Kích Thước Phòng Bếp Chuẩn - Thiết Kế Đẹp, Hợp Phong Thủy

Bạn đang tìm kiếm thông tin về kích thước phòng bếp chuẩn và cách thiết kế phòng bếp đẹp, hợp phong thủy? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin cần thiết để có được một không gian nấu nướng hoàn hảo cho gia đình.

Kích Thước Phòng Bếp Chuẩn - Thiết Kế Đẹp, Hợp Phong Thủy

thước nhà bếp

Diện tích phòng bếp tiêu chuẩn có thể thay đổi tùy theo nhiều yếu tố. Gia đình cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi xây dựng hoặc cải tạo căn bếp trong nhà mình.

Diện tích phòng bếp tiêu chuẩn

Diện tích phòng bếp phải tương thích với diện tích tổng thể của căn nhà

Để có một không gian bếp lý tưởng thì đầu tiên người ta phải chọn được diện tích phòng bếp phù hợp. Mỗi một kiểu kiến trúc khác nhau (nhà ống, biệt thự, chung cư...) sẽ phù hợp với loại phòng bếp có diện tích khác nhau.

Thế nhưng, tựu chung lại diện tích của phòng bếp sẽ có mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố sau: Số lượng người sử dụng phòng bếp, các trang thiết bị nhà bếp và diện tích tổng thể của cả căn nhà.

Tại Việt Nam, người đảm đương công việc bếp núc thường là phụ nữ. Chính vì thế, các nhà thiết kế nội thất có thể tính toán diện tích phòng bếp dựa vào chiều cao của người phụ nữ trong gia đình. Trong trường hợp gia chủ muốn tích hợp phòng ăn hoặc quầy bar mini, thì cần phải tăng diện tích phòng bếp tùy theo nhu cầu sử dụng.

Số lượng và các thiết bị, dụng cụ nấu nướng cũng cần phải được xem xét khi chọn diện tích nhà bếp. Nếu phòng bếp quá nhỏ hẹp, các thiết bị được đặt quá gần nhau sẽ gây sự bất tiện và thiếu an toàn. Thế nhưng khi không gian bếp quá lớn thì lại đánh mất đi sự hài hòa và tinh tế.

Các diện tích phòng bếp phổ biến tại Việt Nam hiện nay là 12m2, 17m2, 22m2 và 27m2. Bên cạnh đó, các phòng bếp được tích hợp phòng ăn hoặc quầy bar mini cần có thêm lối đi rộng chừng 1,2m để tạo không gian cho 2 người di chuyển thoải mái.

Tìm hiểu cách chọn kích thước phòng ngủ hợp phong thủy: ''Bật mí kích thước cửa phòng ngủ hợp phong thủy để đón tài lộc vận may''

Gợi ý thiết kế diện tích phòng bếp

“Tam giác hoạt động” là khu vực giữa ba điểm: Bồn rửa - tủ lạnh - bếp nấu

Theo nghiên cứu, các hoạt động trong bếp thường diễn ra theo quy trình như sau: Gia công thực phẩm -> Chế biến món ăn -> Nấu ăn -> Dọn ra bàn -> Rửa chén. Mỗi một công đoạn sẽ được thực hiện ở một khu vực nhất định trong phòng bếp.

Trong quá trình thực hiện các giai đoạn trên, người sử dụng nhà bếp sẽ thường xuyên di chuyển trong “tam giác hoạt động”, tức là khu vực giữa tủ lạnh, bếp nấu và chậu rửa.

Trong các căn bếp có diện tích tiêu chuẩn, tổng chiều dài của ba cạnh “tam giác hoạt động” sẽ nằm trong khoảng từ 5,5m cho đến 6m. Trong đó, bồn rửa và bếp nấu cần phải đặt cách xa nhau ít nhất là 60cm để tránh nước từ bồn rửa văng vào bếp. Tuy nhiên, khoảng cách này cũng không được vượt quá 1,8m.

Bồn rửa và tủ lạnh cần được sắp xếp sao cho người nội trợ có đủ diện tích khi sử dụng rổ rá để mang rau củ thực phẩm tử tủ lạnh ra sơ chế tại bồn rửa. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa hai bàn bếp hoặc giữa bàn bếp và bàn đảo cũng cần phải được tính toán cẩn thận. Khoảng cách này sẽ nằm trong khoảng 0,9m đến 1,2m để tạo không gian hoạt động thoải mái cho người nội trợ.

Những lưu ý về thiết kế phòng bếp

Khu vực phòng bếp phải luôn sáng sủa, thoáng đãng

Diện tích phòng bếp phải nên được tính toán dựa trên “tam giác hoạt động” (bồn rửa – bếp – tủ lạnh). Đồng thời các khu vực này cũng phải được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không gian nhà bếp phải đảm bảo được chiếu sáng đầy đủ, vậy nên chủ nhà cần bố trí cửa sổ hoặc lắp đặt hệ thống đèn điện hợp lý. Bên cạnh đó, phòng bếp dễ tích tụ mùi dầu mỡ có thể gây hại cho sức khỏe vậy nên cần được trạng bị hệ thống thông gió, hút mùi.

Gạch ốp mặt bếp và tưởng bếp phải được làm từ các vật liệu dễ lau chùi, chống bụi bẩn. Bên cạnh đó, căn bếp nên được trang trí với màu sắc sáng sủa nhằm mang đến cảm giác hài hòa, tinh tế.

thước tủ bếp

Một căn bếp đẹp luôn đi kèm với tủ bếp có kích thước phù hợp và được thiết kế hiện đại. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách chọn kích thước bếp chuẩn xác và đơn giản nhất.

Kích thước tủ bếp dưới

Chiều cao tiêu chuẩn của tủ bếp dưới là khoảng 81,5 cm

Kích thước tủ bếp dưới ảnh hưởng tới vẻ đẹp mỹ quan của căn bếp và hoạt động nấu nướng. Bàn bếp quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến người nội trợ cảm thấy khó khăn khi sử dụng nhà bếp. Chính vì thế, kích thước tủ bếp phải được tính toán cẩn thận sao cho phù hợp với người sử dụng nhất.

Người Việt Nam thường sở hữu chiều cao khiêm tốn, đặc biệt là nữ giới với chiều cao trung bình từ 1m5 – 1m6. Theo đó, chiều cao tiêu chuẩn của tủ bếp dưới sẽ là khoảng 81,5cm. Đây cũng là kích thước mang đến cát lành trong phong thủy. Trong trường hợp người sử dụng bếp có chiều cao trên 1m6 thì chiều cao của tủ bếp dưới sẽ rơi vào khoảng 85 -87cm.

Kích thước tủ bếp trên

Kích thước tủ bếp trên sẽ được tùy biến dựa theo nhu cầu sử dụng của gia chủ

Kích thước của các tủ bếp trên thường không tuân theo một quy tắc nhất định nào. Các kích thước như chiều cao và chiều rộng có thể được thay đổi tùy ý miễn sao đáp ứng được các nhu cầu của người sử dụng và phù hợp với không gian bếp.

Các tủ bếp trên được bán tại các cửa hàng nội thất thường có chiều sâu từ 35-40cm. Khi lắp đặt phải đảm bảo khoảng cách giữa mặt bàn bếp và đáy của tủ bếp trên chỉ xê dịch trong khoảng từ 60-65cm.Các tủ bếp trên được dùng để đựng bát đĩa thì chỉ được lắp trên chậu rửa khoảng 50cm.

Khoảng cách từ đầu tủ bếp trên xuống tới chân tủ bếp dưới không được vượt quá 2,3m. Đây là kích thước tiêu chuẩn giúp người sử dụng có thể thoải mái lấy đồ mà không phải kê ghế để với lên tủ bếp trên.

Kích thước tiêu chuẩn của từng loại tủ bếp

Tủ bếp hình chữ L và hình chữ l được nhiều gia đình sử dụng

Hình dáng tủ bếp cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng tới kích thước tủ bếp. Hiện nay, các dáng tủ bếp được sử dụng phổ biến là tủ bếp chữ L và tủ bếp chữ l vì chúng tạo cảm giác sang trọng và thoải mái. Sau đây là kích thước tiêu chuẩn của các dạng tủ bếp này:

  • Tủ bếp chữ L:

Loại tủ này thường được thiết kế gồm 2 cạnh đối xứng với chiều dài mỗi cạnh là khoảng 2m. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể bố trí lệch với một cạnh có chiều dài khoảng 3-3,5m và cạnh còn lại có chiều dài khoảng 2m.

  • Tủ bếp chữ l:

Chiều dài tối thiểu của loại tủ này là 3m. Nếu được thiết kế ngắn hơn, tủ chữ l sẽ mất đi vẻ tinh tế, hài hòa.

thước bàn bếp chuẩn

Kích thước bàn bếp không phù hợp không chỉ gây bất tiện khi nấu ăn mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người nội trợ. Sau đây là gợi ý về các kích thước bàn bếp tiêu chuẩn:

Mẫu kích thước bàn bếp 1

Chiều cao tiêu chuẩn của bàn bếp sẽ vào khoảng 820mm-850mm

Đây là kích thước bàn bếp tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến tại nhiều gia đình.

  • Chiều cao: Là khoảng cách từ sàn nhà bếp cho đến mặt bàn bếp, dao động trong khoảng từ 820mm – 850mm.
  • Chiều sâu: Nếu người sử dụng là nữ giới, bàn bếp sẽ có chiều sâu khoảng 480mm-600mm. Trong khi đó, bàn bếp dành cho đàn ông thường có chiều sâu khoảng 620mm.
  • Chiều dài: Tùy theo nhu cầu sử dụng và không gian bếp của mỗi gia đình mà người ta sẽ thiết kế bàn bếp có chiều dài tương ứng. Bàn bếp luôn phải được trang bị đầy đủ các công năng cần thiết.

Mẫu thước bàn bếp 2

Bàn bếp cao 810mm sẽ có tác dụng chiêu tài đón lộc

Kích thước bàn bếp này được tính toán dựa trên thước Lỗ Ban, mang ý nghĩa phong thủy cát lành.

  • Chiều cao: Bàn bếp phong thủy có chiều cao từ 810mm-860mm. Kích thước 810mm mang ý nghĩa Vượng Tài, Tài Chí có tác dụng thu hút tài lộc. Nếu gia chủ muốn gặp nhiều may mắn thì có thể chọn kích thước 860mm với ý nghĩa Tài Đức, Thiên Đức.
  • Chiều sâu: Theo phong thủy, bàn bếp nên có chiều sâu khoảng 600mm
  • Chiều dài: Để đảm bảo sự hài họa về mặt phong thủy, bàn bếp không nên có chiều dài dưới 3000mm.

Mẫu thước bàn bếp 3

Bàn đảo bếp khiến phòng bếp trở nên sang trọng và hiện đại

Nếu gia đình có nhu cầu sử dụng bàn đảo bếp để tăng thêm tính tiện nghi, thì đây là mẫu kích thước phù hợp.

  • Chiều cao bàn đảo bếp: Thông thường, 820mm-850mm là chiều cao thường thấy của bàn đảo bếp.
  • Chiều sâu bàn đảo bếp: Người ta thường thiết kế bàn đảo bếp với chiều sâu lên tới 500mm. Trong trường hợp mắt đá được sử dụng thì chiều sâu sẽ tăng lên 600mm.
  • Chiều dài bàn đảo bếp: Đây là yếu tố tùy biến dựa theo không gian bếp của gia đình. Bên cạnh đó, bàn đảo bếp cũng phải có chiều dài tương thích với chiều dài của tủ bếp.

Lưu ý khi chọn kích thước bàn bếp

Theo nhân trắc học của người Việt Nam, chiều sâu tiêu chuẩn của bàn bếp sẽ không vượt quá độ dài tay của người sử dụng, tức là vào khoảng 600mm. Tùy theo diện tích phòng bếp, mà người ta có thể giảm bớt chiều sâu của bàn bếp.

Chiều dài của bàn bếp sẽ ảnh hưởng tới cách bài trí các thiết bị nhà bếp khác như tủ lạnh, tủ bát,... Vì vậy nên tính toán kỹ lưỡng diện tích dành cho các thiết bị trước khi lựa chọn chiều dài bàn bếp. 3000mm được coi là chiều dài hoàn hảo dành cho những chiếc bàn bếp sang trọng, hiện đại.

sắp xếp phòng bếp khoa học

Vị trí gần cửa sổ rất thích hợp để đặt bồn rửa nhằm giúp hơi ẩm dễ dàng thoát ra bên ngoài

Bồn rửa nên được sắp xếp vị trí gần cửa sổ để hơi ẩm có thể thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Tuy nhiên, bếp nấu cần phải đặt cách xa cửa sổ để tránh bị gió lùa hoặc nước mưa hắt vào.

Hãy tận dụng mọi không gian trong bếp để cất giữ các thiết bị, dụng cụ nấu nướng. Nên lắp đặt thêm móc treo, giá đỡ trên tường để cất dao hoặc nồi niêu xoong chảo. Phương pháp này vừa tiện ích vừa tiết kiệm tối đa không gian phòng bếp.

Luôn đặt từ 1-2 thùng rác trong nhà bếp để tiết kiệm thời gian thu gom và phân loại rác thải. Thùng rác cần phải được đổ hằng ngày để đảm bảo vệ sinh trong nhà bếp. Để tránh mất mỹ quan nhà bếp, người ta thường sử dụng các thùng rác có nắp đậy kín đáo.

điều kiêng kỵ trong phong thủy bếp

Tuyệt đối không đặt bếp nấu quá gần với nhà vệ sinh hoặc giường ngủ

Sau khi đã tìm được diện tích phòng bếp cũng như kích thước bếp phù hợp, gia chủ cần tránh phạm phải những điều cấm kỵ trong phong thủy nhà bếp. Một căn bếp dù sang trọng và đẹp nhưng không tuân theo các quy tắc phong thủy cũng sẽ mang đến hung họa cho gia đình.

  • Không đặt tủ bếp dưới xà ngang

Theo phong thủy, việc đặt tủ bếp ngay dưới xà ngang sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và vận khí của các thành viên trong gia đình.

  • Không đặt bếp nấu gần phòng ngủ, nhà vệ sinh

Mùi dầu mỡ tỏa ra trong quá trình nấu ăn có thể ám vào chăn màn trên giường ngủtạo ra những mầm bệnh nguy hiểm. Bếp nấu cũng phải đặt cách xa nhà vệ sinh để tránh vi khuẩn từ nhà vệ sinh nhiễm vào thực phẩm.

  • Không đặt bếp đối diện với cửa chính

Dân gian gọi việc đặt bếp đối diện cửa chínhlà “Khai môn kiến táo, tài phú đa hao”, tức là sự sắp xếp này sẽ khiến tài lộc trong nhà bị hao tán. Bếp nấu cần được đặt ở nơi kín đáo để giữ gìn vượng khí trong nhà.

  • Không đặt bếp nấu gần sát bồn rửa, ống nước

Bếp thuộc hành Hỏa, còn bồn rửa hoặc các dụng cụ chứa nước thuộc hành Thủy. Nếu kê bếp nấu quá sát nguồn nước sẽ dẫn đến sự xung khắc nghiêm trọng về ngũ hành. Điều này sẽ gây ra những xui xẻo, hung hỏa bất ngờ cho gia chủ.

Mong rằng bài viết này đã mang đến những lời khuyên bổ ích cho những ai đang băn khoăn chọn lựa diện tích nhà bếp, kích thước tủ bếp và kích thước bàn bếp. Cảm ơn các bạn đọc đã theo dõi bài viết!

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Anh Hào
Đến từ:
Hưng Yên
Tuổi:
31
“Một căn bếp đẹp là một căn bếp vừa tiện nghi, vừa đem lại cảm hứng nấu nướng.”

Chía sẻ về bài viết

Tôi đã tạo nên bài viết này để giúp bạn:

Thẻ Tag của bài viết

Kích Thước Phòng Bếp, Thiết Kế Phòng Bếp, Phong Thủy Bếp.

Danh mục
null