Hướng dẫn gửi vong nhi lên chùa
Gửi vong nhi lên chùa là một nghi lễ tâm linh quan trọng, giúp vong linh được siêu thoát và an nghỉ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách gửi vong nhi lên chùa, cùng những điều cần biết để thực hiện nghi lễ này một cách trọn vẹn.
Gửi vong lên chùa có tốt không?
Gửi vong lên chùa có tốt không? Gửi vong, cụ thể là gửi vong nhi lên chùa được xem là một nghi lễ rất quan trọng và cần thiết. Nghi lễ này giúp những vong linh của người già, người tha hương và đặc biệt là trẻ em có nơi chốn để đi về (theo phong tục dân gian ta từ xưa đến nay).
Bên cạnh đó, nghi lễ này không chỉ tốt cho vong linh đã khuất, mà còn giúp cho người sống cảm thấy thanh thản, yên lòng hơn trước sự mất mát người thân. Đặc biệt hơn cả, gửi vong lên chùa còn giúp vong linh sớm siêu thoát. Bởi hằng ngày các nhà chùa luôn lập lễ cầu siêu, tụng kinh niệm phật cho các vong linh.
Những điều nhất định phải làm khi gửi vong nhi lên chùa
Ngoài thắc mắc về gửi vong lên chùa có tốt không, người thân trong gia đình cũng nên tìm hiểu về một số điều cần làm khi gửi vong nhi lên chùa. Bởi vì ai cũng có một tâm nguyện được lo cho thai nhi đã khuất một nơi tốt đẹp nhất để trú ngụ.
Vì vậy, hãy thực hiện theo những điều sau khi có ý định gửi vong nhi lên chùa:
Chuẩn bị bộ sớ đi kèm nội dung: Tên của người thân, cha mẹ, nơi ở hiện tại và lời nguyện cầu mong vong linh sớm siêu thoát.
Chuẩn bị bộ vàng mã gồm: Mũ mã, quần áo, hài trẻ con,… để đốt cho vong linh thai nhi
Một chút tiền công đức: Tiền này gửi đến chùa thay cho lời cảm tạ các sư thầy và nhà chùa sau khi thực hiện nghi lễ gửi vong lên chùa xong.
Ngoài ra, mọi nghi lễ đòi hỏi cha mẹ và người thân đều phải thực hiện bằng tấm chân tình. Một lòng một dạ cầu mong giọt máu của mình sẽ đến một nơi tốt đẹp hơn, thì các vong linh mới cảm nhận được và mau chóng siêu thoát.
Hướng dẫn đặt tên cho vong thai nhi
Đặt tên cho vong nhi là một việc làm rất cần thiết, thể hiện sự trân trọng của người nhà và cha mẹ dành cho em bé đã mất. Không những thế, việc làm này còn thể hiện được sự lưu luyến của người thân, muốn xem em bé như một thành viên trong gia đình.
Vậy nên đặt tên cho vong nhi như thế nào là hợp lý? Thật ra đây là một việc không quá phức tạp, chỉ cần giữ nguyên cái tên gia đình định đặt cho trẻ trước khi chào đời là được. Nếu vong linh chưa được định sẵn tên, cha mẹ cũng có thể đặt theo cái tên mà bản thân yêu thích từ lâu nhưng chưa từng sử dụng.
Việc làm này không cần quá cầu kỳ, chỉ cần cha mẹ và người thân thành tâm thì nhất định vong linh sẽ cảm nhận được. Ngoài ra, có một số gia đình mong muốn được lập bàn thờ cho thai nhi. Tuy nhiên, thai nhi là một vong linh nhỏ bé cần được gửi lên chùa để thờ cúng chu đáo và đúng thủ tục nhất.
Tại những ngôi chùa mà vong linh được gửi tới, các thầy sư sẽ ngày ngày niệm phật tụng kinh cầu cho vong mau siêu thoát. Từ đó, vong nhi sẽ được dẫn lối để tìm được nơi chốn thanh tịnh, bình an khác.
Gợi ý một số chùa nổi tiếng để gửi vong nhi
Gửi vong lên chùa có tốt không và nên gửi ở đâu? Có rất nhiều ngôi chùa ở trên mọi miền đất nước luôn mở rộng cánh cửa để đón nhận những vong nhi kém may mắn. Trong số đó, những ngôi chùa nổi tiếng sau đây thường được nhiều người gửi gắm:
Chùa Từ Quan tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
Chùa Phổ Linh tọa lạc tại phố Đặng Thai Mai.
Chùa Quán Sứ.
Chùa Sở Thuộc (hoặc Phúc Khánh) tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Chùa Tâm Giác nằm ở 32 Lý Thái Tổ, Đà Nẵng.
Ngoài ra, còn rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác mà nhiều gia đình lựa chọn để gửi vong. Các bậc cha mẹ cũng có thể tham khảo các sư thầy, các chùa gần khu vực sinh sống để thuận tiện cho việc thực hiện nghi lễ vào mồng một và ngày rằm.
Sau khi gửi vong nhi vào chùa có nên cúng ở nhà không?
Cách cúng vong nhi tại nhà
Những món đồ cần chuẩn bị
- Hoa tươi, trái cây tươi.
Cách bày cúng
Bài khấn cầu siêu cho thai nhi tại nhà
Nam mô A Di Đà Phật (đọc 3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con cúi lạy Đức Phật Di Đà.
Con cúi lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con cúi lạy Địa tạng vương Bồ tát
Xin chứng giám cho con tên họ, pháp danh (nếu có), tuổi. Trước đây do những sai lầm trong vô minh, con đã từng lỡ dại phá bỏ thai nhi (hoặc sơ sẩy bị hư thai), nên đã cố ý hoặc vô tình từ chối sự hiện diện của con mình mà không hề biết sự đau khổ của các con. Bây giờ được học Phật pháp, con đã hiểu rõ và tin vào Nhân Quả, con rất ăn năn hối hận về những việc mình đã làm với con của mình.
Nay con xin thành tâm sám hối tất cả những tội lỗi mà con đã tạo tác.
Con của mẹ! Mẹ đã nhận ra những lỗi lầm đã khiến con không có mặt trên đời. Mẹ biết con đang thương nhớ hoặc oán hận cha mẹ. Bây giờ, tâm mẹ rất hối hận nhưng không biết làm sao chuộc lỗi để con tha thứ cho mẹ. Đồng thời, con thanh thản tái sinh vào cảnh giới an lành.
Vì thế, hôm nay, ngày... tháng... năm... Mẹ có lập bàn lễ với hương hoa, trái cây và những món con thích. Mong con về thọ thực và nghe kinh kệ ở chùa, sớm xóa bỏ oán hận mà siêu thoát, được tái sinh vào ngôi nhà nhiều phước lành để cuộc sống được tốt đẹp hơn.
* Lưu ý: Đây là bài cúng dành riêng cho vong nhi. Đối với vong linh của người thân khác như ông bà,... gia đình cần tham khảo bài cúng khác sao cho phù hợp.
Những lưu ý khi cầu siêu cho vong thai nhi tại nhà
- Nên thành tâm trong buổi lễ, ăn mặc kín đáo, gọn gàng.
Cách nhận biết vong linh nhi đã siêu thoát
- Tâm trạng cảm thấy nhẹ nhàng, bình an hơn.
hoàn toàn cần thiết giúp vong linh có nơi chốn bình an để đi về. Đồng thời, nhờ sự quan tâm chăm sóc chu đáo và được niệm phật tụng kinh mỗi ngày từ các sư thầy, vong linh sẽ sớm được siêu thoát đi đến kiếp mới tốt đẹp hơn.
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Bài viết này được mình tạo ra với mong muốn chia sẻ kiến thức và hướng dẫn thực hành chi tiết về nghi lễ gửi vong nhi lên chùa, giúp bạn có thể an ủi vong linh và mang lại bình an cho gia đình.
Thẻ Tag của bài viết
Gửi Vong Nhi Lên Chùa, Hướng Dẫn Gửi Vong Nhi, Chùa Gửi Vong Nhi, Siêu Thoát Vong Nhi.