đây là một nét đẹp vănhoá của người Việt, được lưu truyền và gìn giữ từ đời này sang đời khác. Ngoài ra, phong tục trên cũng phổ biến ởmột số nước Châu Á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,...

(Mâm cơm ngày giỗ - Nguồn: Internet)

Trong ngày này, người ta thường mời những người thân trong gia đình, dòng họ, bạn bè, đồng nghiệp,... đến dự. Vớingười Việt Nam, ngày giỗ không chỉ là ngày để người trong nhà thể hiện tình cảm, sự hiếu thuận, nhớ về cội nguồn mànó còn là lúc mọi người sum vầy, thắt chặt tình cảm.

ngày giỗ quan trọng trong gia đình

Dưới đây là ba ngày giỗ quan trọng mà mỗi người Việt đều cần phải biết:

Ngày giỗ tiểu đường (giỗ đầu)

Ngày giỗ đầu thường được các gia đình tổ chức vào đúng một năm kể từ ngày người thân của họ ra đi. Vì khoảng thờigian một năm vẫn chưa đủ để người ở lại quên hết nỗi đau, mất mát nên họ vẫn phải mặc đồ tang, bày tỏ nỗi buồn vàxót thương.

Đây là một ngày quan trọng nên được gia chủ tổ chức rất trang nghiêm và mời nhiều khách đến dự.

Ngày giỗ đại tường (giỗ hết tang)

Ngày giỗ đại tường là ngày đánh dấu kết thúc một tang kỳ, được tổ chức đúng hai năm sau khi người mất ra đi. Đây làlúc bàn thờ vong sẽ được cất đi, còn bài vị của người quá cố sẽ được chuyển lên bàn thờ tổ tiên.

Trong ngày này, mọi thứ cần phải được chuẩn bị tươm tất, chu đáo và người nhà vẫn cần mặc tang phục.

Trên bàn thờ cúng giỗ không thể thiếu một lọ hoa tươi. Bạn có thể tham khảo cách cắm hoa trên bàn thờ trong bài viếtnày: Cách cắm hoa bàn thờ đơn giản, chuẩn phong thủy dành cho gia đình Việt

Ngày giỗ thường (giỗ lành)

Sau khi người mất được 3 năm trở đi, gia đình sẽ tổ chức ngày giỗ thường. Lúc này, nỗi buồn đau đã nguôi ngoai phầnnào nên người trong nhà có thể mặc thường phục. Ngày giỗ đầu không chỉ là ngày tưởng nhớ người mất mà còn là thờigian sum vầy của các thành viên trong gia đình.

Ngày giỗ của một người quá cố thường chỉ kéo dài đến hết năm đời vì người ta quan niệm rằng lúc đó linh hồn của ngườiquá cố đã siêu thoát và đi đầu thai chuyển kiếp nên không cần làm cúng giỗ nữa.

cơm cúng giỗ miền Bắc gồm những gì?

(Mâm giỗ miền Bắc - Nguồn: Internet)

Mâm cúng giỗ của người miền Bắc thường khá đơn giản, thường có những món ăn chay, món mặn truyền thống như:

  • Gà luộc, gà hấp lá chanh
  • Vịt om sấu
  • Xôi gấc, xôi lạc, xôi chè
  • Cơm trắng
  • Trứng gà luộc
  • Giò chả
  • Bánh chưng
  • Chân giò hầm với măng khô, mộc nhĩ
  • Nem rán
  • Bò nhúng giấm
  • Tôm tẩm bột chiên giòn, tôm sú rang me
  • Bò xào hoa thiên lý
  • Bánh phồng tôm
  • Giá đỗ xào
  • Canh bóng nấu với rau củ, nấm, mộc nhĩ
  • Miến xào lòng gà, miến nấu mộc nhĩ, thịt băm
  • Các món rau củ quả dễ ăn như: rau luộc hay nộm

Tùy vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế và sở thích của các thành viên, mâm cơm cúng có thể thêm bớt vài món. Tuy nhiên,mâm giỗ vẫn phải được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất và chu đáo để thể hiện lòng thành kính của gia chủ.

Cách bày trí, sắp xếp ban thờ cũng thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Mời bạn đọc tham khảo thêm:Cách bài trí bàn thờ gia tiên để hưởng phúc đức, maymắn

số thực đơn mâm cúng giỗ của miền Bắc

(Thực đơn cỗ giỗ miền Bắc - Nguồn: Internet)

Nếu có quá nhiều món ăn khiến bạn đọc bối rối, không biết nên chọn thực đơn như thế nào thì có thể tham khảo một sốgợi ý dưới đây:

Thực đơn số 1

  • Bánh chưng
  • Thịt gà luộc
  • Canh chân giò
  • Miến nấu lòng gà
  • Nem rán
  • Giò lụa
  • Giò tai
  • Nộm đu đủ
  • Canh bóng
  • Tim cật xào thập cẩm
  • Chả quế

Thực đơn số 2

  • Thịt gà quay
  • Bánh chưng
  • Canh bồ câu hầm hạt sen
  • Nem rán
  • Thịt bò xào nấm, ngô non và đậu hà lan
  • Xôi gấc
  • Canh bóng cuộn
  • Canh măng nấu móng giò

Thực đơn số 3

(Món ngon cúng giỗ miền Bắc)

  • Thịt gà luộc
  • Rau củ xào thập cẩm
  • Nem rán
  • Sườn xào chua ngọt
  • Khoai lang kén
  • Giò lụa
  • Canh ngô non, su su và mọc
  • Xôi gấc nhân đỗ

Thực đơn số 4

(Thực đơn cúng giỗ miền Bắc đầy đủ)

  • Bánh chưng
  • Thịt bò xào dứa
  • Tôm xào cần tây
  • Nem rán
  • Mướp đắng nhồi thịt
  • Canh bóng thả
  • Phồng tôm rán
  • Thịt lợn luộc
  • Giò tai
  • Xôi gấc
  • Salad rau củ
  • Xôi ngũ sắc
  • Chả quế
  • Canh măng nấu móng giò
  • Giò lụa

Thực đơn số 5

  • Thịt gà luộc
  • Xôi gấc
  • Súp lơ luộc
  • Tôm hấp
  • Canh măng nấu móng giò
  • Nem rán ăn kèm rau sống
  • Giò tai
  • Nộm gà xé phay
  • Thịt đông

Bên cạnh mâm cúng ngày giỗ, bạn có thể tham khảo cách làm mâm cúng về nhà mới tại: Mâm cúng về nhà mới đầy đủ, tươm tất - May mắn dồi dào, lộc lá sinh sôi

lưu ý khi làm mâm cơm cúng giỗ miền Bắc

(Lưu ý khi làm mâm cơm cúng giỗ miền Bắc - Nguồn: Internet)

Ngày giỗ là một ngày quan trọng của gia đình nên có rất nhiều điều mà bạn cần phải lưu ý để tránh phạm phải sai lầm:

  • Không được nếm, ăn thử các món ăn để làm cơm cúng giỗ trước khi thắp hương và hạ xuống khỏi bàn thờ.
  • Trên mâm cơm cúng, không đặt các món mùi tanh hôi (gỏi, cá,...) bởi chúng sẽ làm ô uế ý nghĩa tâm linh trongkhông gian thờ cúng.
  • Không nên sử dụng đồ đóng hộp, hay các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng mà nên tự tay chuẩn bị để thể hiện lòngthành kính với người đã mất.
  • Đèn nhang trên bàn thờ phải được thắp trước khi bày thức ăn lên.
  • Gia chủ phải ăn mặc quần áo chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự.
  • Không nên sử dụng hoa ly để thắp hương trên bàn thờ trong ngày giỗ bởi hoa ly mang ý nghĩa tượng trưng cho sựmất mát, chia ly.
  • Bát, đĩa dùng để bày thức ăn trên mâm cơm cúng giỗ phải là đồ mới hoặc đồ riêng chuyên dùng trong thờ cúng.Không sử dụng những loại bát đĩa dùng thường ngày.
  • Luôn phải chuẩn bị một bát cơm đầy có ngọn, trứng gà luộc và một ít muối, gạo trên mâm cúng giỗ.

Để hiểu thêm về nghi thức làm lễ giỗ cho người đã khuất, bạn nên tìm đọc thêm các bài viết liên quan đến văn cúnggiỗ: Bài khấn, văn cúng Giỗ theo Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam

Trên đây là những gì bạn cần biết về ngày giỗ nói chung và các món ăn trên mâm cúng giỗ của người miền Bắc nói riêng.Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đều có ích với bạn !

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Duy Trường
Đến từ:
Khánh Hòa
Tuổi:
35
"Tưởng nhớ đến người đã khuất là một cách để giữ họ luôn sống trong trái tim chúng ta."

Chía sẻ về bài viết

Mình chia sẻ bài viết này vì mình biết nhiều bạn đang tìm hiểu về giỗ và muốn chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ chu đáo nhất. Mình hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức và ý tưởng để thể hiện lòng thành kính với người đã khuất.

Thẻ Tag của bài viết

Giỗ Là Gì, Ý Nghĩa Ngày Giỗ, Thực Đơn Cúng Giỗ.

Danh mục
null