Nhận Biết Nói Dối Qua Chuyển Động Mắt

Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng bạn có thể biết được liệu ai đó có đang nói dối hay không chỉ bằng cách quan sát chuyển động mắt của họ không?

Nhận Biết Nói Dối Qua Chuyển Động Mắt

Vì sao việc quan sát chuyển động mắt của người đối diện rất hữu dụng?

Đôi mắt vốn được xem là cửa sổ tâm hồn, mọi tâm tư, suy nghĩ đều được thể hiện qua chúng. Bởi vậy, khi quan sát chuyển động của mắt, bạn có thể biết được nhiều điều về người đối diện:

  • Hiểu hơn về họ: Khi nói chuyện với đối phương, bạn sẽ thấy họ ngước nhìn sang bên trái (điều này thể hiện đối phương đang cố gắng gợi nhớ ký ức) hoặc nhìn xuống bên phải (đây là dấu hiệu của một cuộc độc thoại nội tâm đang diễn ra).
  • Phát hiện họ đang nói dối hay không: Có một số tín hiệu từ mắt giúp bạn nhận diện được đối phương có đang trung thực không. Nếu đối phương liên tục đảo mắt hai bên, nháy mắt nhiều lần,... rất có thể họ đang nói dối bạn.
  • Làm chủ cuộc trò chuyện: Khi đã nắm rõ được nguyên tắc hoạt động của ánh mắt, bạn có thể luyện tập kiểm soát chúng để người khác không đọc được suy nghĩ của mình.
Việc quan sát ánh mắt giúp bạn hiểu rõ đối phương hơn

Phát hiện khi nói dối mắt nhìn sang bên nào có chính xác không?

Tuy đôi mắt có thể phản ánh được nhiều điều nhưng chuyển động của ánh mắt không hoàn toàn thể hiện đối phương có đang nói dối hay không.

Chính vì vậy, ngoài quan sát và chú ý dấu hiệu khi nói dối mắt nhìn sang bên nào, bạn cần kết hợp cả những yếu tố khác như ngôn ngữ cơ thể, giọng nói, nội dung của cuộc trò chuyện,... để nhận định. Đặc biệt, khả năng thấu cảm và đánh giá kỹ lưỡng là vô cùng quan trọng trong những tình huống này.

Khi nói dối mắt nhìn sang bên nào được nhận diện dễ dàng nhưng không hoàn toàn chính xác

Khi nói dối mắt nhìn sang bên nào? Một số dấu hiệu nhận biết

Khi nói dối mắt nhìn sang bên nào? Dưới đây là một số thủ thuật giúp bạn nhận định đối phương có đang trung thực hay không. Khi trò chuyện, bạn hãy đặt vài câu hỏi và quan sát ánh mắt của đối phương. Đồng thời hãy chú ý vào từng chuyển động nhỏ của mắt, xem chúng thuộc trường hợp nào dưới đây:

Mắt đảo hai bên

Ngay sau khi đặt câu hỏi, nếu đối phương đảo mắt sang hai bên, rất có thể họ đang thấy khó xử vì không muốn tiết lộ sự thật.

Đảo mắt sang hai bên là dấu hiệu cho thấy đối phương sắp nói dối

Nháy mắt nhiều lần liên tiếp

Theo phương diện khoa học, cảm xúc lo lắng sẽ kích thích một cơ chế tự nhiên được gọi là phản ứng chiến-hay-chạy. Khi đó, cơ thể của đối phương bị kích động, dẫn đến mắt của họ nháy nhanh hơn bình thường.

Mắt hướng lên trên và bên phải khi bị hỏi

Trong trường hợp bị hỏi nếu người thuận tay phải nói dối thì mắt của họ sẽ ngước sang bên phải. Ngược lại với người thuận tay trái, họ sẽ nhìn xuống bên trái hoặc lên trên. Do đó, đối với câu hỏi khi nói dối mắt nhìn sang bên nào trong trường hợp này sẽ có 3 kiểu khác nhau.

Mắt hướng sang bên khi bị hỏi về âm thanh

Khi người thuận tay phải bị hỏi về âm thanh, mắt nhìn sang bên trái chính là dấu hiệu cho thấy họ đang nói dối. Còn người thuận tay trái sẽ nhìn ngang về phía bên phải.

Mắt nhìn xuống dưới bên trái khi bị hỏi về mùi vị, cảm giác

Nếu bị hỏi về mùi vị, cảm giác, người thuận tay phải sẽ nhìn xuống bên phải nếu họ nói dối. Người thuận tay trái có phản ứng ngược lại so với người thuận tay phải.

Một số thủ thuật khác phát hiện đối phương đang nói dối

Khi nói dối mắt nhìn sang bên nào không hoàn toàn chứng minh được sự trung thực của đối phương, vì vậy bạn cần quan sát một số đặc điểm khác trên cơ thể để có được kết luận chính xác nhất.

Để có kết luận chính xác, bạn cần quan sát những đặc điểm khác trên cơ thể của họ

Phát hiện qua ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể sẽ khó quan sát hơn ánh mắt. Tuy nhiên, nếu bạn quan sát thêm một vài cử chỉ đáng nghi của người đối diện, bạn có thể phán đoán được ý đồ của họ chính xác hơn.

  • Tay chạm lên mặt: Theo phản ứng hóa học của cơ thể, con người thường cảm thấy ngứa mặt do nói dối.

  • Đối phương vừa nói vừa lắc đầu: Thông thường, chúng ta gật đầu khi đồng ý và lắc đầu khi muốn phủ nhận. Vì vậy, nếu đối phương vừa nói vừa lắc đầu, điều đó nghĩa là họ đang tự phản ứng với sự gian dối của mình.

Nhận biết nói dối qua thay đổi trên khuôn mặt

Cũng giống như ánh mắt, biểu hiện trên khuôn mặt cũng là dấu hiệu rất dễ nhận thấy. Nếu nói dối, đối phương sẽ có những biểu hiện như:

  • Mím chặt môi: Con người thường mím chặt môi tới mức nhợt nhạt vì thấy lo sợ.

  • Đỏ mặt khi bị hỏi: Dấu hiệu này có thể thấy rõ ở phụ nữ. Đây là một phản xạ không điều kiện được hình thành do hệ thống thần kinh giao cảm sản sinh ra Adrenaline (đây là một hormon được sản xuất khi bạn sợ hãi hay tức giận).

Một số dấu hiệu khác

Khi nói dối, đối phương sẽ cư xử một cách ngượng nghịu và để lộ rất nhiều dấu hiệu. Bạn nên quan sát thêm một số hành vi và cử chỉ khác của họ để đưa ra kết luận cuối cùng.

  • Hơi thở nhanh hơn so với bình thường: Khi nói dối, lượng hormone Adrenaline trong cơ thể tăng cao khiến thần kinh căng thẳng, dẫn đến hơi thở của họ nhanh và gấp hơn so với bình thường.

  • Nói nhiều hơn mức cần: Nếu đối phương nói lan man, câu chuyện được kể quá chi tiết, điều đó chứng tỏ họ đang cố gắng khiến cho câu chuyện trở nên thuyết phục hơn.

  • Dễ bị kích động: Những người nói dối thường có thái độ phòng thủ. Bất cứ khi nào bạn đề cập đến thông tin mà họ muốn né tránh, họ sẽ có thái độ nóng nảy, thậm chí là đổ tội cho bạn.

  • Giọng nói không ổn định: Khi nói dối, tốc độ nói của đối phương sẽ có xu hướng nhanh hoặc chậm hơn bình thường. Giọng nói của họ cũng run rẩy và lắp bắp hơn.

  • Nói lặp ý và trì hoãn câu trả lời: Người nói dối thường chỉ nói lặp đi lặp lại một chi tiết. Khi bất chợt bị hỏi một câu lạ, họ sẽ trì hoãn để nghĩ nên trả lời như thế nào.

8 thủ thuật giúp nhận biết tâm lý người đối diện

Việc nhận biết khi nói dối mắt nhìn sang bên nào chỉ là một phần nhỏ để phỏng đoán tâm lý người đối diện. Một số thủ thuật hữu dụng dưới đây có thể giúp bạn nắm bắt tâm trạng và suy nghĩ của đối phương:

  • Khóe mắt hiện nếp nhăn khi cười: Khi cười, phần da quanh mắt sẽ xuất hiện nếp nhăn do các cơ mặt tự động đè ép nhau. Nhưng với nụ cười giả, các cơ trên mặt chỉ co ở một mức nhỏ. Vì thế, vùng mắt của đối phương được giữ nguyên và chỉ có vùng miệng cử động.

  • Nghiến răng: Nghiến răng là dấu hiệu cho thấy họ cảm thấy lo lắng và sợ hãi.

  • Một bên khuôn mặt cử động nhiều hơn bên còn lại: Điều này cho thấy họ đang giả mạo cảm xúc của mình.

  • Cách đối phương giơ tay: Cánh tay giơ với tư thế thoải mái thể hiện họ đang tự tin. Ngược lại, người nhút nhát hoặc đang cảm thấy bất an sẽ giơ tay thấp hơn đầu.

  • Quan sát hướng lòng bàn tay: Lòng bàn tay hướng lên trên thể hiện rằng họ đang muốn bày tỏ quan điểm nào đó. Còn khi lòng bàn tay hướng xuống dưới, điều đó nghĩa là họ đang muốn ra lệnh hoặc yêu cầu.

  • Họ gật đầu nhiều hơn mức cần thiết: Khi bạn nói điều mà người đối diện không muốn nghe, họ sẽ gật đầu liên tục để ngăn chặn cuộc trò chuyện một cách lịch sự.

  • Cách đối phương đặt khoảng cách với người khác: Nếu bạn tiến lại gần nhưng đối phương đột ngột lùi về phía sau, điều đó có nghĩa là họ không muốn giao tiếp với bạn và ngược lại.

Việc nhận biết khi nói dối mắt nhìn sang bên nào còn phụ thuộc vào từng tình huống và bối cảnh cụ thể, nhưng bạn cần nhớ rằng ánh mắt chỉ thể hiện được một phần suy nghĩ của đối phương. Thay vì đoán mò, bạn hãy hỏi họ một cách thẳng thắn và khéo léo để mọi chuyện được giải quyết nhanh gọn, giúp hai bên không bị xa cách.

Về bài viết này

Người viết

Tác giả:
Gia Hưng
Đến từ:
Lạng Sơn
Tuổi:
27
"Mắt chính là cửa sổ tâm hồn." - William Shakespeare

Chía sẻ về bài viết

Tôi đã tạo bài viết này để giúp bạn hiểu về một số dấu hiệu nhận biết khi nói dối qua chuyển động mắt và một số thủ thuật khác có thể giúp bạn trong việc phát hiện lời nói dối.

Thẻ Tag của bài viết

Nhận Biết Nói Dối, Chuyển Động Mắt, Dấu Hiệu Nói Dối.

Danh mục
null