Phơi Quần Áo Ban Đêm: Tốt Hay Chẳng Lành?
Bạn có biết rằng việc phơi quần áo ban đêm có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tâm trạng của bạn không? Nhiều người tin rằng phơi quần áo ban đêm sẽ khiến quần áo bị ẩm mốc, mang lại điều xui xẻo. Vậy thực hư của vấn đề này là như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những góc nhìn khác nhau về việc phơi quần áo ban đêm nhé.
Có nên phơi quần áo ban đêm?
Từ lâu, phơi quần áo ban đêm đã được khuyên không nên thực hiện. Điều này không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn được giải thích trên cơ sở khoa học.
Góc độ tâm linh
Người xưa truyền tai nhau nhiều điều tuyệt đối không được làm vào ban đêm như chụp ảnh, gọi tên thân mật, đám cưới,... Phơi quần áo cũng là một trong số những điều cần kiêng kỵ. Bởi theo quan niệm dân gian, ban đêm là thời gian ma quỷ ít bị cai quản, có thể tự do đi lại trên dương gian.
Đặc biệt, trong tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng cô hồn, càng không nên phơi quần áo ban đêm. Vì thời gian này, Diêm Vương đặc xá cho tất cả vong hồn nên âm khí càng nặng. Nếu lúc này phơi quần áo, các vong hồn lang thang sẽ “mượn” đồ của con người.
Quần áo sau khi bị “mượn” sẽ vương lại quỷ khí. Âm khí quá nặng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người sử dụng. Không những thế, phần âm khí này còn thu hút những năng lượng xấu khác, tác động tiêu cực đến vận mệnh con người. Thậm chí, người mặc quần áo đó có thể còn gặp tình huống nguy hiểm đến tính mạng.
Đến nay, những câu chuyện về vấn đề này vẫn chưa ai có thể khẳng định chắc chắn. Cũng chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh điều này. Tuy nhiên, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, chúng ta vẫn nên cẩn thận.
Góc độ khoa học
Tâm linh luôn là những điều bí ẩn, khó lý giải bằng những lập luận thông thường. Nhưng việc không nên phơi quần áo ban đêm hoàn toàn có thể giải thích theo khoa học với các lý do chính:
Điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi
Không khí độ ẩm vào ban đêm cao hơn nên quần áo phơi không thể khô trong vài tiếng đồng hồ. Việc phơi đồ suốt đêm là cơ hội để vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng. Đồng thời, thói quen phơi quần áo ngoài ban công hay ngoài trời buổi tối còn làm trang phục có mùi hôi khó chịu.
Nấm mốc xâm nhập gây hại đến sức khỏe
Có nên phơi quần áo ban đêm? Câu trả lời là không. Môi trường sống xung quanh chúng ta tồn tại rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như viêm phế quản, viêm xoang, suy hô hấp,... Chúng phát triển mạnh vào ban đêm. Nếu thường xuyên phơi đồ thời điểm đó, chúng ta dễ hít phải bào tử nấm mốc có thể bị nấm ngứa, nhiều người bị dị ứng, nhiễm trùng.
Người có hệ miễn dịch kém và người có vết thương hở là hai đối tượng dễ bị nhiễm trùng do nhiễm vi khuẩn, nấm mốc nhất. Chúng không chỉ gây ra các bệnh lý về da mà còn ảnh hưởng tới hệ hô hấp gây xoang, hen suyễn,...
Những người đang mắc bệnh hoặc có tiền sử bệnh nếu duy trì thói quen phơi đồ ban đêm có thể bị suy hô hấp, nguy hiểm tính mạng. Vì thế, bạn nên chú ý một số triệu chứng bệnh do nấm mốc gây ra. Điển hình nhất là ho, đau mắt, đau vòm họng, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi,...
Trang phục nhanh hỏng
Một trong những tình trạng thường xuyên gặp phải khi phơi quần áo ban đêm trong thời gian dài là thâm kim do bị nhiễm sương. Chắc chắn quần áo của bạn sẽ nhanh hư hỏng, vải nhanh mục hơn nếu tiếp tục phơi trang phục buổi đêm.
Bật mí cách phơi quần áo chuẩn nhất
Bạn vừa được giải đáp băn khoăn có nên phơi quần áo ban đêm. Nhưng phơi quần áo thế nào để giữ độ mới của trang phục lại bảo vệ sức khỏe không phải ai cũng nắm được.
Phơi đồ nơi thông thoáng
Thời điểm tốt nhất để phơi quần áo vẫn là ban ngày, dưới ánh nắng tự nhiên từ mặt trời. Bởi ánh sáng mặt trời giúp quần áo nhanh khô và có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn. Về địa điểm, bạn nên chọn vị trí khô ráo, thoáng mát như sân thượng, sân vườn, ban công. Hạn chế sử dụng phòng giặt, phòng tắm phơi đồ.
Phân loại đồ khi phơi
Phân loại đồ khi giặt là đương nhiên nhưng bạn cũng nên phân loại trang phục khi phơi. Ví dụ, quần áo trắng không nên phơi ở địa điểm nhiều cát bụi để tránh đồ bị bám vết bụi bẩn. Hay những trang phục chất liệu nilon, tơ tằm, lụa,... lại cần chọn nơi bóng râm để phơi vì nhiệt độ cao sẽ làm vải nhanh hỏng.
Ngoài ra, với quần áo sơ sinh hay đồ lót, bạn nên phơi tách riêng với quần áo thường. Bạn phơi mặt ngoài, không cần phơi mặt trong ra ngoài như những loại trang phục khác. Điều này giúp tránh nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến các em bé cũng như bộ phận sinh dục.
Chọn móc quần áo
Đây là điều rất ít người để tâm. Vì họ cho rằng loại móc nào cũng giống nhau, chỉ thực hiện chức năng phơi đồ. Nhưng không, móc quần áo nên chọn móc nhựa hoặc kim loại không gỉ. Vì việc thường xuyên tiếp xúc với nước và phơi ngoài trời, kim loại dễ gỉ sét sẽ bám vào quần áo để lại vết bẩn khó tẩy.
Dù theo tâm linh hay khoa học, việc phơi quần áo ban đêm là không nên để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và gia đình. Vào những ngày ít nắng, ít gió hoặc thời tiết mùa đông, bạn sử dụng một chút muối cho vào nước xả cuối để quần áo nhanh khô hơn.
Xem thêm:
- 11 điều kiêng kỵ khi đi đám ma, điều số 7 nhiều người mắc phải dễ dẫn đến tai hoạ
- Kinh hãi lý do nhất định không bao giờ cắt móng tay ban đêm
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Tôi viết bài viết này để giúp bạn có thêm thông tin về việc phơi quần áo ban đêm, từ đó đưa ra quyết định phù hợp với bản thân.
Thẻ Tag của bài viết
Phơi Quần Áo Ban Đêm, Góc Độ Tâm Linh, Góc Độ Khoa Học, Cách Phơi Quần Áo Chuẩn Nhất.