Tìm hiểu về Cây Vạn Lộc
Chào các bạn yêu cây cảnh! Hôm nay, mình sẽ chia sẻ với các bạn một loại cây vừa đẹp lại vừa có nhiều ý nghĩa phong thủy, đó là cây Vạn Lộc.
Vạn Lộc Có độc không? Đặc điểm, tác dụng của cây Vạn Lộc
Đặc điểm của cây Vạn Lộc
Cây Vạn Lộc gây ấn tượng với nhiều người bởi thân hình nhỏ nhắn và màu sắc lá độc đáo. Thông thường, cây Vạn Lộc trưởng thành có chiều cao khoảng 60 cm. Chúng thuộc loại cây thân thảo mềm, lá mọc thành những tán to, tỏa ra nhiều phía.
Trên lá của cây Vạn Lộc có màu hồng đỏ rực rỡ, xen lẫn với màu xanh, tạo nên họa tiết khá độc đáo. Cây Vạn Lộc có nhiều màu sắc đa dạng khác nhau như cẩm thạch, đỏ, xanh, hồng. Tuy nhiên, đặc điểm chung là cho dù có màu gì thì lá cây vẫn có viền xanh tươi mát phía ngoài.
Tác dụng của cây Vạn Lộc
- Ngoài tác dụng như một món đồ nội thất trang trí trong nhà, văn phòng, thì cây Vạn Lộc còn giúp thanh lọc không khí hiệu quả. Chúng có thể hấp thụ các tia điện tử hoặc các chất có thể bay hơi gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.
- Thêm vào đó, cây Vạn Lộc còn giúp gia tăng nguồn năng lượng tích cực cho chủ nhân của nó, giúp cho việc học tập hoặc công việc của bạn thuận lợi, suôn sẻ hơn.
Cây Vạn Lộc có độc không?
Vẫn chưa có công bố chính thức trong giới khoa học về việc cây Vạn Lộc có độc hay không. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận khi tiếp xúc trực tiếp vì Vạn Lộc thuộc nhóm cây họ ráy, có khả năng gây ngứa.
Nếu bạn vô tình dính phải nhựa của chúng vào mắt sẽ gây cảm giác cay mắt rất khó chịu. Còn khi bạn để nhựa cây dính vào môi sẽ gây tê, lưỡi bị đỏ, ngứa họng và khó nói chuyện,...
Thế nên cần để loài cây này tránh xa tầm tay trẻ em vì có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe.
nghĩa phong thủy của cây Vạn Lộc
Bên cạnh những công dụng hữu hình, cây Vạn Lộc là cây cảnh phong thuỷ mang đến những ý nghĩa khá đặc biệt cho gia chủ.
- Sắc đỏ của cây Vạn Lộc là biểu tượng cho sự may mắn và những cơ hội tốt đẹp. Hình dáng lá của cây Vạn Lộc như những ngọn lửa rực cháy soi rọi cho mọi việc, giúp chủ nhân của nó luôn sáng suốt trong mọi quyết định.
- Cây Vạn Lộc còn có năng lực hút vận khí xung quanh, lan tỏa ra những khu vực gần nó. Vì thế trồng cây Vạn Lộc trong nhà hoặc văn phòng sẽ giúp gia chủ cảm thấy thoải mái, tinh thần được thư giãn.
- Theo phong thủy, cây Vạn Lộc có tác dụng trừ tà, xua đuổi vận xui, những chuyện tiêu cực trong cuộc sống. Bạn có thể đặt một chậu Vạn Lộc ở phòng khách để luôn giữ được hòa khí, êm ấm trong gia đình.
- Đặc biệt, đúng như tên gọi của nó, cây Vạn Lộc sẽ mang đến nhiều vận may về đường tiền tài cho gia chủ. Nếu bạn thấy cây Vạn Lộc của mình ngày càng phát triển xanh tốt thì xin chúc mừng, tài lộc, thịnh vượng đang tìm đến bạn rồi đấy!
- Nhiều người chọn đặt cây Vạn Lộc tại bàn làm việc hoặc văn phòng để gia tăng thêm vận khí. Vạn Lộc sẽ giúp công việc hanh thông, suôn sẻ, sự nghiệp thăng tiến không ngừng.
- Loài cây này cũng giúp chủ nhân của nó có thêm ý chí, động lực trong cuộc sống. Nó giúp họ vững tin và quyết tâm đối mặt, vượt qua khó khăn, thử thách.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn cây Vạn Lộc như một món quà tặng với hàm ý chúc người được tặng mau thăng quan tiến chức trong tương lai, làm việc gì cũng công thành danh toại.
loại cây vạn lộc hiện nay
Cây Vạn Lộc thường có nhiều loại khác nhau với nhiều hình dáng đa dạng và độc đáo. Một số loại Vạn Lộc phổ biến nhất hiện nay là Vạn Lộc lá đỏ và Vạn Lộc lá xanh:
Cây Vạn Lộc lá đỏ
Cây Vạn Lộc lá đỏ còn có tên gọi là cây Thiên Phú. Chúng được giới văn phòng ưu ái lựa chọn là một trong những vật trang trí để bàn vừa mang tính thẩm mĩ, vừa mang tính phong thủy.
Cây có lá màu hồng nhạt, xen kẽ với các vân xanh, mọc tỏa ra theo nhiều hướng khác nhau tạo nên họa tiết lạ mắt nhưng không kém phần trang nhã. Có thể thấy, dù chưng Cây Vạn Lộc lá đỏ tại văn phòng hay tại nhà đều toát lên sự sang trọng và hiện đại của gia chủ.
Cây Vạn Lộc lá đỏ khá dễ trồng và cũng rất dễ chăm sóc. Vì vậy, bạn có thể trồng chúng chỉ bằng đất và nước.
Cây Vạn Lộc lá đỏ phù hợp với người thuộc mệnh Hỏa, nó giúp họ thu hút tài lộc và may mắn đến từ nhiều phía.
Cây Vạn Lộc lá xanh
Cây Vạn Lộc lá xanh lại không chứa nhiều sắc tố như Vạn Lộc lá đỏ, vì thế nó vẫn mang một màu xanh lá cơ bản. Tuy nhiên, Vạn Lộc lá xanh đặc biệt ở chỗ có sự kết hợp của màu xanh đậm và màu xanh nhạt xen kẽ nhau theo hình vân hoặc lốm đốm.
Cây Vạn Lộc lá xanh có cuống lá ôm sát thân, lá màu xanh mướt, trông rất tươi và khỏe khoắn. Thân cây cũng có màu xanh kèm theo bộ rễ trắng cực kỳ ấn tượng. Tất cả đã tạo nên một tổng thể đặc biệt và vô cùng độc đáo cho Cây Vạn Lộc lá xanh.
Nếu như Vạn Lộc lá đỏ phù hợp với những người mệnh Hỏa và mệnh Thổ thì Vạn Lộc lá xanh lại thích hợp với những người mệnh Mộc. Sở hữu Cây Vạn Lộc lá xanh sẽ giúp cho gia chủ tránh được vận xui, mang đến sức sống và nhiều cơ hội thành công.
Vạn Lộc hợp với mệnh gì? Tuổi gì?
Cây Vạn Lộc hợp với mệnh gì?
Cây Vạn Lộc có hai màu sắc chủ đạo là màu đỏ và xanh. Loại cây này phù hợp với những người mệnh:
- Cây Vạn Lộc lá đỏ: Chỉ cần nghe tên gọi cũng biết đây là loại cây tương sinh với những người thuộc cung mệnh Hỏa. Bởi mệnh Hỏa phù hợp với màu đỏ, hồng, cam, tím.
Cây Vạn Lộc lá đỏ cũng giống như những người mệnh Hỏa luôn nồng nhiệt và tràn đầy sức sống. Đó là màu đỏ của sự ấm áp, yêu thương, đặc biệt là ý chí quyết tâm cao độ.
Những người mệnh Hỏa sở hữu cây Vạn Lộc đỏ sẽ giúp họ có thêm niềm tin vào cuộc sống. Con đường tài lộc và danh vọng cũng theo đó mà có những bức phá bất ngờ.
- Cây Vạn Lộc lá xanh là loài cây phù hợp với những người mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Trồng một cây Vạn Lộc tại văn phòng hoặc trong phòng làm việc sẽ giúp những người thuộc cung mệnh tương sinh với nó luôn tràn trề sức sống. Chúng giúp chủ nhân dễ dàng phát huy những ưu điểm, cũng như thế mạnh của bản thân.
Từ đó, giúp cho công việc thuận lợi, hanh thông, hơn nữa là nó giúp giảm thiểu những vận đen đủi, giảm thiểu những nhược điểm mà bạn muốn khắc phục.
Cây Vạn Lộc hợp với tuổi gì?
Vạn Lộc là cây phong thủyhợp các tuổi thuộc cung mệnh Hỏa và Thổ như Mậu Tý, Kỷ Sửu, Bính Dần, Giáp Thìn, Ất Tỵ,...
Bởi những người tuổi này khá mạnh mẽ, quyết đoán. Họ rất giỏi kiếm tiền nhưng không giỏi quản lý và dùng tiền đó để đầu tư sinh lợi. Do vậy cần trồng cây Vạn Lộc để cân bằng vượng khí, sáng suốt trong mọi quyết định, biết cách kiểm soát tài chính.
>>Xem thêm:Chọn cây phong thủy theo tuổi - Tiết lộ bí kíp hút tài lộc dành cho 12 con giáp
trí đặt cây Vạn Lộc hợp phong thủy
Có rất nhiều vị trí đặt cây Vạn Lộc trong nhà, nhưng để phát huy tối đa ý nghĩa phong thủy của nó thì bạn nhất định phải chú ý những vị trí sau đây:
- Bạn nên đặt cây Vạn Lộc ở vị trí gần cửa sổ để cây có điều kiện sinh trưởng tốt nhất. Vì nếu đặt ở nơi có quá ít ánh sáng, cây khó quang hợp. Đặt ở nơi có ánh nắng quá gắt, cây dễ bị héo, khó hấp thụ được tinh hoa trời đất. Nên tốt nhất là trồng cây Vạn Lộc trong bóng mát và có nhiều nguồn sáng chiếu vào một cách thích hợp.
- Nếu như bạn muốn đặt một chậu Vạn Lộc theo dạng cây phong thủy để bàn thì có thể đặt ở góc bàn, hoặc giữa bàn uống nước. Mỗi tuần bạn có thể đem cây ra phơi nắng 2-3 lần, mỗi lần khoảng 2-3 giờ đồng hồ là tốt nhất.
- Ngoài ra, bạn có thể đặt cây Vạn Lộc ở phòng khách, vì phòng khách được xem là nơi có góc tụ tài. Vị trí này chính là góc chéo nằm đối diện với cửa ra vào.
Đặt cây Vạn Lộc ở góc này có thể đem đến nhiều vận may tài lộc cho gia chủ, giúp họ làm ăn ngày càng phát đạt, tiền của vào như nước.
- Một cách khác là có thể đặt cây Vạn Lộc theo đúng hướng hợp cung mệnh của gia chủ. Đối với những người thuộc mệnh Hỏa thì nên đặt cây theo hướng Nam. Còn những người thuộc mệnh Thổ thì hướng tốt nhất để đặt cây Vạn Lộc là hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam.
- Đồng thời, nếu gia chủ thuộc mệnh Kim thì nên đặt cây theo hướng Tây, Tây Nam. Những người thuộc cung mệnh Thủy tốt nhất nên đặt cây theo hướng Bắc để thu hút vận khí, xua đuổi những điều không may.
số lưu ý khi trồng và chăm sóc cây Vạn Lộc
Vạn Lộc là loài cây rất dễ trồng và cũng dễ sinh trưởng. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết cách chăm sóc hợp lý thì cây mới có thể phát triển một cách hiệu quả nhất. Dưới đây là một số lưu ý khi trồng và chăm sóc Vạn Lộc.
Cây Vạn Lộc là loài cây có khả năng sống lưỡng cư, tức là chúng có thể được trồng trong đất hoặc vẫn có thể tươi tốt trong điều kiện sống thủy sinh.
- Nên lựa chọn loại đất tơi xốp và có tính thông thoáng. Bạn cũng có thể trộn thêm các yếu tố khác để tăng thêm dưỡng chất trong đất như than bùn, trấu và cát.
- Kỹ thuật trồng Vạn Lộc trong đất cũng không khó mà cũng không dễ. Nên chú ý làm sạch kỹ bộ rễ và cắt bớt những đoạn rể bị dập trước khi dùi chúng vào đất để tránh lây lan mầm bệnh cho cả cây.
- Nên chọn những loại chậu có phần đáy sâu và có lỗ để thoát nước để hạn chế tình trạng dư nước khiến cây bị ún. Phần đáy sâu giúp cho chiều cao đất dày lên, dễ giữ nước giúp cây mau ra rễ mới và cũng tạo điều kiện để cây nở hoa.
- Nên thay nước định kỳ cho cây mỗi tuần một lần.
- Đảm bảo nguồn nước sạch, hạn chế sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, hoặc bám bụi bẩn sẽ khiến rễ cây khó hấp thụ chất dinh dưỡng và trao đổi oxy với môi trường bên ngoài.
- Khi thay nước cho cây nên nhẹ nhàng rửa sạch bộ rễ, nhanh chóng cắt bỏ những chùm rễ bị nhũn và thối để tránh làm chết cả cây.
- Bổ sung vào chậu nước một số dung dịch dinh dưỡng khác để cây Vạn Lộc có điều kiện sinh trưởng tốt nhất.
biệt cây Vạn Lộc và cây Phú Quý
Có một số người vẫn hay lầm tưởng về hình dáng của cây Vạn Lộc và cây Phú Quý. Tuy nhiên, giữa hai loại cây này vẫn có một số đặc điểm nhất định khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số cách phân biệt dưới đây:
- Mặc dù lá của cây Vạn Lộc và cây Phú Quý có hình dạng khá giống nhau, nhưng thân cây cây Vạn Lộc thì có màu xanh, ngược lại thân cây Phú Quý lại có màu hồng nhạt.
- Lá của cây Phú Quý có viền màu đỏ tím, trong khi lá của cây Vạn Lộc lại có viền màu xanh lá cây.
Sở hữu cho mình một cây Vạn Lộc phong thủy tức là bạn đang cải thiện dần cuộc sống và bản thân theo chiều hướng tích cực. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn lựa chọn được một loại cây Vạn Lộc phù hợp với cung mệnh và mang đến nhiều may mắn cho mình.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!
Về bài viết này
Người viết
Chía sẻ về bài viết
Mình tạo bài viết này để giúp các bạn có thêm kiến thức về loài cây này, từ đặc điểm, công dụng cho đến cách trồng và chăm sóc sao cho hợp phong thủy.