Năm Nhuận: Tất Tần Tật Kiến Thức Cần Biết
Bạn có tò mò tại sao lịch của chúng ta lại có một năm đặc biệt gọi là năm nhuận không? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về năm nhuận và lý do tại sao chúng ta cần nó nhé.
Thế nào là năm nhuận?
Năm nhuận là thuật ngữ thể hiện một năm có số ngày hoặc số tháng dài hơn so với tiêu chuẩn 365 ngày. Năm nhuận được tính toán dựa theo Âm lịch và Dương lịch. Cụ thể:
Đối với năm nhuận Dương lịch: Tổng số ngày trong năm là 366 ngày. Lý do là vì Trái Đất quay quanh Mặt Trời cần 365 ngày và 6 giờ. Suy ra mỗi năm sẽ dư ra 6 giờ. Nếu cộng dồn, cứ 4 năm sẽ thừa đến 24 giờ, tương đương 1 ngày. Từ đó hình thành năm nhuận Dương lịch 366 ngày. Ngày thừa đó rơi vào ngày 29/2.
Đối với năm nhuận Âm lịch: Tổng số ngày trong năm là 354 ngày, ít hơn đến 11 ngày so với năm nhuận Dương lịch. Đây là cách tính dựa theo chu kỳ Mặt Trăng tròn khuyết trung bình 29,53 ngày. Do đó năm Âm lịch thường có số ngày ngắn hơn Dương lịch 11 ngày. Suy ra cứ sau 3 năm sẽ dư ra một tháng nhuận. Cách tính năm nhuận Âm lịch thường áp dụng phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam,...
Một năm nhuận có bao nhiêu ngày?
Qua các thông tin trên, bạn đã biết, năm nhuận Dương lịch có 366 ngày, cứ 4 năm sẽ thừa ra 24 giờ, được gọi là ngày nhuận. Còn xét theo năm nhuận Âm lịch, một năm có 354 ngày, cứ 3 năm dư ra 1 tháng, tháng đó gọi là tháng nhuận.
Tháng 2 rơi vào năm nhuận có bao nhiêu ngày?
Theo lịch Dương, tháng 2 chỉ có 28 ngày, nhưng vào năm nhuận tháng 2 sẽ có thêm 1 ngày là ngày 29/2. Tuy nhiên mất 4 năm mới có một năm xuất hiện ngày 29/2. Nếu bạn sinh vào ngày này, phải đợi 4 năm mới có thể tổ chức sinh nhật.
Hướng dẫn cách tính năm nhuận
Tính năm nhuận theo âm lịch
Cách tính năm nhuận có bao nhiêu ngày theo lịch âm cũng là điều khiến nhiều người trăn trở. Theo ý kiến của một số chuyên gia, năm âm lịch được tính toán dựa theo chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng. Từ thời xa xưa, con người đã nhận ra mặt trăng tròn khuyết đều tuân thủ quy luật tự nhiên. Trung bình mỗi lần mặt trăng tròn khuyết là 29,53 ngày. Đây là mốc đơn vị đo thời gian, gọi là tháng. Nếu đủ tháng sẽ là 30 ngày và thiếu tháng sẽ là 29 ngày.
Một năm âm lịch có 354 ngày, ít hơn năm dương lịch đến 11 ngày. Do đó cứ 3 năm lại ngắn hơn 33 ngày, làm tròn là 1 tháng. Để năm âm lịch không bị sai lệch nhiều với thời tiết 4 mùa, cứ 3 năm sẽ xuất hiện một tháng nhuận. Dù vậy sự sai lệch vẫn còn khá nhiều, lúc này người ta phải khắc phục bằng cách cứ 19 năm sẽ có thêm một tháng nhuận mỗi 2 năm một lần.
Như vậy, trong 19 năm dương lịch, ta có 228 tháng dương lịch ứng với 235 tháng âm lịch. Dư ra 7 tháng gọi là 7 tháng nhuận, được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.
Ngoài ra, người ta cũng áp dụng cách tính năm nhuận theo âm lịch theo công thức lấy số năm chia cho 19, thu được số dư rơi vào một trong các số 0; 3; 6; 9; 11; 14; 17 thì năm âm lịch đó có tháng nhuận.
Ví dụ:
2015 chia cho 19 dư 1 => 2015 không phải năm nhuận âm lịch.
2017 chia cho 19 dư 3 => 2017 chính là năm nhuận âm lịch.
2019 chia cho 19 dư 5 => 2019 không phải năm nhuận âm lịch.
2020 chia cho 19 dư 6 => 2020 chính là năm nhuận âm lịch.
Tính năm nhuận theo dương lịch
Năm dương lịch sẽ được tính toán dựa theo thời gian trái đất quay một vòng quanh mặt trời, tương đương với thời gian 356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, làm tròn là 365 ngày trong một năm. 365 không chia hết cho 12 tháng, do đó sẽ có tháng đủ 31 ngày và tháng thiếu 30 ngày. Riêng tháng 2, chỉ có 28 ngày.
Mỗi năm dương lịch sẽ dư ra 5 giờ 48 phút 46 giây. Suy ra cứ 4 năm, ta có gần một ngày thừa và cộng vào tháng 2 của năm thứ 4. Năm thứ tư ấy gọi là năm nhuận và ngày 29 tháng 2 của năm nhuận gọi là ngày nhuận.
Làm thế nào để biết năm nhuận có nhiêu ngày theo lịch dương? Trên thực tế, cách tính rất đơn giản, ta lấy số năm chia cho 4, nếu chia hết thì năm đó chính là năm nhuận. Trường hợp năm tròn có 2 số cuối là 00, bạn lấy hai số đầu chia hết cho 4 là được.
Ví dụ:
2016 chia hết cho 4 => 2016 là năm nhuận dương lịch.
2000 chia hết cho 4 => 2000 là năm nhuận dương lịch.
1900 không chia hết cho 4 => 1900 không năm nhuận dương lịch.
Tìm hiểu: Người Sinh Năm 1977 Mệnh Gì? Tử Vi, Tính Cách, Vận Mệnh Ra Sao?
Các năm nhuận từ năm 2023 - 2050
Các năm nhuận Dương lịch
Từ 2023 đến 2050, ta có các năm nhuận Dương lịch rơi vào các năm 2024, 2028, 2032, 2036, 2040, 2044 và 2048.
Các năm nhuận Âm lịch
Từ 2023 đến 2050, ta có các năm nhuận Âm lịch rơi vào các năm 2023, 2025, 2028, 2031, 2036, 2039, 2042, 2044, 2047 và 2050.
Bài viết trên đây là lời giải chi tiết cho thắc mắc “Một năm nhuận có bao nhiêu ngày?”, kèm theo đó là cách tính năm nhuận theo lịch Âm Dương giúp bạn có những kiến thức hữu ích. Đừng quên truy cập website GiảiMệnh.com để khám phá các tin tức thú vị về cuộc sống phong thủy, tử vi hằng ngày.
Có thể bạn quan tâm:
mệnh kim sinh năm nào | tuổi tý sinh năm bao nhiêu | tuổi ngọ sinh năm bao nhiêu |
mệnh mộc sinh năm nào | tuổi thì sửu sinh năm bao nhiêu | tuổi mùi sinh năm bao nhiêu |
mệnh thủy sinh năm nào | tuổi dần sinh năm bao nhiêu | tuổi thân sinh năm bao nhiêu |
mệnh hỏa sinh năm nào | tuổi mão sinh năm bao nhiêu | tuổi dậu sinh năm bao nhiêu |
mệnh thổ sinh năm nào | tuổi thìn sinh năm bao nhiêu | tuổi tuất sinh năm bao nhiêu |
tuổi tỵ sinh năm bao nhiêu | tuổi hợi sinh năm bao nhiêu |
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về năm nhuận và lý do tại sao chúng ta cần nó nhé.
Thẻ Tag của bài viết
Năm Nhuận, Số Ngày Năm Nhuận, Năm Nhuận Dương Lịch, Năm Nhuận Âm Lịch.