Lễ Cất Nóc Nhà: Ý Nghĩa, Tầm Quan Trọng và Lưu Ý

Chào mừng các bạn đến với bài viết về Lễ Cất Nóc Nhà. Tôi viết bài này để chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm về nghi lễ quan trọng này, giúp các bạn có thể hoàn thành ngôi nhà của mình một cách trọn vẹn và tốt đẹp nhất.

Lễ Cất Nóc Nhà

Cất nóc là gì? Ý nghĩa

Cất nóc là gì? Cất nóc hay còn gọi là lễ cất nóc, là một trong những nghi lễ quan trọng được thực hiện khi ngôi nhà bước sang giai đoạn đổ mái. Ngoài ra, lễ cất nóc còn được gọi với cái tên là lễ Thượng Lương (Thượng có nghĩa là phía trên, Lương hiểu là xà nhà), hiểu nôm na là ngày mà gia chủ thực hiện thao tác gác thanh giữa của nóc nhà với mái nhà dốc có kèo.

Ý nghĩa của lễ cất nóc chính là gia chủ muốn báo cáo với Thổ công và Trời đất rằng việc xây dựng nhà cửa đã hoàn thành, đây sẽ là nơi an cư lạc nghiệp của gia chủ. Sau khi lễ cất nóc được tiến hành, những điều may mắn, bình an sẽ đến với gia đình, gia chủ làm ăn phát đạt, các thành viên trong gia đình sẽ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, vui vẻ.

Cất nóc là gì? Đây là công đoạn đổ mái cho ngôi nhà

Tầm quan trọng của lễ cất nóc nhà

Cất nóc là gì? Lễ cất nóc là một trong những nghi lễ rất quan trọng trong phong tục của người Việt Nam. Ngoài việc bắt nguồn theo phong tục tập quán mà còn thể hiện tấm lòng của gia chủ đối với các vị thần có mặt tại nơi gia đình gia chủ sinh sống. Ngoài ra, với mong muốn cầu phước, cầu bình an thì việc tổ chức một nghi lễ cất nóc là điều vô cùng cần thiết.

Đối với những công trình kiến trúc có quy mô lớn, lễ cất nóc được chủ đầu tư rất coi trọng. Nghi lễ này được diễn ra không chỉ đánh dấu sự kiện phần thô của dự án đã được hoàn thiện, khẳng định sự uy tín về chất lượng và tiến độ xây dựng của dự án mà còn thể hiện niềm mong ước của chủ đầu tư khi đây sẽ là nơi hái ra tiền cho họ.

Khi làm lễ cất nóc nhà cần lưu ý điều gì?

Cất nóc là gì và những điều gì cần lưu ý khi thực hiện lễ cất nóc? Vốn là một nghi lễ cực kỳ quan trọng trong quá trình thi công, xây dựng nhà cửa, nếu làm không tốt phần này rất dễ phạm phải phong thủy. Dưới đây là một số những lưu ý mà các gia chủ cần lưu tâm.

Chọn ngày lành tháng tốt làm lễ cất nóc

Lưu ý đầu tiên dành cho các gia chủ chính là việc chọn ngày tháng phù hợp để tiến hành làm lễ cất nóc giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thuận lợi.

Chọn ngày giờ phải phù hợp với mệnh cách của gia chủ và cần tránh những ngày xấu như ngày Thọ (ngày 5, 14, 23 âm lịch), ngày Tam nương (ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch), ngày Dương công kỵ nhật (13/1, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, 8 và 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11, 19/12 âm lịch),...

Đây là những ngày được coi là cực kỳ xấu trong phong thủy, không phù hợp để thực hiện các lễ nghi quan trọng như động thổ, nhập trạch, mở cổng, cất nóc,...

Lưu ý chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ cất nóc

Lưu ý khi chọn người làm lễ cất nóc

Cất nóc là gì? Việc chọn người làm lễ cất nóc có thực sự quan trọng? Theo phong thủy, người thực hiện lễ cất nóc là người có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự thuận buồm xuôi gió, cát khí cát lợi của gia đình gia chủ.

Không phải ai cũng có thể là người thực hiện nghi lễ cất nóc mà gia chủ cần xem xét các yếu tố như: mệnh cách không kỵ với năm dựng nhà, không kỵ với gia chủ,... Nếu không sẽ mang đến những tai họa khó lường cho gia chủ. Vì vậy, trước khi lựa chọn người làm lễ cất nóc thì bạn có thể đem ngày sinh bát tự của gia chủ đến nhờ thầy phong thủy xem giúp bạn.

Chuẩn bị mâm cúng và lễ vật đầy đủ

Ngoài việc lựa chọn ngày giờ tổ chức lễ cất nóc ra, bạn cũng cần lưu ý đến việc chuẩn bị một mâm lễ vật cúng đầy đủ. Dưới đây là các lễ vật thường được bày trên bàn cúng cất nóc để bạn có thể tham khảo:

  • Gà 1 con, xôi 1 đĩa (hoặc bánh chưng).

  • 1 đĩa muối, 1 bát gạo, 1 bát nước.

  • 1 bộ đinh vàng hoa.

  • 1 bộ quần áo Quan Thần Linh (quần, áo, mũ màu đỏ, kiếm màu trắng).

  • Rượu trắng được đóng chai sẵn.

  • Chè khô, thuốc lá được đóng túi cẩn thận.

  • Lễ giấy tiền vàng.

  • Oản đỏ.

  • Quả cau, lá trầu.

  • Mâm ngũ quả.

  • 9 bông hồng đỏ (có thể thay thế hoa khác nếu không mua được hồng).

Trên đây là những gợi ý cơ bản về lễ vật cần chuẩn bị cho nghi lễ cúng cất nóc, số lượng có thể ít hoặc nhiều tùy vào phong tục tập quán vùng miền nơi gia chủ sinh sống. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm những lễ vật khác nếu được yêu cầu để tránh sự thiếu sót.

Gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng đầy đủ khi làm lễ cất nóc

Một số lưu ý khác gia chủ cần quan tâm

Ngoài những vấn đề về chọn lựa ngày giờ, chọn người làm lễ, chuẩn bị lễ vật thì gia chủ khi tiến hành nghi thức cất nóc cũng cần quan tâm đến một số vấn đề sau đây:

  • Thời tiết là một yếu tố mà bạn nên để ý vì dù ngày giờ có đẹp, có hợp phong thủy nhưng bạn không thể cất mái nhà trong điều kiện mưa bão được, như vậy rất nguy hiểm.

  • Về trang phục khi làm lễ và tham gia lễ cúng cất nóc cần mặc những trang phục lịch sự để thể hiện lòng thành kính của gia chủ với Thổ công và các vị thần thánh khác.

  • Ngoài ra, để buổi lễ diễn ra một cách trang nghiêm nhất, thì bạn cần tránh việc làm ồn, cười đùa ầm ĩ và tránh việc làm đổ vỡ đồ.

Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp thắc mắc cất nóc là gì trong phong tục của người Việt cùng với những lưu ý về thời gian, địa điểm, lễ vật,... cần được chuẩn bị chu đáo cho buổi lễ quan trọng này. Hy vọng, nghi thức văn hóa lâu đời tốt đẹp này của ông cha ta sẽ được lưu giữ, phát huy và mở rộng về sau.

Xem thêm:

  • Xem tuổi làm nhà năm 2023 hợp phong thủy – Tuổi hợp, kỵ cần tránh để đón tài phú
  • Năm 2024 xây nhà hướng nào tốt? Chọn được hướng này, cả nhà sung túc, khoẻ mạnh

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Quốc Tú
Đến từ:
Điện Biên
Tuổi:
32
"Một ngôi nhà là nơi trú ngụ, nhưng lễ cất nóc là dấu hiệu của một ngôi nhà được xây dựng với tình yêu và sự tôn trọng." - Không rõ tác giả

Chía sẻ về bài viết

Tôi viết bài này để chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm về nghi lễ quan trọng này, giúp các bạn có thể hoàn thành ngôi nhà của mình một cách trọn vẹn và tốt đẹp nhất.

Thẻ Tag của bài viết

Lễ Cất Nóc, Ý Nghĩa Lễ Cất Nóc, Tầm Quan Trọng Lễ Cất Nóc.

Danh mục
null